Tỷ lệ học sinh có biểu hiện TĐGCY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội (Trang 61)

- Nghiên cứu lý luận (từ tháng 8/2011 đến 10/2011): Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tà

16 Buột miệng trả lời khi người hỏi chưa hỏ

3.1.3. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện TĐGCY

3.1.3.1. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện giảm chú ý (GCY)

Chúng tôi tiến hành so sánh mức độ biểu hiện của GCY trên từng nguồn thông tin riêng biệt để nhìn thấy sự khác nhau về mức độ biểu hiện của GCY được nhìn nhận ở những người có vai trò khác nhau và ở các môi trường khác nhau về cùng một vấn đề trên cùng một khách thể. Kết quả thu được trong bảng 3.3

Bảng 3.3. Mức độ của các biểu hiện GCY

Kênh thông tin

Phụ huynh Giáo viên

Không có biểu hiện Có biểu hiện Không có biểu hiện Có biểu hiện

SL % SL % SL % SL %

360 90,0 40 10,0 367 86,6 53 13,4

Biểu đồ 3.1. Biểu hiện của GCY trên 2 kênh thông tin

90 86.6 10 13.4 0 20 40 60 80 100

GCY - phụ huynh GCY - giáo viên

không có biểu hiện có biểu hiện

Như vậy qua bảng 3.3 – kênh thông tin phụ huynh chúng tôi thu được số mẫu có dương tính với biểu hiện GCY là N = 40/400 tương đương 10,0% có kết quả dương tính với biểu hiện TĐ. Đây là các mẫu có từ 6 đến 9 mục đạt điểm từ 2 đến 3 tương đương với mức độ xuất hiện thỉnh thoảng và thường xuyên của các triệu chứng biểu hiện sự giảm tập trung cụ thể là: 15/40 mẫu chiếm 37,5% có 6/9 mục được chấm điểm 2 và 3 (chiếm tỷ lệ cao nhất

trong nhóm mẫu có biểu hiện GCY); 3/40 mẫu chiếm 7,5% có 7/9 mục được chấm điểm 2 và 3; 9/40 mẫu chiếm 22,5% có 8/9 mục được chấm điểm 2 và 3; và 13/40 mẫu chiếm 32,5% có 9/9 mục được chấm điểm 2 và 3 (đứng thứ 2 sau các mẫu có 6 mục).

Cũng trong bảng 3 – kênh thông tin giáo viên, chúng tôi thu được số mẫu có biểu hiện GCY N = 53/400 tương đương 13,4% có kết quả dương tính với có GCY. Đây là các mẫu có từ 6 đến 9 mục đạt điểm từ 2 đến 3 tương đương với mức độ xuất hiện thỉnh thoảng và thường xuyên của các triệu chứng biểu hiện sự giảm tập trung cụ thể là: 19/53 mẫu chiếm ≈ 35,9% có 6/9 mục được chấm điểm 2 và 3 ( chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm mẫu có biểu hiện GCY); 7/53 mẫu chiếm ≈ 13,2% có 7/9 mục được chấm điểm 2 và 3; 11/53 mẫu chiếm ≈ 20,8% có 8/9 mục được chấm điểm 2 và 3; 16/53 mẫu chiếm ≈ 30,2% có 9/9 mục được chấm điểm 2 và 3 (có tỷ lệ cao thứ hai).

So sánh số mẫu từ hai kênh thông tin chúng tôi nhận thấy số mẫu dương tính với biểu hiện GCY do giáo viên cung cấp (N=53/400) nhiều hơn 13 mẫu, tương đương cao hơn 3,4% so với số mẫu dương tính với biểu hiện GCY do phụ huynh cung cấp (N=40/400). Các mẫu có 6/9 mục và 9/9 mục được chấm điểm ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên cả ở hai kênh thông tin đều chiếm tỷ lệ cao so với nhóm mẫu còn lại. Kết quả này cho thấy sự mong muốn của giáo viên đối với học sinh trên lớp rất cao, vì thế những biểu hiện mất tập trung của các em rất được thầy cô quan tâm và chú ý quan sát. Hơn nữa môi trường lớp học là môi trường thuận lợi để quan sát được mức độ tập trung của từng cá nhân học sinh, vì vậy các học sinh nào có biểu hiện này nhiều hay ít đều dễ dàng bị nhận diện và đánh giá nghiêm khắc hơn là cha mẹ nhận diện và đánh giá con của mình.

