- Năng lực sản phẩmdịch vụ
b. Phân loại nhà quản lý
Trong tổ chức, các nhà quản lý chủ yếu được phân loại theo ba tiêu chí : theo cấp quản lý, theo phạm vi của hoạt động quản lý và theo mối quan hệ với đầu ra của tổ chức. Các nhà quản lý làm việc ở các tổ chức khác nhau có thể cũng có tên gọi khác nhau.
Theo cấp quản lý
Theo cấp quản lý, các nhà quản lý được chia làm ba loại : nhà quản lý cấp cao, nhà quản lý cấp trung và nhà quàn lý cấp cơ sở (hình 1-9).
Hình 1-9. Các cấp quản lý trong tổ chức kinh doanh và phi lợi nhuận điển hình
khu
Nhà quản lý cấp cao là những người chịu trách nhiệm đối với sự thực hiện của toàn tổ chức hay một phân hệ lớn của tổ chức. Các chức vụ quản lý cấp cao trong cơ quan bộ có thể kể đến bộ trưởng và các thứ trưởng. Trong một trường đại học, các nhà quản lý cấp cao là hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng. Trong một doanh nghiệp, các nhà quản lý cấp cao là tổng giám đốc (giám đốc) và các phó tổng giám đốc (phó giám đốc). Họ có nhiệm vụ phải quan tâm đặc biệt đến môi
Tổ chức kinh doanh, Hội đồng các nhà định hướng (HĐQT)
Tổ chức phi lợi nhuận,
Hội đồng những người được ủy thác
Chủ tịch, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc
Giám đốc, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Giám đốc, Phó giám đốc
Trưởng đơn vị, Trưởng vùng, Trưởng chi nhánh Trưởng bộ phận, Giám sát viên, Đội trưởng, Lãnh đạo nhóm
Trưởng bộ phận, Giám sát viên, Đội trưởng, Lãnh đạo nhóm Các nhà quản lý cấp cao Các nhà quản lý cấp trung Các nhà quản lý cấp cơ sở
Những người lao động trực tiếp
Trưởng đơn vị, Trưởng vùng, Trưởng chi nhánh
trường bên ngoài, chú ý đến các cơ hội và vấn đề tiềm năng, phát triển các cách thức hợp lý để tận dụng các cơ hội và giải quyết các vấn đề đó. Các nhà quản lý cấp cao tạo ra và truyền thông tầm nhìn chiến lược, đảm bảo các chiến lược tương thích với mục đích của hệ thống mà họ chịu trách nhiệm quản lý. Các nhà quản lý cấp cao phải là những người có tư duy chiến lược, có năng lực ra quyết định trong điều kiện cạnh tranh và không chắc chắn.
Nhà quản lý cấp trung là những người chịu trách nhiệm quản lý các đơn vị và phân hệ của tổ chức, được tạo nên bởi các bộ phận mang tính cơ sở. Thuật ngữ nhà quản lý cấp trung có thể bao hàm một vài cấp quản lý. Họ là người lãnh đạo của một số nhà quản lý cấp thấp hơn và phải báo cáo cho các nhà quản lý cấp cao hơn. Các nhà quản lý cấp trung làm việc với các nhà quản lý cấp cao và phối hợp với các nhà quản lý đồng cấp để phát triển và triển khai các kế hoạch hành động nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược.
Nhà quản lý cấp cơ sở là người chịu trách nhiệm trước công việc của những người lao động trực tiếp. Họ không kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý khác. Ví dụ về nhà quản lý cấp cơ sở trong một trường đại học là trưởng bộ môn, trưởng bộ phận ; trong doanh nghiệp là tổ trưởng, đốc công, quản đốc. Các nhà quản lý cấp cơ sở thường được gọi là các giám sát viên.
Việc một nhà quản lý có trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống do họ quản lý đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm về sự thực hiện trước ai đó được gọi là trách nhiệm giải trình. Một nhà quản lý cấp cơ sở chịu trách nhiệm giải trình trước nhóm và nhà quản lý cấp trung, nhà quản lý cấp trung chịu trách nhiệm giải trình trước đơn vị và nhà quản lý cấp cao.
