Sự thay đổi trong vai trò của nhà quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 37)

- Nhà doanh nghiệp Người phân bổ nguồn lực Người giải quyết tình trạng hỗn loạn Người đàm phán

b.Sự thay đổi trong vai trò của nhà quản lý

Cindy Zollinger, chủ tịch Cornerstone Research, quản lý trực tiếp 24 người đã khẳng định rằng: « Tôi thực sự không quản lý người của mình theo cách truyền thống. Họ tự mình hành động và tôi giúp đỡ họ tận dụng các cơ hội và giải quyết các vấn đề mà họ phải đối mặt». Chúng ta đang ở giai đoạn mà một nhà quản lý tốt được biết đến như người « giúp đỡ » và « hỗ trợ » hơn là người « định hướng » và « ra chỉ thị ». Những từ như « phối hợp », « huấn luyện», « lãnh đạo nhóm », « ủy quyền », được nghe thường xuyên hơn là những từ như « người giám sát », « thủ trưởng ». Nhà quản lý tốt có đầy đủ thông tin liên quan đến nhu cầu của những người có trách nhiệm báo cáo cho họ. Họ thường được tìm đến như một người có thể cho lời khuyên xác đáng và phát triển được sự trợ giúp cần thiết để người khác có thể xây dựng năng lực, phát huy tốt nhất khả năng sáng tạo của mình.

Khái niệm về kim tự tháp ngược phù hợp với mô tả của Cindy Zollinger và phản ánh sự thay đổi tính chất của công việc quản lý ngày nay (hình 1.11). Thay bằng nằm ở đáy của kim tự tháp, những người lao động trực tiếp nằm ở đỉnh, chỉ dưới các khách hàng mà họ phục vụ và được hỗ trợ bởi các nhà quản lý để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

1.3.3. Đặc điểm công việc của nhà quản lý

Các nhà quản lý không chỉ cần hiểu và làm chủ được các vai trò của mình, họ phải có khả năng triển khai chúng trong điều kiện công việc phức tạp và căng thẳng. Như ví dụ nhập chương đã phản ánh, các nhà quản lý có rất ít thời gian rảnh rỗi cho riêng mình, các vấn đề không mong đợi và các cuộc gặp gỡ liên tục chiếm phần lớn thời gian của họ. Ngày làm việc của họ luôn sôi động và sức ép hoàn thiện liên tục sự thực hiện luôn bủa vây họ. Mintzberg đã rút ra kết luận : « nhà quản lý không bao giờ tự do, không bao giờ quên được công việc, không bao giờ biết đến sự thoải mái của trạng thái không có việc gì để làm. Các nhà quản lý luôn canh cánh nỗi ngờ vực rằng họ có thể thực hiện một việc nào đó theo một cách tốt hơn ». Công việc quản lý luôn bận rộn, đòi hỏi khắt khe và căng thẳng.

Có thể tóm lược những đặc tính sau đây của công việc quản lý :

• Các nhà quản lý làm việc với những nhiệm vụ đa dạng và nhiều khi vụn vặt.

• Các nhà quản lý làm việc liên tục, ít khi được nghỉ ngơi. • Các nhà quản lý làm việc với nhịp độ căng thẳng.

• Các nhà quản lý làm việc với nhiều phương tiện truyền thông.

Phục vụ

Những người lao động trực tiếp

Thỏa mãn nhu cầu khách hàng

Hỗ trợ

Các lãnh đạo nhóm và các nhà quản lý

Giúp những người lao động trực tiếp thực hiện công việc và giải quyết vấn đề

Hỗ trợ Các nhà quản lý cấp cao Xác định rõ ràng sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược Khách hàng

• Các nhà quản lý thực hiện công việc của họ chủ yếu thông qua mối quan hệ con người.

Chính từ những đặc tính trên của công việc quản lý mà John Kotter, một nhà tư vấn và nghiên cứu quản lý, đã cho rằng có hai hoạt động mang tính then chốt đối với thành công của một nhà quản lý, đó là : thiết lập chương trình nghị sự và làm việc theo mạng lưới. Thông qua thiết lập chương trình nghị sự, nhà quản lý giỏi phát triển các ưu tiên hành động cho thực hiện mục đích, bao gồm các mục tiêu và kế hoạch trong khuôn khổ ngắn và dài hạn.

Các nhà quản lý giỏi triển khai các chương trình nghị sự của mình thông qua làm việc với nhiều người bên trong và bên ngoài tổ chức. Điều đó có thể thực hiện bằng làm việc theo mạng lưới - quá trình xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực với những người mà sự giúp đỡ của họ có thể cần thiết cho triển khai các chương trình nghị sự. Làm việc theo mạng lưới như vậy tạo ra vốn xã hộinăng lực thu hút sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người khác để thực hiện công việc. Vốn xã hội của một người có thể gồm mối quan hệ với các cấp dưới, thành viên của nhóm làm việc, đồng sự, những nhà quản lý cấp cao hơn, cũng như khách hàng, các nhà cung cấp, những đại điện cộng đồng v.v.

1.3.4. Học tập để làm quản lý

Trong thế giới ngày nay, thành công của một con người trong sự nghiệp phụ thuộc vào sự cam kết thực sự của người đó đối với học tập - quá trình thay đổi hành vi thông qua sự trải nghiệm. Trong quản lý, trọng tâm của học tập là phát triển khả năng, kỹ năng đối mặt với sự phức tạp trong hành vi của con người và giải quyết vấn đề. Khi suy nghĩ về mục tiêu của học tập, đừng quên rằng học không phải là đến lớp trong một thời gian nhất định mà là học tập suốt đời – quá trình học tập liên tục từ trải nghiệm hàng ngày.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 37)