Đào tạo, bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng giáo viên

1.2.3.1. Đào to

Từ điển bách khoa Việt Nam - Hà Nội 1995 có định nghĩa về đào tạo như sau: Đào tạo là một quá trình tác động đến con người, làm cho con người

đó lĩnh hội và nắm vững tri thức - kỹ năng - kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận

được sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào sự phát triển xã hội, duy trì và phát triển nền văn minh của loài người.

Như vậy, đào tạo là một quá trình hình thành ở người học một trình độ

hiểu biết, trình độ tay nghề. Trình độ mới của họ đạt được ghi nhận và khẳng

định bằng một văn bằng tương ứng.

Cũng theo từ điển Bách khoa Việt Nam-Hà Nội 1995: đào to li là một dạng của đào tạo, là quá trình tạo cho người lao động (đã được đào tạo) có cơ

hội học tập được đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên ngành một cách cơ bản, có hệ thống cả về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhằm mục đích

đạt được trình độ tay nghề cao hơn trình độđã có trước đó của chính họ hoặc có thể chuyển đổi được công việc.

Như vậy đào tạo lại có nội dung gần với đào tạo. Đào tạo lại được tiến hành trong trường hợp người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện tại. Họ cần được chuyên môn hoá cao hơn hoặc chuyển đổi sang một công việc khác mà những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo đã được trang bị không

đủđáp ứng yêu cầu công việc.

1.2.3.2. Bi dưỡng

Từ điển Tiếng Việt cho rằng: Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất.

Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng được hiểu như sau:

+ Bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên môn nhất

định qua một hình thức đào tạo nào đó.

+ Bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghiệp vụ, quá trình này diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hay kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản than nhằm đáp ứng các yêu cầu của lao

+ Bồi dưỡng là quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất. Hiểu theo nghĩa rộng thì bồi dưỡng là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành nhân cách theo mục đích đã chọn. Hiểu theo nghĩa hẹp, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng còn thiếu hoặc lạc hậu, nhằm mục

đích nâng cao hoặc hoàn thiện năng lực hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể,

để làm tốt hơn công việc đang tiến hành. Từ góc độ khác, bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao năng lực nghề nghiệp. Quá trình này diễn ra khi các nhân và tổ

chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ

của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Như vậy bồi dưỡng là quá trình đào tạo nối tiếp, đào tạo liên tục trong khi làm việc.

Từ những định nghĩa về bồi dưỡng cho người lao động nói chung, ta có thể hiểu: Bồi dưỡng GV là quá trình bổ sung nhằm mục đích nâng cao và hoàn thiện năng lực sư phạm của GV.

Luật giáo dục nước ta đã khẳng định: “Nhà nước ta luôn có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo”.

Trước những thách thức của thời đại mới đặt ra cho giáo dục, công tác bồi dưỡng sau đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Công tác bồi dưỡng giúp GV cập nhật kịp thời tri thức và kỹ năng nghề nghiệp luôn biến đổi theo sự phát triển của khoa học công nghệ, tạo ra một khả năng thích ứng tốt cho người lao động. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, giáo dục với các chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài thì yêu cầu người GV phải có khả năng thích ững với những yêu cầu đổi mới liên tục càng cấp thiết và quan trọng. GV không chỉ làm nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn là người tổ chức, điều khiển , đánh giá, cổ vũ hoạt

động học tập nghiên cứu của người học. Điều đó đò hỏi phải nâng cao chất lượng đội ngũ GV thông qua việc làm tốt công tác bồi dưỡng GV.

Bồi dưỡng nhằm mục đích cập nhật hóa kiến thức, bổ sung thêm kién thức cho ngành nghề đã được đào tạo, nâng cao hiệu quả cong tác trong lĩnh vực đó. Bồi dưỡng diễn ra trong khoảng thời gian không dài, có thể từ 1 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.

So với đào tạo và đào tạo lại, hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường có rất nhiều ưu điểm: Đó là sự cơ động, linh hoạt về thời gian, hình thức và đối tượng bồi dưỡng. Thời gian dành cho mỗi khóa bồi dưỡng thường không nhiều. Do vậy, các cơ sở giáo dục sẽ thuận lợi hơn trong việc sắp xếp, bố trí công việc để GV của trường có thể tham gia các lớp bồi dưỡng.

Bồi dưỡng là hoạt động được gắn liền với hoạt động tác nghiệp của GV, đáp ứng kịp thời những yêu cầu thiếu hụt cần bổ sung bồi dưỡng của GV.

Hoạt động bồi dưỡng giúp các cán bộ quản lý và GV cập nhật được thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội; những thông tin có liên quan trực tiếp

đến công tác bồi dưỡng và hoạt động dạy học của từng GV trong nhà trường. Hoạt động bồi dưỡng cũng là dịp đề các nhà quản lý, đội ngũ GV có điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động tác nghiệp.

1.2.3.3. Qun lý bi dưỡng giáo viên

Quản lý bồi dưỡng GV là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện theo kế hoạch, theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung bồi dưỡng gắn trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong hoạt động bồi dưỡng.

Một số nguyên tắc các cán bộ quản lý giáo dục cần tuân thủ khi tiến hành chỉđạo, tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho GV đó là:

- Tất cả GV của nhà trường đều được học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của giáo dục trong thời đại mới.

- Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho GV là việc làm thường xuyên, liên tục. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và bồi dưỡng theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV về hoạt động bồi dưỡng, xác định rõ tham gia các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)