Phát triển năng lực quản lý

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 44)

- Nhà doanh nghiệp Người phân bổ nguồn lực Người giải quyết tình trạng hỗn loạn Người đàm phán

c.Phát triển năng lực quản lý

Hình ảnh của nhà quản lý mới

Các nhà quản lý thành công sẽ có một phong cách quản lý khác biệt trong tương lai. Các nhà quản lý sẽ không nghĩ rằng họ là những ông chủ mà sẽ tự coi mình như là những người bảo trợ, trưởng nhóm, tư vấn nội bộ. Chuỗi các mệnh lệnh sẽ kém phù hợp hơn khi nhà quản lý tìm kiếm ra bên ngoài bất kỳ ai họ cần để thực hiện công việc. Họ sẽ làm việc trong một cơ cấu tổ chức lỏng/dễ thay đổi, tham gia vào việc ra quyết định, và chia sẻ thông tin một cách tự do. Họ sẽ phát triển các kỹ năng đa nhiệm vụ và do vậy có thể trở nên linh hoạt hơn. Và rất quan trọng, những nhà quản lý mới này sẽ đòi hỏi các kết quả, chứ không chỉ là thời

không thực hiện kiểm soát từ đỉnh của kim tự tháp hay từ bên lề. Họ sẽ trao quyền cho các nhân viên của tổ chức, cho phép họ làm những điều cần thiết để đạt được mục tiêu và làm việc với họ để đảm bảo rằng họ có nguồn lực để thực hiện công việc.

Các năng lực của nhà quản lý và lãnh đạo trong tương lai

Các đặc điểm trên ngụ ý rằng các nhà quản lý mới phải có những năng lực nhất định để có được thành công. Khi nghiên cứu về quản lý, bạn hãy cố gắng phát triển những năng lực này. Các nhà quản lý ngày nay phải trở thành những người sau đây:

Nhà truyền thông vĩ đại. các kỹ năng truyền thông có thể tạo ra hoặc chấm dứt một sự nghiệp. Một nhà lãnh đạo tốt sử dụng thời gian vào việc thông báo, thuyết phục, khuyến khích hơn là trực tiếp làm một cái gì đó. Mặc dù nói là cần thiết, nghe một cách chủ động cũng là một năng lực quản lý quan trọng trong tương lai. Khả năng hiểu và áp dụng các kỹ thuật hoạt động của bạn không tồn tại khi xa rời mọi việc, các giải pháp cũng khó có thể đơn giản nữa. Bạn cần khẩn trương học và đọc với sự tổng hợp, nghe một cách chăm chú, đặt câu hỏi một cách hữu hiệu và viết một cách thuyết phục.

Nhà đào tạo cá nhân. Giúp đỡ những người khác đạt được khả năng cao nhất là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhà lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo ngày hôm nay nhận ra rằng sự hữu hiệu của tổ chức đòi hỏi nỗ lực rất tốt của tất cả mọi người. Khả năng hướng dẫn, khuyến khích, phản hồi với những người khác là một phần cơ bản của quá trình phát triển những người xung quanh bạn và giúp họ thành công. Nhà đào tạo phải nhận thức được những rào cản hạn chế khả năng cá nhân và gạt bỏ những rào cản này để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động.

Người chơi trong nhóm. Ngày nay các nhà quản lý sử dụng hầu hết thời gian để làm việc với những người khác, và họ phải có khả năng thực hiện công việc một cách hữu hiệu cả như là một thành viên của nhóm và một người lãnh đạo nhóm. Dù đó là nhóm làm việc trong một tổ chức hay nhóm giữa các tổ chức, nhà quản lý vẫn sẽ đòi hỏi kỹ năng quản lý nhóm mạnh mẽ. Năng suất và hiệu quả có thể được cải thiện khi mọi người làm việc cùng nhau hướng tới mục tiêu chung. Các nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm đảm bảo rằng mỗi thành viên của nhóm được lựa chọn đúng đắn, được đào tạo tốt, được khuyến khích để đóng góp theo cách có ý nghĩa nhất vào nỗ lực của nhóm và được khen thưởng xứng đáng cho những đóng góp của họ.

