Đặc thù lao động của giáo viên Tiểu học

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Đặc thù lao động của giáo viên Tiểu học

Khác với những cấp học khác, GVTH giữ vai trò chủ yếu trong việc thực hiện phổ cập giáo dục. Thông thường một GV phụ trách một lớp học. Những năm gần đây, với việc khuyến khích các trường Tiểu học dạy học 2 buổi/ ngày thì số GV/lớp tăng lên (từ 1,17 lên đến 1,5 GV/lớp). Do đó GVTH cần phải sâu sát, gần gũi với học trò, là người thầy đầu tiên đối với những công dân tương lai, dù sau này người ấy giữ trọng trách gì.

Giáo dục Tiểu học là cấp nền tảng trong hệ thống GD phổ thông, một trong những nét đặc thù của giáo viên tiểu học là phải dạy nhiều môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội ( lớp 4,5 tách thành Khoa học, Lịch sử, Địa lý), Đạo đức, Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Kỹ thuật…Vì vậy kiến thức mà người GVTH cần tích lũy và cập nhật thường xuyên là hết sức đa dạng và phong phú, đòi hỏi người GV phải có lòng ham học, có kỹ năng biến thông tin thành kiến thức, biết chắt lọc những kiến thức phù hợp với lứa tuổi HS Tiểu học.

Giáo dục Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản cho HS ( nghe, nói, đọc, viết, tính toán); phương pháp dạy bằng trực quan cũng được coi trọng. Vì vậy, những thao tác, cử chỉ của GV cũng hết sức phải chuẩn mực, do đó đòi hỏi người GV phải thường xuyên rèn luyện các kỹ

năng nghiệp vụ: từ tư thế đứng lớp, cách trình bày bảng, chữ viết không những chuẩn mà còn phải đẹp, cách đặt câu hỏi cho từng đối tượng đến cách giải quyết các tình huống sư phạm gắn với đặc thù của từng môn và phải đầu tư

nhiều cho việc tự làm đồ dùng dạy học.

Đặc thù lao động của GVTH không chỉ dừng lại ở quá trình truyền thụ

kiến thức mà lớn hơn là xây dựng nhân cách con người. Đa số GVTH đều phải làm công tác chủ nhiệm lớp. Để tạo dựng nhân cách, GV cần quan tâm, sâu sát HS, hiểu xuất phát điểm về nhận thức, hoàn cảnh, cá tính của từng em để điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp. Nói đơn giản, người thầy không chỉ dạy chữ, mà còn dạy người. UNESCO đã khuyến cáo: Người dạy phải tạo cho HS thấy rõ việc học ở trường là "để biết, để làm, để cùng chung sống, để làm người". Và để tạo dựng nhân cách HS, người thầy phải có nhân cách, phải biết thuyết phục HS bằng chính nhân cách của mình, là tấm gương sáng cho HS noi theo.

Nhấn mạnh những đặc thù lao động của GVTH để thấy rõ vai trò quan trọng của đạo đức nhà giáo. Lao động của GV nói chung và GVTH nói riêng không chỉ về trí tuệ mà còn là nghệ thuật, họ được xã hội tôn vinh, song cũng

đặt lên vai trọng trách không nhỏ. Chính do đặc thù này nên GV không chỉ được tôn vinh về tinh thần mà thật sự cần có ưu đãi về vật chất.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)