- Dịch tễ học
Thật khó để tìm ra tỷ lệ mắc TĐGCY bởi những định nghĩa khác nhau qua thời gian và những mẫu dân cư khác nhau. Ước lượng tỷ lệ từ 1-20% (Dupaul, 1991; Ross & Ross, 1982; Szatmari vỡ cộng sự, 1989). Nhiều ý kiến thống nhất với tỷ lệ 3-5% (APA, 1994) [17]. Nhiều số liệu dịch tễ học cùng chỉ ra rằng RLTĐGCY là một rối loạn phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên (với tỷ lệ trung bình được nhận biết là 3-5%) và là một trong những rối loạn thường gặp nhất trong số trẻ em được đưa đi khám. Dù sao, như hầu hết các rối loạn tâm thần khác, sự thay đổi định nghĩa cũng ảnh hưởng đến việc đánh giá tỷ lệ mắc, và một số tỷ lệ biến thiên trong những mẫu khác nhau đã được đưa ra. Các cuộc điều tra dịch tễ học quy mô lớn sử dụng những tiêu chuẩn chẩn đoán phù hợp thời điểm được tóm tắt trong bảng sau [21]:
Bảng 1.2 . Tỷ lệ RLTĐGCY trong các mẫu dân cư
Tác giả RLTĐG CY (%) Tác giả RLTĐGCY (%) Anderson và cộng sự, 1987 5,7 Costello và cộng sự, 1996 1,9 Costello và cộng sự, 1988 2,0 Shaffer và cộng sự, 1996 4,1 Szatmari và cộng sự, 1989 6,3 Wolraich, 1996 11,4 Jensen và cộng sự, 1995 7,4
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ RLTĐGCY trong các mẫu khác nhau dao động từ 2,0-9,5%. Tỷ lệ RLTĐGCY theo định nghĩa của DSM-IV cao hơn từ 15-57% so với DSM-III-R. Tỷ lệ nam cao hơn 2-3 lần so với nữ ở cả các mẫu lâm sàng và học sinh. Khoảng 3% trẻ em gái có RLTĐGCY [21].
ở Việt Nam, theo nghiên cứu về rối loạn hành vi ở trẻ em và vị thành niên của Viện Nhi (1999) thì tỷ lệ RLTĐGCY là 2, 68% [6, 50].
- Văn hóa
RLTĐGCY được biết là xảy ra trong mọi nền văn hóa, với các lưu hành độ khác nhau, điều này có lẽ do việc áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau hơn là do sự khác biệt về biểu hiện lâm sàng.
- Tuổi
Rối loạn tăng động giảm chú là một rối loạn phát triển có những triệu chứng khởi phát trước 7 tuổi. Các triệu chứng có thể vẫn tồn tại đến tuổi thanh thiếu niên và trưởng thành, có thể giảm đi hoặc biến mất [15].
Tỷ lệ phần trăm tồn tại của bệnh ở mỗi nhóm chưa đựợc chứng minh rõ ràng, nhưng ước tính ít nhất 15-20% trẻ có RLTĐGCY vẫn còn nguyên những chẩn đoán bệnh đến khi trưởng thành[15].
Tỷ lệ ở người lớn ước tính từ 2-7% [15].
- Giới tính
Tỷ lệ nam cao hơn 2-3 lần so với nữ ở cả các mẫu lâm sàng và học sinh. Khoảng 3% trẻ em gái có RLTĐGCY [20].
Theo số liệu thống kê của Canada năm 2006 ở trẻ em và trẻ vị thành niên bản thì tỷ lệ có RLTĐGCY của nam là 13%, nữ là 5% trong độ tuổi từ 4 –16 [39].
Theo số liệu của NHIS năm 2010 tỷ lệ nam là 11%, nữ là 6% trong độ tuổi từ 3 -18[34].
- Độ lưu hành
Theo số liệu mới nhất do hiệp hội tâm thần Mỹ đưa ra trong DSM IV- TR, độ hành độ TĐGCY được ước tính khoảng 3-7% trẻ em tuổi đi học [12]. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra tỉ lệ của rối loạn này cao hơn trong các mẫu dân cư khác nhau.
Một nghiên cứu của Mauriscio Silva de Lima, M.D.,Ph.D. và các cộng sự sàng lọc trên 9105 bản tóm tắt của các ấn phẩm trong 27 năm trước đó. Tổng số 303 các bài báo được xem xét và 102 nghiên cứu bao gồm 171.756 khách thể được xem xét lại theo một hệ thống, kết quả của nghiên cứu cho một tỷ lệ chung TĐGCY là 5,9% trong độ tuổi từ 4 -18[22].
Nghiên cứu của NSCH 2007, phần trăm trẻ em từ 4 – 17 tuổi ở 52 bang của Mĩ được chẩn đoán có RLTĐGCY dưới đây:
Bang % Bang % Bang %
Alabama 14.3 Louisiana 14.2 Oklahoma 11.0
Alaska 9.2 Maine 9.6 Oregon 8.8
Arkansas 13.1 Maryland 11.9 Pennsylvania 10.2 Arizona 7.6 Massachusetts 9.8 Rhode Island 11.1 California 6.2 Michigan 9.9 South Carolina 12.0 Colorado 7.6 Minnesota 7.8 South Dakota 8.1 Connecticut 7.8 Mississippi 9.9 Tennessee 11.3
Delaware 14.1 Missouri 10.8 Texas 7.7
District of
Columbia 7.7 Montana 8.5 Utah 6.7
Florida 11.6 Nebraska 9.0 Vermont 9.9
Georgia 9.2 Nevada 5.6 Virginia 10.2
Hawaii 6.3 New
Hampshire 8.5 Washington 9.5 Idaho 8.3 New Jersey 9.0 West Virginia 13.3 Illinois 6.2 New Mexico 7.1 Wisconsin 9.9
Iowa 9.7 North Carolina 15.6 Kansas 10.0 North Dakota 10.0
Kentucky 12.4 Ohio 13.3
Nguồn: CDC - Weighted percentage of children aged 4--17 years with parent- reported attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD), by state --- United States, 2003 and 2007
- Tiên lượng
Trẻ có RLTĐGCY có thể có tiên lượng cao về những rối loạn hành vi và hành vi chống đối ở tuổi trưởng thành. Điều này có thể do là những rối loạn tiên phát cùng tồn tại với RLTĐGCY hoặc có thể là rối loạn thứ phát RLTĐGCY chưa được can thiệp hay không can thiệp được [15].
Phần lớn trẻ em có RLTĐGCY có sức khỏe tâm thần tương đối tốt khi trưởng thành[15].
Khoảng 15 – 20 % trẻ có RLTĐGCY tiếp tục tồn tại các triệu chứng của khi trưởng thành, trong đó 65% có thể tiếp tục có những triệu chứng không rõ ràng của rối loạn RLTĐGCY. % [15].
- Các đặc điểm rối loạn kèm theo [15,25,33,]
ADHD có thể có những rối loạn kèm theo như: + Các rối loạn học tập.
+ Rối loạn hành vi hoặc rối loạn khiêu khích chống đối. + Rối loạn lưỡng cực.
+ Hội chứng Tourette.
+ Rối loạn phát triển lan toả. + Chậm phát triển tâm thần.
+ Trầm cảm không chủ yếu