Nhà quản lý công nghệ. Bây giờ đang là thời đại của thông tin. Như Tom Peters lưu ý trong cuốn sách của ông “Phát triển lên trên sự hỗn loạn”: “Công nghệ là một quân bài dữ dội ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của tổ chức”. Hầu hết

các tổ chức lớn và nhỏ, coi công nghệ như là một nguồn chiến lược thiết yếu. Các nhà quản lý trong tương lai phải sử dụng một cách hiệu quả công nghệ thông tin.

Người giải quyết vấn đề. Khả năng giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng đối với các nhà quản lý ngày nay. Người giải quyết vấn đề không nhầm lẫn các quan điểm với những tranh cãi, hoặc kết quả với nguyên nhân. Họ có thể đánh giá cả những ý kiến và xây dựng chúng. Khả năng suy nghĩ một cách sắc sảo, đánh giá các bằng chứng một cách công minh, nhận ra những giả thiết ngầm và đi đến cùng những lý lẽ đôi lúc quanh co là đặc tính cần thiết của các nhà quản lý thành công.

Nhà đại sứ nước ngoài. Môi trường toàn cầu đã trở thành một thực tế. Thành công trên thị trường quốc tế đòi hỏi các nhà quản lý sẵn sàng hoạt động một cách hữu hiệu trong môi trường toàn cầu. Các nhà quản lý phải đánh giá được sự khác biệt văn hoá, hiểu được sự phức tạp của môi trường toàn cầu, và sẵn sàng điều chỉnh các kỹ năng và chiến lược để giải quyết những thách thức quốc tế.

Nhà thay đổi và sáng tạo. Các nhà quản lý trong tương lai phải có khả năng tạo điều kiện và thích nghi với thay đổi. Các nhà quản lý hữu hiệu không thể sợ hãi bởi các điều kiện môi trường và tổ chức thay đổi, mà phải tận dụng những thay đổi đó và mong muốn ảnh hưởng đến chúng. Trên thực tế các nhà quản lý ngày mai sẽ là người tạo ra sự thay đổi trong chừng mực họ phản ứng một cách tích cực đối với những xu hướng môi trường, tìm kiếm những cách thức mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng, và khám phá ra những biện pháp để tăng hiệu lực và hiệu quả của tổ chức.

Nhà chính trị. Nhà quản lý cần có năng lực phân tích và diễn giải các xu hướng chính trị, xã hội và kinh tế; đánh giá ảnh hưởng của các quyết định chính trị; phát triển các mối quan hệ; thuyết phục và thương lượng để thúc đẩy mục tiêu của hệ thống mình.

Người học hỏi suốt đời. Các nhà quản lý ngày mai sẽ không sử dụng một phương thức hoặc kỹ năng để trở nên thành công. Các nhà quản lý phải xem học hỏi như là hoạt động hàng ngày cần thiết cho hiệu quả của cá nhân và tổ chức. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý tìm kiếm thông tin phù hợp từ các nguồn khác nhau, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và chấp nhận khuyết điểm, đón nhận những thay đổi từ sự tăng trưởng không ngừng.

Khi bạn đọc quyển sách này và nghiên cứu lĩnh vực quản lý, hãy tập trung xem xét làm thế nào để trở thành một nhà quản lý hữu hiệu. Chỉ có bằng những nỗ lực có ý thức để phát triển tài năng quản lý, bạn mới có thể hy vọng thành công như là một nhà lãnh đạo trong môi trường phức tạp ngày nay.

Tóm tắt chương

1. Hệ thống xã hội là tập hợp những người hay những nhóm người có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng, tác động tương hỗ lên nhau một cách có quy luật. Các hệ thống xã hội tồn tại ở các cấp độ khác nhau như các cá nhân, gia đình, tổ chức, cộng đồng, ngành, lĩnh vực, xã hội. Các hệ thống xã hội mang tính nhất thể, tính phức tạp. tính hướng đích. Hoạt động của hệ thống xã hội là sự vận động, chuyển hóa của các nguồn lực. Năng lực tạo ra giá trị gia tăng của một hệ thống xã hội thông qua quá trình chuyển hóa nguồn lực của thể hiện năng suất của hệ thống đó. Năng suất bao hàm hai tiêu chí đánh giá sự thực hiện là hiệu lực và hiệu quả.

