Khái niệm nhà quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 29)

- Năng lực sản phẩmdịch vụ

a.Khái niệm nhà quản lý

Nhà quản lý là ai ?

Bạn có thể tìm thấy họ trong mọi tổ chức. Họ làm việc với nhiều chức danh – lãnh đạo nhóm, giám sát viên, trưởng phòng, trưởng dự án, trưởng khoa, giám đốc, hiệu trưởng, chủ tịch, bộ trưởng, thủ tướng v.v. Họ luôn làm việc trực tiếp với những người dựa vào họ để có được sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết trong công việc. Peter Drucker miêu tả công việc của họ là nhằm « làm cho công việc trở nên có năng suất và người làm việc trở nên có hiệu quả 12». Nói cách khác, nhà quản lý là «người hỗ trợ, làm hoạt động và chịu trách nhiệm đối với công việc của những người khác 13». Trong cuốn sách này chúng ta định nghĩa « nhà quản lý người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình 14».

Khái niệm trên làm sáng tỏ ba khía của công việcquản lý. Thứ nhất, nhà quản lý bao giờ cũng chịu trách nhiệm đối với sự cống hiến – trên vai họ là trách nhiệm thực hiện mục đích của hệ thống do họ quản lý. Thứ hai, nhà quản lý làm cho công việc được thực hiện thông qua người khác, họ không phải là những người lao động trực tiếp. Thứ ba, các nhà quản lý phải có kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát nếu họ muốn thực hiện được mục đích chung một cách có hiệu lực và hiệu quả.

Công việc của các nhà quản lý là rất quan trọng và đầy thử thách. Bất cứ nhà quản lý nào cũng không chỉ chịu trách nhiệm trước công việc của mình mà phải chịu trách nhiệm trước sự thực hiện của nhóm làm việc, bộ phận hay toàn tổ chức. « Những người khác » chính là nguồn lực con người cần thiết cho hoạt động của tổ chức. Theo Henry Mintzberg, nhà quản lý thực hiện những công việc quan trọng và mang trách nhiệm xã hội cao « không có công việc nào cần thiết cho xã hội của chúng ta hơn công việc của nhà quản lý. Chính nhà quản lý là người quyết định các thể chế của xã hội phục vụ chúng ta tốt hay chúng lãng phí tài năng và

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 29)