Phương pháp sử dụng trắc nghiệm
Phương pháp sử dụng trắc nghiệm là một phương pháp nghiên cứu sử dụng bảng hỏi được thiết kế trước nhằm thu thập ý kiến chủ quan của một số đông người về một vấn đề nào đó. Bảng hỏi là tập hợp nhiều câu hỏi trong đó đều có quan hệ một cách logic với nhiệm vụ nghiên cứu. Để trả lời các câu hỏi, đối tượng nghiên cứu sẽ đánh dấu vào những phương án mà khách thể nghiên cứu cho rằng phù hợp với mình nhất hoặc đưa ra ý kiến chủ quan của mình về câu hỏi.
Mục đích của phương pháp
Thu thập số liệu cho vấn đề cần nghiên cứu mang tính định tính hay định lượng giúp cho nghiên cứu có cơ sở vững chắc trong việc nghiên cứu và đưa ra kết luận.
Cách triển khai phương pháp trong nghiên cứu
Trong nghiên cứu này chúng tôi không phải thiết kế bộ công cụ mà sử dụng bộ công cụ có sẵn. Để đảm bảo được sự giúp đỡ từ giáo viên cũng như phụ huynh trong việc cung cấp số liệu ban đầu chúng tôi triển khai phương pháp này như sau:
- Xác định tắc nghiệm được sử dụng là công cụ nghiên cứu, sau đó in phiếp trắc nghiệm kèm theo thư ngỏ về mục đích nghiên cứu cũng như tính bảo mật của thông tin.
- Gặp gỡ ban giám hiệu của các trường trong nghiên cứu để giới thiệu về nghiên cứu và xin phép được thực hiện thu thập thông tin của học sinh trên một số lớp cụ thể.
- Trao đổi với giáo viên cụ thể về mục đích cũng như nội dung cụ thể của trắc nghiệm và đề nghị giáo viên giúp đỡ trong việc phát và thu phiếu cho phụ huynh của toàn bộ học sinh trong lớp để có được nguồn tin thứ nhất.
- Gặp giáo viên lần 2, sau khi đã có đủ số phiếu cần ở mỗi lớp từ nguồn tin phụ huynh, để nhờ giáo viên cung cấp thông tin của các em đó trên phiếu trắc nghiệm dành cho giáo viên để có được nguồn tin thứ hai.
- Hẹn và gặp gỡ cha mẹ cho mục đích phỏng vấn sâu của trắc nghiệm.
- Hẹn ngày quay lại thu phiếu của giáo viên. Các trắc nghiệm được sử dụng nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng trắc nghiệm Vanderbilt ADHD Diagnostic phiên bản dành cho cha mẹ , giáo viên để sàng lọc. Thang đo này được thiết kế dựa trên các biểu hiện về triệu chứng của rối loạn RLTĐGCY. Trắc nghiệm thứ hai là thang chẩn đoán Diagnostic Interview Scale Childrent (DISC) để phỏng vấn sâu cha mẹ của các trẻ được sàng lọc
chỉ ra có nguy cơ mắc rối loạn RLTĐGCY. Thang đo này được thiết kế dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của DSM – 4 về rối loạn RLTĐGCY. Mô tả cụ thể về công cụ như sau:
Thang đo đánh giá sàng lọc Vanderbilt ADHD Diagnostic
Thang đo Vanderbilt ADHD Diagnostic được thiết kế dùng cho công tác đánh giá sàng lọc trẻ có nguy cơ có RLTĐGCY do bệnh viện Vanderbilt thuộc Trung tâm phát triển trẻ em xây dựng với hai phiên bản dành cho cha mẹ và giáo viên. Mục đích của trắc nghiệp là tìm kiếm các thông tin về triệu chứng và mức độ biểu hiện của triệu chứng RLTĐGCY cũng như các biểu hiện của rối loạn hành vi, rối loạn chống đối hay một vài biểu hiện của lo âu trầm cảm. Trắc nghiệm không được dùng để chẩn đoán rối loạn RLTĐGCY. Thang đo được sử dụng cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi với hai phiên bản. Cha mẹ và giáo viên là người trả lời các miêu tả triệu chứng bằng cách chấm điểm: 0, 1, 2, 3 tương ứng với bốn mức độ: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng,
thường xuyên cho các biểu hiện xuất hiện ở trẻ ít nhất trong 6 tháng trở đi (tính từ thời điểm làm trắc nghiệm trở về trước). Thang đo là tập hợp các tiểu
