Hệ thống Galileo của Châu Âu:

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GPS và các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất trong quản lý, vận hành giao thông đường sắt Việt Nam (Trang 37)

Hệ thống định vị Galileo là một hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS) được xây dựng bởi Liên minh châu Âu. Galileo khác với GPS của Hoa Kỳ và GLONASS của Liên bang Nga ở chỗ nó là một hệ thống định vị được điều hành và quản lý bởi các tổ chức dân dụng, phi quân sự. Galileo theo kế hoạch sẽ chính thức hoạt động vào năm 2011-12, muộn 3-4 năm so với kế hoạch ban đầu.

Hệ thống định vị Galileo được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Ý Galileo Galilei nhằm tưởng nhớ những đóng góp của ông. Là hệ thống đầu tiên được thiết kế chỉ để phục vụ mục đích dân sự, khác với đối thủ GPS vốn ban đầu được phát triển cho mục đích quân sự. Galileo sẽ cho phép châu Âu có được sự độc lập chiến lược khi hệ thống vệ tinh ngày càng không thể tách rời trong việc điều hòa không khí, giúp điều tiết sự lưu thông của xe cộ. Theo ESA, Galileo sẽ cung cấp sự định vị chính xác đến từng mét mà hiện chưa có hệ thống nào phục vụ mục đích dân sự có khả năng làm được. Mục tiêu cuối cùng cần đạt được của hệ thống là một chòm 30 vệ tinh bay quanh trái đất. Đến năm 2010 toàn bộ hệ thống sẽ được hoàn thành: 30 vệ tinh Galileo và các trung tâm điều khiển tại mặt đất, 2 trung tâm chính tại Oberpfaffenhofen (Đức) và Fucino (Ý), 1 dự bị tại Tây Ban Nha.

Hệ thống sẽ bao gồm 30 vệ tinh quay theo quỹ đạo bên trên trái đất 23.600km. Trong số đó, có 27 vệ tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự phòng được đặt ở 3 quỹ đạo khác nhau. Các đồng hồ cảm biến trên vệ tinh sẽ được đồng bộ hoá thông qua 20 trạm cảm biến trên trái đất, 2 trung tâm chỉ huy và 15 trạm liên kết. Các thiết bị dưới mặt đất sẽ sử dụng tín hiệu thời gian mà các vệ tinh phát đi để định vị chính xác vị trí của chúng.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GPS và các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất trong quản lý, vận hành giao thông đường sắt Việt Nam (Trang 37)