Doanh thu

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GPS và các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất trong quản lý, vận hành giao thông đường sắt Việt Nam (Trang 82)

Doanh thu vận tải sẽ tăng lên nhờ việc sử dụng và khai thác mạng lưới tốt hơn bởi vì việc điều vận chạy tàu được cải thiện và do đó có được sự lưu thông cao hơn. Trong đánh giá này, chỉ xem xét đến doanh thu bổ sung mà không cần đầu tư thêm về tàu hoặc đường ray. Doanh thu bổ sung dẫn đến việc giảm chi phí cố định và do đó làm tăng mức lợi nhuận cho khỏan doanh thu bổ sung này.

Các phần lợi nhuận tăng này là việc tăng doanh thu do vận chuyển hành khách và hàng hoá.

Vận tải hành khách đã mất thị phần trong vòng 5 năm qua nhưng việc tăng số lượng khách là có thể. Tuy nhiên do tỷ lệ sở hữu xe cộ cá nhân tăng liên tục và sự cạnh tranh mạnh mẽ của vận tải đường bộ, quan điểm tiếp cận “bảo thủ” trong việc đánh giá doanh thu bổ sung từ vận tải hành khách không được chọn bằng việc không xem xét bất kỳ sự gia tăng khối lượng vận tải hành khách nào gắn với trung tâm OCC mới. Do vậy, chỉ xem xét sự gia tăng doanh thu vận tải hàng hóa, mà thực tế là làm giảm lỗ cho lĩnh vực vận tải hàng hóa.

Về lĩnh vực vận tải hàng hoá, thị phần hầu như là ổn định trong vòng 5 năm qua. Việc tăng thị phần là mục tiêu rõ ràng của VNR (tăng thị phần hiện nay từ 50% đến 100% trong vòng 2 năm tới). Mục tiêu này sẽ hỗ trợ bằng việc đầu tư cải thiện trung tâm OCC – không chỉ trong 2 năm tới mà trong những năm tiếp theo.

Khối lượng vận tải hàng hóa tăng và theo đó là doanh thu và lợi nhuận tăng được đánh giá là 11%.

Việc đánh giá dựa trên tuyến Hà Nội – TP HCM. Hiện tại có 6 chuyến tàu hàng chạy trong 1 ngày. Và trên lý thuyết, có thể chạy thêm 6 chuyến nữa nhờ việc điều phối hợp lý sau khi đầu tư OCC mới. Việc tăng lưu thông theo lý thuyết phải được đánh giá theo khả năng dự trữ năng lực thực tế về đòan xe vận tải hàng hoá vì việc đánh giá chỉ được thực hiện với giả thiết là không có đầu tư bổ sung để cải thiện cơ sở hạ tầng và đoàn xe.

Dự trữ năng lực đòan xe hàng hóa được xác định bằng số tàu, số toa hàng trong đoàn tàu, thời gian quay vòng và các tàu hàng địa phương bổ sung. Mức dự trữ duy tu bảo dưỡng (ngoại suy) đã bao gồm tòan bộ phần sử dụng năng lực khai thác các tàu hàng hoá hiện nay, được xác định vào khoảng trên 20%. Rất có thể cao hơn nhiều 20% vì cũng có thể các tàu hàng với số toa hàng ít hơn 30 được VNR khai thác.

Vấn đề năng lực không được khai thác một cách tối ưu là do việc không điều phối hợp lý của Trung tâm OCC hiện nay hay do sự yếu kém trong tiếp thị và bán vé thì chưa được khẳng định. Thực tế có thể đó sẽ là những nguyên nhân chính. Để tránh việc tính toán qúa lạc quan về doanh thu bổ sung, ước tính 50% năng lực không khai thác là do sự yếu kém trong tiếp thị và bán vé và 50% còn lại là do những khiếm khuyết trong điều vận của Trung tâm OCC hiện nay, có nghĩa là 10,5%. Con số này được làm tròn thành 11% để phản ánh các tham vọng của VNR nhằm tăng thị phần trong thị trường vận tải hàng hóa.

Việc tăng khối lượng hàng hóa lưu thông này có nghĩa là cần thêm khoảng 390 toa hàng bổ sung vào hoạt động khai thác.

Trên quan điểm thị trường, việc tăng này được hỗ trợ bởi sự tiềm năng tăng trưởng về thị trường vận tải hàng hoá (dự báo khoảng 8%/ năm) và sự tăng

trưởng cần thiết theo nhu cầu để đạt thị phần trong tương lai theo kế hoạch của VNR.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ GPS và các hệ thống thông tin vô tuyến mặt đất trong quản lý, vận hành giao thông đường sắt Việt Nam (Trang 82)