Cách tiếp cận hệ thống

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 25)

Lý luận và thực hành quản lý đòi hỏi cách tiếp cận hệ thống - xem xét quản lý như là một hệ thống được lập nên từ các hệ thống con và hoạt động trong phạm vi môi trường chung. Theo hình 1-8, cách tiếp cận hệ thống trong quản lý thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động quản lý được thực hiện dựa trên cơ sở của hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, lý thuyết, kỹ thuật quản lý.

Thứ hai, theo quá trình, quản lý là một chỉnh thể thống nhất của các chức năng quản lý là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.

Thứ ba, mỗi chức năng quản lý đều có mục tiêu mang tính độc lập tương đối, nhưng đều hướng tới những mục tiêu, mục đích chung của quản lý.

Thứ tư, hoạt động quản lý luôn gắn liền và có sự tác động qua lại với các biến số của môi trường bên trong và bên ngoài hệ thống được quản lý. Nói tóm lại các hệ thống xã hội là những hệ thống mở.

Những nhà quản lý thông minh và nhiều tác giả viết về quản lý có kinh nghiệm có thói quen xem xét các vấn đề và các hoạt động của họ như một mạng lưới của các yếu tố có quan hệ tương hỗ và tác động qua lại thường xuyên với môi trường bên trong và bên ngoài hệ thống được quản lý. Họ thường ngạc nhiên khi nhận thấy một số người viết về quản lý lại cho rằng quan điểm tiếp cận hệ thống là một cái gì đó mới mẻ. Thực ra việc nghiên cứu có ý thức về hệ thống đã làm cho các nhà quản lý và các học giả xem xét một cách đầy đủ hơn các yếu tố tác động qua lại có ảnh hưởng tới lý thuyết và thực hành quản lý. Cách tư duy hệ thống chẳng qua là sự thừa nhận rằng, bất kỳ một lĩnh vực kiến thức hoặc thực hành nào đều được cấu thành từ nhiều thành phần tương tác, và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác thuộc môi trường bên ngoài mà trong đó một hệ thống nhất định hoạt động.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w