Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội (Trang 39)

Đây là một nghiên cứu dịch tễ với mục đích tìm tỷ lệ có RLTĐGCY ở HSTH trong quận Ba Đình vì thế việc chọn khách có tính đại diện cho quần thể HSTH quận Ba Đình là rất quan trọng. Do có giới hạn về số lượng mẫu nên tôi đã dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên để có thể cho một kết quả nghiên

cứu khách quan nhất. 400 khách thể được lấy ngẫu nhiên trên 4 trường tiểu học được phân bố trên các phường của quận Ba Đình, cụ thể:

Bảng 2.1. Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Khối Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5

Tổng Giới

trường Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Thành Công A 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 100 Ng. Tri Phương 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 100 Hoàng Diệu 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 100 Ngọc Hà 10 10 10 10 10 10 10 10 10 10 100 Tổng mẫu 40 40 40 40 40 40 40 40 40 40 400

Số mẫu trên được lấy ở 4 trường trên tổng số 18 trường tiểu học của quận Ba đình là: trường Tiểu học Thành Công A, trường Tiểu học Hoàng Diệu, trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, trường Tiểu học Ngọc Hà. Các trường này thuộc bốn phường: Thành công, Đội Cấn, Điện Biên, Ngọc Hà là các phường nằm trong tổng số 10 phường của quận Ba Đình (Điện Biên, Đội Cấn, Giảng Võ, Kim Mã, Liễu Giai, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Nguyễn Trung Trực, Quán Thánh, Thành Công). Số mẫu được lấy tương tự về số lượng ở các lớp (20 mẫu/ lớp), khối (80 mẫu/khối) và trường (100 mẫu/trường) cũng như bằng nhau giữa nam và nữ (200/200). Để có được số mẫu trên chúng tôi bắt đầu với việc chọn lớp theo hệ thống: Khối 1 chọn lớp A (1) ; Khối 2 chọn lớp C (3); Khối 3 chọn lớp B (2); Khối 4 chọn lớp E (5); Khối 5 chọn lớp D (4). Sau đó chúng tôi chọn gẫu nhiên mẫu trong các lớp đó như sau: Mỗi lớp chọn 20 học sinh bao gồm 10 nam và 10 nữ. Số học sinh này được chọn bằng cách rút ngẫu nhiên ở mỗi loại 10 phiếu trên toàn bộ số phiếu thu được học

sinh của lớp đó (phiếu do phụ huynh khai) đã được phân ra làm hai loại nam và nữ, số phiếu này đã được xếp theo thứ tự ABC. (lý do tôi không đưa ra chính xác học sinh nào được làm phiếu ở mỗi lớp vì e ngại sẽ gây ra sự tò mò, lo lắng cho các em vì thế tôi xử dụng hình thức cả lớp sẽ làm để loại bỏ yếu tố phòng ngừa) sau đó tôi lọc phiếu và đề nghị giáo viên giúp đỡ cung cấp thông tin từ các phiếu cụ thể đã được chọn.

Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)