mục mô tả các biểu hiện cụ thể của triệu trứng tăng động giảm chú ý và một số triệu trứng của rối loạn hành vi, hay cảm xúc được thiết kế trên tiêu chí biểu hiện của các triệu chứng RLTĐGCY do DSM – 4 đưa ra, Cụ thể:
Phiên bản dành cho cha mẹ bao gồm 46 mục (xem phụ lục 1)
Bảng 2.2. Cấu trúc thang đo sàng lọc RLTĐGCY Vanderbilt (dành cho phụ huynh)
STT Khái niệm Số biến
quan sát Thang đo
1 Biểu hiện giảm chú ý 9 4 mức điểm
2 Biểu hiện giảm tập trung 9 4 mức điểm
3 Biểu hiện chống đối phòng vệ 8 4 mức điểm
4 Biểu hiện rối loạn hành vi 13 4 mức điểm
5 Biểu hiện rối loạn cảm xúc: lo âu, trầm
cảm 7 4 mức điểm
Trong đó từ mục 1 đến 9 đánh giá các vấn đề về chú ý; từ mục 10 đến 18 đánh giá các vấn đề về tăng động, xung động; từ mục 19 đến 26 đánh giá vấn đề rối loạn chống đối từ mục 19 đến 26; từ mục 27 – 39 đánh giá các vấn đề rối loạn ứng xử; từ mục 40 – 46 đánh giá các vấn đề cảm xúc ( lo âu, trầm cảm)
Bảng 2.3. Cấu trúc thang đo sàng lọc RLTĐGCY Vanderbilt (dành cho phụ huynh) STT Khái niệm Số biến quan sát Thang đo
1 Biểu hiện giảm chú ý 9 4 mức điểm
2 Biểu hiện giảm tập trung 9 4 mức điểm
3 Biểu hiện chống đối phòng vệ và rối
loạn hành vi 10 4 mức điểm
4 Biểu hiện rối loạn cảm xúc: lo âu, trầm
cảm 7 4 mức điểm
Trong đó từ mục 1 đến 9 đánh giá các vấn đề về chú ý; từ mục 10 đến 18 đánh giá các vấn đề về tăng động, xung động; từ mục 19 đến 28 đánh giá vấn đề rối loạn chống đối và rối loạn ứng xử; từ mục 29 – 35 đánh giá các vấn đề cảm xúc (lo âu, trầm cảm).
Như đã giới thiệu, Thang đo sàng lọc RLTĐGCY của Vanderbilt dược xây dựng dựa vào các biểu hiện của triệu chứng rối loạn do DSM – 4 đưa ra vì thế nó có độ tin cậy rất cao và hiện đang được sử dụng khá phổ biến ở các cơ sở y tế cho việc sàng lọc RLTĐGCY vì vậy việc sử dụng trắc nghiệm này để sàng lọc sẽ cho một kết quả tốt. Kết quả của điều tra được xử lý bằng chương trình SPSS 17.0 cho phép xác định độ tin cậy của thang đo. Chúng tôi sử dụng phương pháp tính hệ số Cronbach’s Alpha để xác định độ tin cậy của thang đo. Hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0,6 trở lên thang đo được chấp nhận (có độ tin cậy).
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy Alpha Cronbach
Thang đo dành cho phụ huynh Cronbach’s Alpha Thang đo dành cho phụ huynh Cronbach’s Alpha
Biểu hiện giảm chú
ý 0,779
Biểu hiện giảm
chú ý 0,721
Biểu hiện tăng động 0,840 Biểu hiện tăng
động 0,783
Biểu hiện chống đối
phòng vệ 0,822
Biểu hiện chống đối phòng vệ và rối loạn hành vi
0,752
Biểu hiện rối loạn
hành vi 0,835 Vấn để cảm xúc:
lo âu, trầm cảm 0,684 Vấn để cảm xúc: lo
âu, trầm cảm 0,774
Như vậy, α Cronbach của các thang đo đều lớn hơn 0,6 có nghĩa là độ tin cậy của thang đo đạt ở mức độ có ý nghĩa, trong đó thang đo về hiệu quả tiêu cực và cách thức can thiệp và hệ thống khen thưởng có độ tin cậy cao.
Tiêu chí đánh giá sàng lọc đối với cả hai phiên bản dành cho cha mẹ và giáo viên:
Đối với tiêu chí Giảm chú ý đòi hỏi cần có từ 6 đến 9 mục được cho điểm 2 hoặc 3 trong tổng số 9 mục thì được xem là có biểu hiện nguy cơ rối loạn dạng trội giảm chú ý, và có biểu hiện vấn đề được chấm điểm 1 hoặc 2 ở bất kỳ mục nào của phần này.
Đối với tiêu chí tăng động/bồng bột đòi hỏi cần 6 đến 9 mục được chấm điểm 2 hoặc 3 trong tổng số 9 mục của phần này thì được coi là có biểu hiện nguy cơ rối loạn dạng trội tăng động và có biểu hiện vấn đề nếu bất cứ một mục nào cũng được chấm điểm 1 hoặc 2.
Đối với dạng hỗn hợp thì đòi hỏi đáp ứng cả hai tiêu chí trên.
