Đặc điểm quan hệ tương tác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội (Trang 37)

Môi trường giao tiếp được mở rộng cả về thời gian, không gian, đối tượng và nội dung giao tiếp. Quan hệ tương tác với bạn cùng lứa phát triển mạnh mặc dù chưa đóng vài chính. Trẻ không đơn thuần chỉ biết đến các bạn trong lớp như trước đây mà trẻ tham gia vào nhiều nhóm bạn khác nhau như: nhóm bạn học tập, nhóm bạn năng khiếu, nhóm bạn có chung một sở thích…và chủ động hơn trong việc lựa chọn các không gian để chơi.. Trẻ tương tác với bạn cùng lứa tuổi không chỉ để vui chơi hay giải trí mà còn để học nhau những điều mà người lớn không dạy. Tình bạn giúp trẻ phát triển tình cảm và sự tự tin. Học sinh cuối tiểu học có thể bắt đầu có bạn thân, bạn thường là những học sinh cùng tuổi song cũng có thể nhiều tuổi hay ít tuổi hơn trẻ [26].

Quan hệ tương tác với cha mẹ không nhiều thời gian như trước đây, nhưng quan hệ cha mẹ và con vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của trẻ. Cha mẹ là người sẵn sàng chia sẻ với trẻ các vấn đề mà trẻ thắc mắc khi trẻ không hiểu. Lúc này tương tác giữa trẻ và cha mẹ và con không đơn thuần là chơi tự do như trước mà nó còn gắn chặt với cả với hoạt động

học tập của trẻ, do đó cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của con. Việc dạy ở trường không thể tách rời được sự kèm cặp hỗ trợ từ phía gia đình. Kiểu tương tác giữa cha mẹ và con cái cũng ảnh hưởng đến các phẩm chất khác của trẻ như sự tự tin hay rụt rè, hung hăng hay ôn hòa, nồng ấm hay lạnh lùng [26].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)