Xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp công

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây dựng công trình nhà ở cho công nhân tại công ty TNHH Magnat Industries.DOC (Trang 51)

trình tại Công ty TNHH Magnat Industries

Xuất phát từ sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất xây lắp, cùng với những quan điểm hoàn thiện kế toán ở trên, từ thực trạng kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Magnat vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần phải giải quyết để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Do vậy em xin mạnh dạn đề nghị một số đề xuất nhằm khắc phục những tồn tại đó như sau:

Công tác luân chuyển chứng từ:

Việc đánh số không liên tục chứng từ sẽ gây khó khăn cho công tác truy tìm dữ liệu từ số liệu chi tiết đến chứng từ gốc. Do đó kế toán cần sắp xếp và lưu giữ liệu chứng từ, sổ kế toán sao cho đạt mục đích dễ tìm, dễ lấy không chỉ phục vụ cho quản trị

nội bộ mà còn phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm soát của đơn vị cấp trên và cơ quan chức năng.

Việc tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung chưa hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của Công ty. Bởi địa bàn hoạt động của Công ty rộng, số lượng các công trình lớn lại nằm rải rác, phân tán nên việc tập hợp chứng từ gốc thường chậm dẫn đến việc phản ánh chi phí phát sinh không kịp thời .

Để khắc phục tình trạng này, công ty nên tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán. Như vậy, một mặt vừa nâng cao năng lực quản lý lại vừa chủ động được về mặt tài chính của các đơn vị thi công . Hiệu quả công việc sẽ tốt hơn bởi trách nhiệm quy định rõ ràng hơn.

Về việc tin học hóa công tác kế toán

Hiện nay, Công ty đã ứng dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán đã giúp cho Công ty rất nhiều trong việc xử lý, lưu trữ các thông tin kế toán. Thông tin kế toán được cập nhật hàng ngày, xử lý chính xác và nhanh chóng làm giảm đi rất nhiều khối lượng kế toán. Tuy nhiên, để tăng cường hơn nữa khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả máy vi tính trong công tác kế toán, Công ty cần đầu tư mua sắm những phần mềm kế toán mới nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay.

Đối với việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Trên thực tế tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt trong quá trình sản xuất xây lắp ở các công trường khá cao: 2-3%. Chính vì vậy việc giảm chi phí, hạ giá thành phụ thuộc rất nhiều vào việc tiết kiệm vật tư trong quá trình thi công. Để theo dõi và quản lý sát sao hơn khoản mục chi phí nguyên vật liệu, công ty nên áp dụng thêm một số biện pháp sau:

- Kế toán nên theo dõi chặt chẽ các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trên các tài khoản cấp 2 của TK 152, 153 và có thể mở thêm TK cấp 3 chi tiết cho các loại nguyên vật liệu chính vì nguyên vật liệu chính trong ngành xây lắp có giá trị rất lớn, đa dạng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí xây lắp. Cụ thể

TK 1521: vật liệu chính trong đó mở các TK chi tiết: TK 152101: gạch

TK 15202: thép TK 15203: xi măng ………..

- Để tiện cho việc theo dõi của thủ kho cũng như của kế toán vật tư thì trong phiếu nhập kho và phiếu xuất kho của công ty cần chi cột số lượng ra thành số lượng theo chứng từ và số lượng thực nhập. Như vậy với nhưng trường hợp mà số lượng thực nhập và số lượng trên chứng từ khác nhau thì thủ kho có thể theo dõi ngay trên phiếu nhập hoặc phiếu xuất sau đó báo cho kế toán công ty để tìm ra nguyên nhân và kịp thời xử lý. Mẫu phiếu như sau:

Công ty TNHH Magnat Industries

Địa chỉ:số12, ngõ 61/55 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

Nợ: Có:

Mẫu số: 01- VT

QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày

Số: Họ và tên người giao hàng:

Đơn vị nhận hàng: Nhập tại kho: STT Tên. nhãn hiệu. quy cách phẩm chất vật tư(sp. hàng hóa) số ĐVT Số lượng

Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực nhập A B C D 1 2 3 4 1 2 3 4 Cộng Số tiền bằng chữ:

Giám đốc Kế toán trưởng Người giao hàng Thủ kho

Ngoài ra, căn cứ vào các phiếu nhập kho, xuất kho kế toán nên ghi vào các bảng tổng hợp phiếu nhập, bảng tổng hợp phiếu xuất. Trên các bảng này ghi rõ số phiếu, tên vật tư, số lượng, đơn giá qua đó kế toán sẽ thuận tiện hơn trong việc theo dõi phát sinh của từng loại vật tư. Mẫu bảng tổng hợp như sau:

Công ty TNHH Magnat Industries

Địa chỉ:số12, ngõ 61/55 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội

BẢNG TỔNG HỢP NHẬP VẬT TƯ

Tháng …..năm….