Theo phạm vi quản lý
Các tổ chức thường được miêu tả như tập hợp của các nhóm hoạt động có mối quan hệ gần gũi hay còn gọi là các chức năng. Phụ thuộc vào phạm vi hoạt động mà một người chịu trách nhiệm quản lý, ông (bà) ta có thể thuộc về các nhà quản lý chức năng hay các nhà quản lý tổng hợp.
Nhà quản lý chức năng là người chỉ chịu trách nhiệm đối với một chức năng hoạt động của tổ chức, như quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, quản lý sản xuất v.v. Các nhóm làm việc theo chức năng có xu hướng tương đối đồng nhất. Các thành viên của nhóm thường có nền tảng đào tạo giống nhau và thực hiện những nhiệm vụ tương đồng. Các nhà quản lý chức năng thường có nền tảng giống như các nhân viên mà họ quản lý. Các kỹ năng kỹ thuật của họ thường tương đối mạnh mẽ do họ được thăng tiến từ lĩnh vực của nhóm làm việc. Thách thức lớn nhất đối với các nhà quản lý chức năng là hiểu và phát triển được mối quan hệ giữa nhóm làm việc của họ với các đơn vị khác trong tổ chức, đồng thời
đảm bảo rằng các thành viên trong đơn vị hiểu được vai trò của họ trong toàn tổ chức.
Nhà quản lý tổng hợp là người chịu trách nhiệm đối với những đơn vị phức tạp, đa chức năng như tổ chức, chi nhánh hay đơn vị hoạt động độc lập. Một tổ chức vừa và nhỏ có thể chỉ có một vài nhà quản lý tổng hợp như hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng một trường phổ thông. Một tổ chức lớn có thể cần nhiều nhà quản lý tổng hợp, phụ trách các đơn vị mang tính độc lập tương đối. Do quản lý nhiều loại bộ phận khác nhau, kỹ năng chuyên môn của nhà quản lý tổng hợp có thể không sâu như kỹ năng của những người mà họ quản lý. Tuy vậy, nhà quản lý tổng hợp phải phối hợp được các nhóm người khác nhau, phải đảm bảo rằng các bộ phận trong tổ chức cùng hoạt động một cách hữu hiệu, như vậy tổ chức sẽ đạt được mục tiêu chung.
Theo mối quan hệ với đầu ra của tổ chức
Theo cách phân loại này, các nhà quản lý chia làm các nhà quản lý theo tuyến và các nhà quản lý tham mưu.
Nhà quản lý theo tuyến chịu trách nhiệm đối với các công việc có đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra đầu ra của tổ chức. Ví dụ về các nhà quản lý theo tuyến trong một trường đại học là hiệu trường, trưởng khoa, trưởng bộ môn.
Nhà quản lý tham mưu sử dụng kỹ năng kỹ thuật đặc biệt để cho lời khuyên và hỗ trợ những người lao động theo tuyến. Trong trường đại học, trưởng phòng nhân sự, trưởng phòng tài chính, trưởng phòng tổng hợp chính là những nhà quản lý tham mưu.
Giữa các loại nhà quản lý kể trên cần có sự đồng bộ cân xứng về cả số lượng, kỹ năng, tác phong làm việc…, thì mới có thể quản lý tổ chức đạt hiệu lực và hiệu quả mong muốn, thích ứng với mọi biến động của môi trường.
Theo loại hình tổ chức
Ở Việt Nam, tùy loại hình tổ chức, các nhà quản lý thường được gọi như sau : •Các nhà quản trị trong tổ chức kinh doanh.
•Các nhà quản lý trong tổ chức phi lợi nhuận.
• Các nhà quản lý hoặc nhà hành chính trong các cơ quan quản lý nhà nước.
1.3.2. Vai trò của nhà quản lý