Định vị GPS chỉ làm việc với các vệ tinh trong tầm phủ sóng. Tuy nhiên khi tàu di chuyển qua các vùng không có tầm nhìn của vệ tinh (các hầm, đường qua rừng, nơi bị che và các toà nhà cao) thì định vị theo logic phải được thiết kế để khắc phục các trường hợp này.
Trước tiên, các vấn đề này xuất hiện trong khu gian nhiều hơn trong ga. Dựa vào nguyên lý các đoàn tàu được giám sát tối thiểu tại các ga hoặc trong các khu gian, nhược điểm mất sóng vệ tinh GPS trên các khu gian dọc theo tuyến không phải là vấn đề đáng quan tâm.
Tại các ga, luôn luôn có các khu vực với vùng phủ sóng GPS mà cho phép định vị tối thiểu “trong ga” hoặc “trong khu gian”. Có thể hiểu được là người ta mong muốn độ chính xác của định vị thực tế sẽ tốt hơn chỉ “trong ga”.
Về mặt lý thuyết định vị GPS có thể được hỗ trợ bới thiết bị đo quãng đường của đầu máy để giải quyết các khu vực không có sóng vệ tinh. Tuy nhiên việc đầu tư cho thiết bị này không phải do yêu cầu về độ chính xác. Đặc biệt do yêú tố giới hạn đối với việc thu nhận thông tin định vị giữa các ga sẽ không phải là do thiếu dữ liệu GPS mà do thiếu vùng phủ sóng GSM. Khi tàu đi qua hầm hoặc các vị trí không có sóng GPS nên tập trung vào định vị theo logic để có được vị trí chính xác hợp lý trong toàn hệ thống hơn là đạt được vị trí tốt nhất tại bất kỳ điểm nào dọc tuyến.