Công trình………..

Chứng từ Tên vật tư Đơn vị

tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Số Ngày 1420 15/01 Gạch 2 lỗ Xi măng …. Cộng

Kế toán trưởng Người lập biểu

- Mặt khác để thực hiện các biện pháp giảm hao hụt ở mọi khâu: mua, bảo quản và xuất cho công trình bằng cách giao khoán vật tư hợp lý và kiểm soát thật chặt chẽ chứng từ. Mặt khác công ty nên thiết lập một mạng lưới các nhà cung cấp có uy tín, có khả năng đáp ứng yêu cầu. Điều này cho phép giảm chi phí trong bảo quản, giảm vốn ứ đọng hàng tồn kho mà vật tư vẫn đảm bảo được cung cấp đúng tiến độ

Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

+ Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép:

Để phản ánh chi phí thực tế phát sinh công ty nên:

- Hàng tháng Công ty cần phải trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

- Khi công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép , kế toán phản ánh số tiền lương phải trả của CN nghỉ phép.

Trong trường hợp nếu chi phí này lớn hơn chi phí kế hoạch, kế toán tiến hành điều chỉnh tăng số chi phí chênh lệch còn khi trích thừa, kế toán ghi giảm số chi phí chênh lệch.

+ Về phương pháp trả lương: Để khắc phục tình trạng như đã nêu kế toán phải theo dõi và xác định khối lượng hoàn thành đội thực hiện trong từng kỳ. Công ty nên lập bảng thanh toán nhân công công trình. Qua bảng thanh toán nhân công công trình giao khoán. Công ty có thể dễ dàng theo dõi khối lượng nhân công thực hiện theo hợp đồng giao khoán, lũy kế thanh toán kỳ trước, thanh toán đợt này. Việc theo dõi một cách cụ thể như trên sẽ đảm bảo cho Công ty quản lý tốt hơn nhân công. Nó cũng giúp các đội thuận tiện trong việc theo dõi chi phí nhân công phát sinh trong từng kỳ và có kế hoạch quản lý, phương pháp hạch toán hợp lý hơn.

Thêm vào đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi tình hình tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực của Công ty. Công ty nên lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT của toàn Công ty . Qua bảng phân bổ đó ta có thể dễ dàng thấy và so sánh được tỷ trọng chi phí nhân công của từng đối tượng sử dụng với nhau. Qua việc so sánh tỷ trọng trên nếu thấy việc tổ chức sắp xếp nguồn nhân lực chưa hợp lý để công ty có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời.

+ Về việc vận dụng Tài khoản: Kế toán nên chi tiết TK 334 “phải trả công nhân viên” thành 2 tài khoản cấp 2 theo QĐ 15/2006/BTC ban hành ngày 20/03/2006. Cụ thể:

TK 3341: phản ánh các khoản tiền lương trả cho công nhân viên của công ty TK 3348: phản ánh các khoản tiền lương trả cho lao động thuê ngoài của công ty Việc hạch toán qua các tài khoản chi tiết sẽ giúp cho kế toán thấy được tỷ trọng tiền lương, phụ cấp trả cho người lao động trong biên chế và tiền công trả cho người lao động thuê ngoài trong tổng chi phí nhân công trực tiếp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và quản lý chi phí nhân công trực tiếp cho công trình

Đối với công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công.

Do máy thi công là thiết bị có thời gian khấu hao ngắn phải bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, trong khi đó công ty lại không tiến hành trích trước chi phí sửa

chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh mà trong tháng công trình nào sử dụng tài sản cố định có phát sinh chi phí sửa chữa lớn thì được tính vào giá thành công trình đó. Đây là điều không hợp lý vì chi phí bỏ ra có tác dụng bảo dưỡng, sửa chữa máy trong nhiều kỳ nhưng chi phí chỉ được tính trong một kỳ. Do đó làm cho giá thành công trình không chính xác với thực tế. Vì vậy, Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh cho tất cả các đối tượng chịu chi phí.

Để tính và trích trước chi phi sữa chữa lớn tài sản cố định thì cuối mỗi năm Công ty cần xem xét tình hình, khả năng hoạt động của tài sản cố định hiện có, từ đó lập kế hoạch sửa chữa lớn tài khoản cố định vào cuối năm. Dựa vào đó, kế toán tính và trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định theo tháng hoặc quý rồi phân bổ đều cho các công trình.

+ Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí bao gồm nhiều khoản mục nhỏ vì vậy kế toán phải chi tiết TK 623 thành các TK cấp 2 để việc theo dõi các khoản mục chi phí liên quan đến máy thi công cho công trình được thuận tiện hơn. Cụ thể:

TK 6231- chi phí nhân công, TK 6232- chi phí vật liệu, TK 6233- chi phí dụng cụ sản xuất, TK 6234- chi phí khấu hao máy thi công, TK 6237- chi phí dịch vụ mua ngoài, TK 6238- chi phí bằng tiền khác

Đối với công tác hạch toán chi phí sản xuất chung

Hiện nay khi xuất dùng công cụ dụng cụ một lần có giá trị lớn, thời gian sử dụng và sản xuất kinh doanh dài, Công ty hạch toán toàn bộ chi phí đó vào tổng chi phí sản xuất chung trong một kỳ sẽ dẫn đến sự biến động lớn về chi phí sản xuất giữa các kỳ sản xuất. Như vậy, việc ghi nhận chi phí không phù hợp với doanh thu, điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của giá thành sản phẩm. Vì vậy để phù hợp với quy định hiện hành và đảm bảo việc quản lý chặt chẽ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả công cụ dụng cụ thì Công ty nên tiến hành phân bổ cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh khi xuất dùng công cụ dụng cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài. Số lần phân bổ tùy thuộc vào giá trị, mục đích và thời gian sử dụng. Kế toán ghi:

Ghi Có 153 – Giá trị công cụ dụng cụ

Khi phân bổ giá trị công cụ dụng cụ cho từng kỳ sản xuất kế toán ghi tăng cho chi phí sản xuất chung chi tiết Chi phí công cụ dụng cụ và ghi giảm Chi phí trả trước ngắn hạn

Nợ TK 6273 Có TK 142

Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho toàn bộ tài sản cố định của Công ty. Phương pháp này chưa phản ánh đúng giá trị hao mòn thực tế của từng loại tài sản cố định, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc lập kế hoạch nâng cấp tài sản cố định. Chính vì vậy Công ty cần có một sự quản lý tài sản cố định một cách cụ thể, phân loại rõ hơn để áp dụng từng phương pháp khấu hao đối với mỗi loại tài sản cố định cho phù hợp và hiệu quả nhất. Đối với những tài sản cường độ sử dụng lớn thì DN nên áp dung phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư như: máy ép thủy lực, máy trộn bê tông….

MỤC LỤC

CHƯƠNG I...1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...1

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài...1

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài...2

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu...3

1.4.Phạm vi nghiên cứu...3

1.5.Kết cấu luận văn tốt nghiệp...3

CHƯƠNG II...5

LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP...5

2.1 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản...5

2.1.1 Khái niệm chi phí...5

2.1.2 Khái niệm về chi phí sản xuất, chi phí sản xuất trong DNXL...5

2.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất trong DNXL...7

2.3 Kế toán chi phí sản xuất xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp...8

2.3.1 Đối tựợng tập hợp chi phí sản xuất xây lắp...8

2.3.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí SXXL...9

2.3.3.2 Tài khoản sử dụng trong kế toán chi phí SXXL...10

2.3.3.3 Trình tự hạch toán kế toán chi phí SXXL...11

2.3.3.4 Sổ kế toán trong kế toán chi phí sản xuất xây lắp...14

2.4 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước...16

2.5 Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu của đề tài...16

CHƯƠNG 3...18

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở CHO CÔNG NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MAGNAT INDUSTRIES...18

3.1 Phương pháp nghiên cứu về kế toán chi phí xây dựng công trình nhà ở cho công nhân tại công ty TNHH Magnat Industries...18

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu...18

3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu...20

3.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến kế toán Chi phí xây dựng công trình tại công ty...21

3.2.1 Đánh giá tổng quan về công ty TNHH Magnat Industries...21

3.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty...21

3.2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong công ty...23

3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Magnat Industries...25

3.3 Thực trạng kế toán CP xây dựng công trình nhà ở cho công nhân tại công ty TNHH Magnat Industries...27

3.3.1 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp tại công ty...27

3.3.2 Kế toán chi phí xây dựng công trình nhà ở cho công nhân tại công ty TNHH Magnat Industries...28

3.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...28

3.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...32

3.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công...35

3.2.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung...39

3.3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí xây dựng công trình nhà ở cho công nhân( Công trình Youngone)...42

CHƯƠNG 4...44

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH MAGNAT INDUSTRIES...44

4.1 Những nhận xét đánh giá về kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Magnat Industries...44

4.1.1 Những ưu điểm...44

4.1.2 Những tồn tại...46

4.2 Dự báo triển vọng phát triển và quan điểm hoàn thiên kế toán chi phí sản xuất xây lắp tại công ty...48

4.2.1 Dự báo triển vọng phát triển của công ty...48

4.2.2 Quan điểm hoàn thiện kế toán chi phí xây lắp tại công ty...49

4.3. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất xây lắp công trình tại Công ty TNHH Magnat Industries...51

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí xây dựng công trình nhà ở cho công nhân tại công ty TNHH Magnat Industries.DOC (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w