Tương tự với việc so sánh mức độ biểu hiện của GCY trên từng nguồn thông tin riêng biệt, chúng tôi tiếp tục so sánh mức độ biểu hiện của TĐ của các mẫu qua các kênh thông tin để thấy được sự khác nhau về một vấn đề giữa các nguồn tin khác nhau. Kết quả được mô tả trong bảng 3.4

Bảng 3.4. Mức độ của các biểu hiện TĐ 2 kênh thông tin Kênh thông tin

Phụ huynh Giáo viên

Không có biểu hiện Có biểu hiện Không có biểu hiện Có biểu hiện

SL % SL % SL % SL %

362 90,5 38 9,5 352 88,0 48 12

Biểu đồ 3.2. Biểu hiện của TĐ trên 2 kênh thông tin

90.5 88 9.5 12 0 20 40 60 80 100

TĐ - phụ huynh TĐ - giáo viên

không có biểu hiện có biểu hiện

Trong bảng 3.4 - kênh thông tin phụ huynh, chúng tôi thu được số mẫu là N=38/400 tương đương 9,5% có kết quả dương tính với biểu hiện TĐ. Đây là các mẫu có từ 6 đến 9 mục đạt điểm từ 2 đến 3 tương đương với mức độ xuất hiện thỉnh thoảng và thường xuyên của các triệu chứng biểu hiện sự tăng động cụ thể là: các mẫu có 6, 7 và 8 mục được chấm điểm 2 và 3 đều có 9

mẫu chiếm ≈23,7%/ mỗi loại; chiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%) trong nhóm là 11 mẫu chiếm có 9/9 mục đạt điểm 2 và 3.

Trong bảng 3.4 - kênh thông tin giáo viên, chúng tôi thu được số mẫu là N = 48/400 tương đương 12% có kết quả dương tính với biểu hiện TĐ. Đây là các mẫu có từ 6 đến 9 mục đạt điểm từ 2 đến 3 tương đương với mức độ xuất hiện thỉnh thoảng và thường xuyên của các triệu chứng biểu hiện sự tăng động cụ thể là: 12/8 mẫu chiếm 25,0% có 6/9 mục được chấm điểm 2 và 3; 9 mẫu chiếm ≈18,8% có 7/9 mục được chấm điểm 2 và 3 ; 13 mẫu chiếm ≈ 27,0% có 8/9 mục được chấm điểm 2 và 3 ; và 14 mẫu chiếm ≈ 29,2% có 9/9 mục được chấm điểm 2 và 3. Kết quả cho thấy mẫu có 6, 8 và 9 mục chiếm tỷ lệ cao gần như nhau từ hơn 25% đến 29%, còn mẫu có 7 mục chiếm tỷ lệ thấp nhất (18,8%).(xem phụ lục 7)

So sánh số mẫu của hai kênh thông tin ta nhận thấy số mẫu dương tính với biểu hiện TĐ do giáo viên cung cấp (N=48) nhiều hơn 10 mẫu và cao hơn 2,5% so với số mẫu dương tính với biểu hiện TĐ do phụ huynh cung cấp (N=38). Như vậy là có một sự chênh lệch giữa hai nguồn tin cha mẹ và giáo viên, giống như biểu hiện về GCY, số trẻ có biểu hiệnTĐ ở kênh giáo viên nhiều hơn chứng tỏ rằng giáo viên luôn đánh giá khắt khe đối với những biểu hiện của học trò hơn hoặc có thể môi trường lớp học với những quy tắc hạn chế sự vận động của trẻ trong giờ học như: ngồi xinh, không được nằm ra bàn, không được dời khỏi chỗ ngồi khi đang học…là một cái chuẩn để từ đó đánh giá trẻ.

Tiến hành so sánh tần xuất của biểu hiện GCY và biểu hiện TĐ từ hai kênh thông tin phụ huynh và giáo viên, chúng tôi nhận thấy có một sự khác biệt đáng kể về số lượng mẫu dương tính với biểu hiện GCY và biểu hiện TĐ trên cùng một nhóm mẫu, rất có thể có những mẫu được đánh giá có biểu hiện lâm sàng đối với GCY hoặc và TĐ ở kênh thông tin do phụ huynh cung cấp nhưng lại không được đánh giá ở kênh giáo viên hoặc ngược lại

Tóm lại, số mẫu dương tính với biểu hiện GCY và TĐ ở kênh giáo viên luôn cao hơn số mẫu dương tính với GCY và TĐ ở kênh cha mẹ và kênh tổng hợp từ hai kênh thông tin.

