8. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Vị trí, vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục của cấp tiểu
1.3.1.1. Vị trí, vai trò của giáo dục Tiểu học
Điều 26, Luật giáo dục năm 2005 quy định: “Giáo dục Tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của HS vào học lớp một là sáu tuổi.” [31,tr.74].
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, bởi vì trường Tiểu học gắn liền với cộng đồng, hoạt động giáo dục ở cấp Tiểu học trong và ngoài nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt văn hoá và
đời sống ở địa phương. Phát triển giáo dục Tiểu học bền vững là xây dựng nền móng vững chắc không chỉ cho giáo dục phổ thông mà còn cho cả sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người- nguồn nhân lực cho mai sau.
1.3.1.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục Tiểu học
Điều 27, Luật giáo dục năm 2005 quy định mục tiêu của giáo dục phổ
thông là giúp HS phảt triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong đó, luật quy định rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục Tiểu học như
sau: “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp HS hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để HS tiếp tục học Trung học cơ sở” [31,tr.75].
Nội dung và phương pháp giáo dục Tiểu học cũng được quy định cụ thể ở điều 28 luật giáo dục năm 2005: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho HS có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng
cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ
gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” [31,tr.76]. Còn phương pháp giáo dục được quy định như sau: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủđộng, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp dạy tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [31,tr.77].
Như vậy, giáo dục Tiểu học là cấp học hình thành cho người học những
điều kiện cần thiết ban đầu, mang tính nền tảng, để từ đó họ có thể tiếp tục học lên cao hơn. Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa để phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì vai trò, nhiệm vụ của cấp Tiểu học càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.