2. Tổ chức gồm nhiều người có vai trò được xác định một cách chính thức, làm việc cùng nhau để đạt mục đích chung. Tổ chức thường được phân thành các tổ chức công (bao gồm các tổ chức của nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận) và các tổ chức tư.

3. Quản lý là hoạt động thiết yếu đối với các hệ thống xã hội nói chung và tổ chức nói riêng. Với cách tiếp cận tới các quá trình hoạt động, quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động.

4. Các tổ chức được vận hành bởi các nhà quản lý. Đó là những người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình.

5. Tình huống « Một ngày bình thường của cô Chi» và « Quản lý tổ chức phi lợi nhuận » giới thiệu một số yếu tố cơ bản của quản lý. Các nhà quản lý được kỳ vọng thực hiện rất nhiều công việc phức tạp với độ bất định cao, với một nhịp độ liên tục, xoay quanh bốn chức năng quản lý. Họ phải hoạt động dựa trên cách tiếp cận hệ thống, tình huống và chiến lược.

6. Các nhà quản lý thực hiện mười vai trò cơ bản, hợp thành ba nhóm: (1) liên kết con người - người đại diện, nhà lãnh đạo, người liên lạc, (2) thông tin - người giám sát, người phổ biến, người phát ngôn, và (3) quyết định - doanh nhân, người giải quyết sự hỗn loạn, người phân bổ nguồn lực, người đàm phán.

7. Các nhà quản lý cần đáp ứng yêu cầu về kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức. Trong điều kiện thay đổi nhanh chóng và cạnh tranh khốc liệt, phát triển năng lực quản lý gắn liền với việc nâng cao các kỹ năng bậc cao như: truyền thông, đào tạo, làm việc nhóm, làm việc trong môi trường toàn cầu, thay đổi và sáng tạo, quản lý công nghệ, giải quyết vấn đề, chính trị, học hỏi suốt đời.

8. Muốn thành công, mỗi con người và mỗi nhà quản lý cần có năng lực học tập suốt đời. Các thuật ngữ cơ bản - Hệ thống xã hội - Tổ chức - Quản lý - Năng suất - Hiệu lực - Hiệu quả - Nhà quản lý

- Trách nhiệm giải trình của nhà quản lý - Lập kế hoạch

- Chức năng tổ chức - Lãnh đạo

- Kiểm soát

- Vai trò liên kết con người - Vai trò thông tin

- Vai trò quyết định - Kỹ năng chuyên môn - Kỹ năng con người - Kỹ năng nhận thức - Trí thông minh cảm xúc - Thiết lập chương trình nghị

sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Làm việc theo mạng lưới - Vốn xã hội của cá nhân - Học tập

- Năng lực quản lý

Hệ thống xã hội là tập hợp những người hay những nhóm người có quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng, tác động tương hỗ lên nhau một cách có quy luật.

Năng suất đo lường số lượng và chất lượng của các đầu ra trong mối qua hệ với chi phí của các đầu vào.

Hiệu lực thể hiện năng lực của hệ thống theo đuổi và thực hiện được các mục đích, mục tiêu đúng đắn (làm được điều đúng – do the right thing).

Hiệu quả thể hiện năng lực tạo ra kết quả từ việc sử dụng các đầu vào nhất định (do the thing right).

Tổ chức là tập hợp của nhiều người cùng làm việc vì những mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định.

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát các nguồn lực và hoạt động của hệ thống xã hội nhằm đạt được mục đích của hệ thống với hiệu lực và hiệu quả cao một cách bền vững trong điều kiện môi trường luôn biến động.

Lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và phương thức hành động thích hợp để đạt mục tiêu.

Tổ chức là quá trình bảo đảm nguồn lực cho thực hiện kế hoạch trong các hình thái cơ cấu nhất định.

Lãnh đạo là quá trình đánh thức sự nhiệt tình, tạo động lực cho con người để họ làm việc một cách tốt nhất nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch.

Kiểm soát là quá trình giám sát, đo lường, đánh giá và điều chỉnh hoạt động để đảm bảo sự thực hiện theo các kế hoạch.