3.1.3.3. Tỷ lệ học sinh có biểu hiện TĐGCY

Các mẫu có biểu hiện GCY hoặc TĐ hoặc có cả hai biểu hiện được chúng tôi tổng hợp lại thành một nhóm chung là có biểu hiện TĐGCY. Tiếp tục tìm ra sự khác biệt về mức độ đánh giá giữa giáo viên và phụ huynh chúng tôi có được kết quả sau: (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Mức độ có biểu hiện TĐGCY trên 2 kênh thông tin Kênh thông tin

Phụ huynh Giáo viên

Không có biểu hiện Có biểu hiện Không có biểu hiện Có biểu hiện

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 354 88.5 46 11.5 335 83.8 65 16.3

Biểu đồ 3.3. Biểu hiện TĐGCY trên 2 kênh thông tin

88.5 83.8 11.5 16.3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

TĐGCY - Phụ Huynh TĐGCY - Giáo viên

Qua bảng 3.5 - kênh thông tin phụ huynh, chúng tôi thu được 46/400 mẫu có biểu hiện TĐGCY, tương đương với tỷ lệ 11,5%; Ở kênh thông tin giáo viên, chúng tôi thu được 65/400 mẫu có biểu hiện TĐGCY, tương đương với tỷ lệ 16,3%.

So sánh sỗ mẫu từ hai kênh thông tin trên, chúng tôi nhận thấy số mẫu có biểu hiện RLTĐGCY– kênh do giáo viên cung cấp cao hơn rất nhiều so với số mẫu có biểu hiện RLTĐGCY – kênh thông tin do phụ huynh cung cấp: cụ thể là 19 mẫu, tương đương với 4,8%.

Biểu đổ cho thấy, số mẫu có TĐGCY có được từ kênh thông tin giáo viên cao nhất (N=65), cao gần gấp đôi số mẫu có TĐGCY có được từ kênh thông tin tổng hợp giáo viên và phụ huynh (N=37) và cao hơn số mẫu có TĐGCY có được từ kênh thông tin phụ huynh là 19 mẫu (N=46).

Như vậy cả ba so sánh đều chỉ ra rằng, số mẫu có biểu hiện của rối loạn luôn luôn cao ở nguồn tin giáo viên và thấp hơn ở nguồn tin cha mẹ. Một giả thiết được đặt ra để giải thích cho sự chênh lệch này có thể do ở trường học sinh phải tiến hành các hoạt động học đòi hỏi sự chú ý, tập trung cao để giải quyết công việc bằng việc nghe, viết hay tính toán trong một khoảng thời gian dài nhất định thường là 30 – 40 phút, trong khi đó các hoạt động ở nhà có tính chất mở và linh hoạt hơn hoạt động tự do chiếm phần lớn thời gian, không đỏi hỏi sự chú ý cao độ và dài hơi như ở trường học và kết quả của công việc cũng không được đánh giá thường xuyên như ở trường, vì vậy giáo viên sẽ dễ dàng nhận ra sự mất tập trung cũng như mức độ mất tập trung ở các em hơn là cha mẹ. Vì thế có thể có nhiều em được giáo viên cho là có một số biểu hiện của sự giảm tập trung ở mức độ thỉnh thoảng và liên tục trong khi cha mẹ chỉ báo cáo có một số biểu hiện của sự giảm tập trung ở mức độ hiếm khi hoặc không bao giờ. Không loại trừ một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ không có thời gian để mắt tới các em vì thế họ cũng không thể cho thông tin chính xác bằng giáo viên trên lớp.

Qua ba so sánh trên chúng tôi thấy rằng rất có những mẫu chỉ có biểu hiện TĐGCY ở một kênh thông tin là cha mẹ hoặc giáo viên. Để loại trừ những trường hợp này chúng tôi tổng hợp tất cả các trường hợp được báo cáo từ hai kênh thông tin có biểu hiện dương tính với TĐGCY, sau đó chúng tôi loại bỏ các trường hợp chỉ có biểu hiện dương tính với TĐGCY ở một kênh thông tin và chỉ giữ lại các trường hợp có biểu hiện TĐGCY ở cả hai kênh thông tin.

