Tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4.Tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp

3.2.4.1. Mc tiêu ca bin pháp

Việc đánh giá, tự đánh giá và xếp loại GVTH theo Chuẩn nghề nghiệp, thực chất là đánh giá năng lực của GVTH ở mọi lĩnh vực: Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên phù hợp mục tiêu và hiệu quả giáo dục Tiểu học. Thông qua việc đánh giá đó giúp cho các cấp QLGD nắm được thực chất về năng lực nghề nghiệp của GV. Trên cơ sởđó cấp QLGD có kế hoạch bố trí, sử dụng, và tiếp tục bồi dưỡng GVTH cho phù hợp. Đồng thời qua đó GV cũng thấy được năng lực nghề nghiệp của chính mình, làm cơ sởđể xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Đó cũng chính là một biện pháp quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và GVTH nói riêng. Đánh

giá, tự đánh giá và xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp góp phần tích cực trong việc qun lý bi dưỡng GVTH đáp ng chun ngh nghip.

Việc đánh giá, tự đánh giá và xếp loại GVTH theo Chuẩn nghề nghiệp, thực chất là đánh giá năng lực của GVTH ở mọi lĩnh vực: Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động giảng dạy, giáo dục của GV phù hợp mục tiêu và hiệu quả giáo dục Tiểu học. Thông qua việc

đánh giá đó giúp cho các cấp QLGD nắm được thực chất về năng lực nghề

nghiệp của GV. Trên cơ sở đó cấp QLGD có kế hoạch bố trí, sử dụng, và tiếp tục bồi dưỡng GVTH cho phù hợp. Đồng thời qua đó GV cũng thấy được năng lực nghề nghiệp của chính mình, làm cơ sởđể xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng. Đó cũng chính là một biện pháp quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo nói chung và GVTH nói riêng. Đánh giá, tự đánh giá và xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp góp phần tích cực trong việc qun lý bi dưỡng GVTH đáp ng chun ngh nghip.

3.2.4.2. Ni dung ca bin pháp

Nội dung đánh giá, xếp loại GV dựa theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH,

được ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung cụ thể như sau:

* Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

- Đánh giá nhận thức tư tưởng chính trị về trách nhiệm công dân, nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đánh giá việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước. - Đánh giá chấp hành quy chế, quy định của ngành.

- Đánh giá về đạo đức, nhân cách và lối sống của nhà giáo. Ý thức phấn

đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của học sinh, đồng nghiệp, phụ

huynh học sinh và nhân dân.

- Đánh giá mức độ nắm được mục tiêu chương trình, yêu cầu cơ bản về

kiến thức và kĩ năng các môn học, nội dung dạy các môn học theo chương trình, sách giáo khoa.

- Đánh giá mức độ nắm được đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS Tiểu học, các phương pháp giảng dạy, giáo dục, phương pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh, kiến thức giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở Tiểu học.

- Sự hiểu biết về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công tác giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng.

- Đánh giá mức độ nắm yêu cầu, nội dung và phương pháp giảng dạy về

những vấn đề xã hội liên quan đến giáo dục Tiểu học đã được đưa vào nhà trường như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, phòng chống ma tuý, tệ nạn xã hội.

- Đánh giá mức độ hiểu biết về đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, phong tục tập quán, ngôn ngữ và điều kiện sống của cộng đồng nơi giáo viên công tác.

- Đánh giá kiến thức chuyên môn nghiệp vụ với các nội dung trên là đánh giá một cách toàn diện về hiểu biết của người GV dựa trên mức độ nắm kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức nghiệp vụ sư phạm, sự am hiểu về chủ

trương, chính sách lớn của nhà nước với giáo dục, những kiến thức cập nhật về các vấn đề xã hội và nhân văn, những hiểu biết về tình hình địa phương nơi trường đóng.

* Đánh giá kĩ năng sư phạm

- Đánh giá kĩ năng xác định được cấu trúc chương trình Tiểu học mới, xác định sự phát triển nội dung dạy học của các lớp từ lớp 1 đến lớp 5 để từ đó xây dựng kế hoạch dạy học (đối với các môn) bài soạn (đối với các tiết) theo hướng đổi mới, phù hợp với các đối tượng học sinh.

- Đánh giá kĩ năng vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sử dụng thiết bị dạy học, sử

dụng lời nói, chữ viết khi tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá vai trò của người học và phù hợp với đối tượng học sinh từng vùng miền.

- Đánh giá kĩ năng quản lý, giáo dục học sinh; lập kế hoạch chủ nhiệm, giáo dục học sinh cá biệt, tổ chức hoạt động tập thể, kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Đánh giá kĩ năng giao tiếp ứng xử với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng.

- Kỹ năng xây dựng, lưu giữ và sử dụng hồ sơ giáo dục và giảng dạy. Như vậy, đánh giá kĩ năng sư phạm của người GVTH bao gồm đánh giá kĩ năng giảng dạy và giáo dục, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng xây dựng hồ sơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phục vụ cho công tác giáo dục.