Ngoài ra bảng sàng cũng cho thấy một số tiêu chí để đánh giá một vài rối loạn khác như:
Đối với rối loạn chống đối các mục trong phần đó cần được chấm điểm 2 hoặc 3.
Đối với rối loạn hành vi các mục trong phần này cần được chấm điểm 2 hoặc 3
Đối với lo âu hay trầm cảm cần từ 3 đến 7 mục chấm điểm 2 hoặc 3.
Trắc nghiệm chẩn đoán Diagnostic Interview Scale Childrent (DISC)
(xem phụ lục 3)
DISC là một tắc nghiệm phỏng vấn chẩn đoán rất có cấu trúc được sử dụng để đánh giá chẩn đoán sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu bao gồm lo âu, hoảng sợ, rối loạn ăn uống, trầm cảm, rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn bài tiết. DISC được thiết kế là những câu hỏi dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán theo quy định trong DSM-IV và ICD-10. Trong giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ sử dụng phần chẩn đoán dành cho RLTĐGCY để phục vụ cho nghiên cứu. Phần này gồm 46 câu hỏi chính có phân nhỏ thành a,b,c,d,e. Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm này để phỏng vấn cha mẹ của trẻ có nguy cơ có RLTĐGCY mà thang đo sàng lọc đã chỉ ra. Nội dung của các câu hỏi và tiểu mục tập trung vào các biểu hiện của các triệu chứng tăng động hay giảm tập trung ở hai môi trường trường học và ở nhà hoặc nơi khác; kiểm tra vấn đề về thính giác; thời điểm và khoảng thời gian khởi phát của triệu trứng; sự giảm sút của các hoạt động chức năng học tập, mối quan hệ; các chẩn đoán y tế hoặc tâm lý về bệnh lý; việc sử dụng thuốc… Dưới đây là cấu trúc của trắc nghiệm.
STT Khái niện Chi tiết Biến QS Chấm điểm
1
Các biểu hiện của triệu chứng giảm tập trung trong 6 tháng qua ở nhà 12 4 mức điểm (không, có, từ chối trả lời, không biết) ở trường ở nơi khác 2
Các biểu hiện của triệu chứng tăng động trong 6 tháng qua ở nhà 12 4 mức điểm (không, có, từ chối trả lời, không biết) ở trường ở nơi khác 3
Thời điểm khởi phát của các triệu chứng và có sự ảnh hưởng
Tuổi 4
Viết cụ thể tuổi, hoặc lớp, hoặc năm năm
Học lớp Mẫu giáo
4 Mức độ ảnh hưởng của rối loạn đến các hoạt động chức năng
Học tập 14
5 mức điểm (hầu hết, đôi lúc, hiếm khi, từ
chối trả lời, không biết) Công việc Vui chơi Quan hệ Cảm xúc 5 Các vấn đề khác Khả năng nghe 1 4 mức điểm (không, có, từ chối trả lời, không biết) Dùng thuốc tăng động 1 Khám bệnh 1 Chẩn đoán khác 1
Quy tắc cho điểm: 0, 2, 7,8,9 (tương đương với: không, có, từ chối trả lời, không có thông tin và không biết) đối với một tiểu mục.
Quy tắc tiến hành phỏng vấn: Đối với mỗi câu hỏi được đặt ra nếu cha mẹ trả lời là có thì người phỏng vấn sẽ khoanh tròn vào điểm 2 và tiếp tục hỏi các tiểu mục nhỏ của câu hỏi, cứ như vậy người hỏi sẽ hỏi lần lượt các câu hỏi theo thứ tự. Đối với câu trả lời là không thì người phỏng vấn sẽ cho điểm 0 và chuyển sang câu kế tiếp mà không cần hỏi các câu trong tiểu mục nhỏ. Nếu trẻ có từ 3 câu trả lời là có trở lên được mã trong ngặc ([ ]) từ câu 1 – 10 thì tiếp tục các câu tiếp theo, nếu không đáp ứng quy tắc này thì chuyển sang câu 22 ( bắt đầu cho phần rối loạn tăng động). Nếu trẻ có từ 3 câu trả lời là có trở lên được mã trong ngặc ([ ]) từ câu 22 – 32 thì tiếp tục các câu tiếp theo, nếu không đáp ứng quy tắc này thì chuyển sang câu 44. Ngoài ra còn một số quy tắc bỏ qua một số câu hỏi khi trẻ không từng học mầm non hay dưới 7 tuổi… được chỉ dẫn cụ thể trong bảng phỏng vấn. (xem phụ lục)
Quy tắc chẩn đoán: Áp dụng tiêu chí chẩn đoán của DSM – 4 đối với rối loạn RLTĐGCY trên 37 mẫu được phỏng vấn sâu. Mẫu nào đáp ứng 5 tiêu chí với câu trả lời có (2) sẽ là mẫu có RLTĐGCY.