Nhà quản lý là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát công việc của những người khác để hệ thống do họ quản lý đạt được mục đích của mình.

Trách nhiệm giải trình của nhà quản lý là trách nhiệm đảm bảo cho hệ thống do họ quản lý đạt được mục tiêu và chịu trách nhiệm về sự thực hiện trước ai đó.

Thiết lập chương trình nghị sự (agenda setting) là phát triển các ưu tiên hành động cho thực hiện mục đích, bao gồm các mục tiêu và kế hoạch trong khuôn khổ ngắn và dài hạn.

Làm việc theo mạng lưới (networking)là quá trình xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực với những người mà sự giúp đỡ của họ có thể cần thiết cho triển khai các chương trình nghị sự.

Vốn xã hội của cá nhân là năng lực thu hút sự hỗ trợ và giúp đỡ từ những người khác để thực hiện công việc.

Học tập là thay đổi hành vi thông qua sự trải nghiệm.

Học tập suốt đời là quá trình học tập liên tục từ trải nghiệm hàng ngày.

Kỹ năng là năng lực đưa kiến thức vào thực tế để đạt được kết quả mong muốn

Kỹ năng kỹ thuật là năng lực thực hiện hoạt động chuyên môn được tiến hành bởi hệ thống với mức độ thành thục nhất định.

Kỹ năng con người là năng lực làm việc trong mối quan hệ hợp tác với những người khác.

Trí thông minh cảm xúc là năng lực quản lý bản thân và các mối quan hệ của chúng ta một cách có hiệu lực

Kỹ năng nhận thức là năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề phức tạp.

Năng lực quản lý là khả năng dựa trên kỹ năng để có được sự thực hiện cao trong công việc quản lý

Câu hỏi ôn tập

1. Hệ thống xã hội là gì? Tính chất của hệ thống xã hội?

2. Khái niệm năng suất, hiệu lực và hiệu quả và mối quan hệ giữa các thước đo sự thực hiện này?

3. Tổ chức là gì? Đặc trưng của tổ chức? Tổ chức nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức tư? Tổ chức vì lợi nhuận và tổ chức tư?

4. Tại sao cần quản lý các hệ thống xã hội nói chung và tổ chức nói riêng? 5. Quản lý là gì? Các yếu tố cơ bản rút ra từ khái niệm quản lý? Quá trình quản lý bao gồm những chức năng nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Các nhà quản lý là ai ? Họ làm gì ? Có vai trò nào? Vai trò của các nhà quản lý đang thay đổi như thế nào?

7. Các khái niệm: Thiết lập chương trình nghị sự, làm việc theo mạng lưới, vốn xã hội của cá nhân, trí thông minh cảm xúc? Lấy ví dụ minh họa?

8. Yêu cầu về kỹ năng đối với nhà quản lý? Tầm quan trọng tương đối của các kỹ năng đối với các cấp quản lý?

9. Yêu cầu về phẩm chất cá nhân đối với nhà quản lý?

10. Học tập và học tập suốt đời? Có thể học để có kiến thức và kỹ năng quản lý như thế nào ?

11. Lấy ví dụ một hệ thống xã hội được quan tâm? Phân tích những tính chất của hệ thống đó nhằm làm sáng tỏ vai trò của quản lý?

12. Lấy ví dụ một tổ chức được quan tâm? Phân tích những đặc trưng của tổ chức đó nhằm làm sáng tỏ vai trò của quản lý?

13. Lấy ví dụ một tổ chức (nhà nước, phi lợi nhuận, tư nhân) được bạn quan tâm? Khách hàng của các tổ chức đó là ai? Sản phẩm, dịch vụ những tổ chức đó cung cấp cho khách hàng của mình là gì?

14. Lấy ví dụ một nhà quản lý được bạn quan tâm và phân tích các chức năng quản lý được thực hiện bởi nhà quản lý đó?

15. Lấy ví dụ một vị trí quản lý và xác định trách nhiệm giải trình của vị trí đó ?

16. Lấy ví dụ một nhà quản lý được bạn quan tâm và phân tích các vai trò

Một phần của tài liệu Bài giảng môn khoa học quản lý: Quản lý và nhà quản lý (Trang 44)