3.2.4.3. Cách thc tiến hành

* Tổ chức đánh giá trong

Định kỳ vào cuối năm học, Hiệu trưởng nhà trường tổ chức đánh giá, xếp loại GVTH. Tổ chức đánh giá, xếp loại GV ở trường Tiểu học được tiến hành theo các bước sau:

- GV tự đánh giá theo nội dung từng lĩnh vực và tự xếp loại theo tiêu chuẩn đã được quy định.

- Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia góp ý kiến và ghi nhận xét bản tựđánh giá của GV.

- Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại: Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của GV và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn, khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng

đồng về giáo viên đó. Thông qua tập thể lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại. Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với GV trước khi quyết định

đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của GV. Ghi nhận xét, kết quảđánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quảđánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của GV. Công khai kết quả đánh giá GV trước tập thể nhà trường.

Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của Hiệu trưởng, GV có quyền khiếu nại với hội đồng nhà trường. Nếu vẫn chưa có sự thống nhất, GV có quyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát, kiểm tra và

đánh giá lại. Một GV được đánh giá cận với mức độ Tốt, Khá hoặc Trung bình, thì việc xem xét nâng mức hay giữ nguyên dựa trên sự phấn đấu của mỗi GV. Hiệu trưởng nhà trường quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Trong quá trình đánh giá, xếp loại cần xem xét một cách hợp lí đối với GV dạy nhiều môn học và GV dạy một môn học.

* Tổ chức đánh giá ngoài

Đối với mỗi GVTH, việc GV tự đánh giá mình được coi là đánh giá trong, Tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng đánh giá được coi là đánh giá ngoài.

Đối với một cơ sở giáo dục, việc GV tự đánh giá mình, tổ trưởng đánh giá, hiệu trưởng đánh giá được coi là đánh giá trong.

Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của cấp học, cần tiến hành thực hiện một hình thức đánh giá ngoài khác nữa mà đối tượng đánh giá GV chính là HS, PHHS và các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan. Hiệu trưởng có thể lấy thông tin của lực lượng đánh giá ngoài này ở các thời điểm khác nhau trong năm học với những nhận xét đánh giá cụ thể một số tiêu chí yêu cầu cụ thể thông qua các hình thức như:

- Hòm thư góp ý.

- Trò chuyện, phỏng vấn.

- Kết quả công việc mà GV đó tham gia các hoạt động với các ban ngành đoàn thể.

- Sự phối kết hợp giữa 3 lực lượng giáo dục: Xã hội - Nhà trường - Gia đình của lớp mà GV đó phụ trách bởi chính GV là đầu mối, là người tạo dựng, duy trì sự phối kết hợp này.

Việc đánh giá, xếp loại GVTH cần được kết hợp giữa tự đánh giá của GV với đánh giá của nhà trường và ý kiến tham gia của tổ chuyên môn, đồng nghiệp, tham khảo ý kiến của HS, PHHS và các cơ quan ban ngành, đoàn thể có liên quan đối với GV đó, thông tin đa chiều đó sẽ phản ảnh chân thực, khách quan năng lực nghề nghiệp của GVTH. Quá trình đánh giá phải đảm bảo đúng các chức năng và yêu cầu của đánh giá trong giáo dục. Chú trọng quan tâm đến việc đối chiếu các minh chứng và đưa ra những nhận xét cụ thể

rõ ràng đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu, vừa định hướng phát triển cho giáo viên vừa đốc thúc, kích thích tạo động lực cho GV tiếp tục phấn đấu. Kết quả đánh giá, xếp loại GV phải có tác dụng phân loại GV để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

3.2.4.4 Điu kin thc hin

- Lực lượng tham gia đánh giá GVTH theo chuẩn nghề nghiệp nhất thiết phải am hiểu Quy định về Chuẩn nghề nghiệp.

- Những người đánh giá làm công tác giáo dục nhất thiết phải nắm chắc phương pháp, quy trình và công cụ đánh giá và xếp loại GV theo Chuẩn. Tổ

trưởng, hiệu trưởng đánh giá GVTH theo Chuẩn phải là người vững vàng về

kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần có, am hiểu về kiến thức xã hội và nhân văn.

- Người đánh giá, xếp loại GVTH theo chuẩn phải hết sức công bằng, khách quan vô tư không được máy móc và định kiến với người được đánh giá, không tự giới hạn tư duy của mình trong một hình ảnh duy nhất gắn với một

ưu điểm lớn hay một nhược điểm lớn của người bị đánh giá. Khi đánh giá phải tuân thủ tuyệt đối theo các chức năng và yêu cầu của đánh giá trong giáo dục.

Lời nhận xét đánh giá cần hướng đến mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp cho từng cá nhân GV, phát triển toàn thểđội ngũ GV, phát triển cấp học.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 96)