Bảng 3.6. Mức độ có biểu hiện hoặc nguy cơ TĐGCY

Mức độ có biểu hiện TĐGCY

Biểu hiện giảm chú ý (GCY) Biểu hiện tăng động (TĐ)

Không có biểu hiện Có biểu hiện Không có biểu hiện Có biểu hiện

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

341 85.3 59 14.8 349 87.3 51 12.8

Mức độ có nguy cơ có RLTĐGCY

Bị loại Có nguy cơ Bị loại Có nguy cơ

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %

25 6,3 34 8,5 16 4,0 35 8,8

Trước khi loại bỏ những mẫu chỉ có báo cáo ở nguồn thông tin hoặc cha mẹ hoặc giáo viên: Số mẫu có biểu hiện của GCY là N = 59, tương đương với tỷ lệ 14,8%; Số mẫu có biểu hiện của TĐ là N = 51, tương đương với tỷ lệ TĐ là 12,8%.

Sau khi tiến hành loại bỏ các trường hợp chỉ có báo cáo ở một nguồn thông tin, đối với GCY chúng tôi thu được 34/59 trường hợp đủ điều kiện đáp ứng hai nguồn tin, chiếm 8,5% và loại bỏ 25 trường hợp không đủ điều kiện tương đương với 6,3%. Đối với TĐ chúng tôi thu được 35/51 trường hợp chiếm 8,8% và loại bỏ 16 trường hợp không đủ điều kiện đáp ứng hai nguồn tin, tương đương với 4,0%. Những mẫu đáp ứng đủ điều kiện có báo cáo từ hai nguồn tin chúng tôi gọi là nhóm có nguy cơ có RLTĐGCY.

So sánh với kết quả ban đầu chúng tôi nhận thấy có sự giảm đi đáng kể về tỷ lệ của GCY và TĐ từ việc khai thác độc lập một kênh thông tin với việc khai thác tổng hợp từ nhiều kênh thông tin. Điều này cho thấy khi kết hợp các nguồn tin về một vấn đề trên một khách thể sẽ cho mức độ đáng tin cậy hơn về các thông tin đó. Đây là một tiêu chí chẩn đoán đầu tiên của TĐGCY mà tất cả các mẫu phải đáp ứng. Nếu như những biểu hiện của các triệu chứng giảm chú ý hay tăng động chỉ luôn xuất hiện ở một môi trường thì rất có thể những yếu tố trong môi trường đó và đứa trẻ đang có một sự tác động liên quan đến động cơ, nhu cầu, hứng thú hay sự xung đột nào đó …. chứ không phải do rối loạn TĐGCY gây ra. Đối với những trẻ có TĐGCY thì chúng không thể kiểm soát được các triệu trứng của tăng động hay giảm tập trung vì thế nó được bộc lộ ở nhiều một trường khác nhau và ít bị các quy tắc hay nội quy tác động đến hành vi của mình. Sau khi lựa chọn được số mẫu có biểu hiện với GCY và TĐ ở hai nguồn tin, chúng tôi tiến hành tổng hợp số mẫu trên lại một lần nữa để tìm ra tỷ lệ trẻ có nguy cơ có TĐGCY. (bảng 3.8)

Bảng 3.7. Tỷ lệ trẻ có nguy cơ có RLTĐGCY- tổng hợp từ hai kênh

Biểu hiện Số lượng %

Không có biểu hiện RLTĐGCY 363 90.8

Có nguy cơ có RLTĐGCY 37 9.3

Tổng 400 100.0

Bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ có nguy cơ có RLTĐGCY là 37/400 mẫu chiếm 9,3%. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ có biểu hiện RLTĐGCY được đưa ra độc lập ở mỗi kênh: phụ huynh (11,5%) ; giáo viên (16,3).

Kết quả cuối cùng trong đánh giá sành lọc chúng tôi đã thu được 9,3% mẫu nghiên cứu có nguy cơ có RLTĐGCY, trong đó có 8,5 mẫu có nguy cơ mắc GCY và có tới 8,8 mẫu có nguy cơ mắc TĐ (xem biểu đồ). Điều này cho thấy

phần lớn mẫu có cả hai biểu hiện GCY và TĐ, chỉ có rất ít mẫu có trội một biểu hiện TĐ hoặc GCY.

Biểu đồ 3.4. Biểu hiện và nguy cơ có RLTĐGCY

14.8 12.8 12.8 8.5 8.8 9.2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 GCY RLTĐGCY

Có biểu hiện Có nguy cơ

Tóm lại: Trong giai đoạn đánh giá sàng lọc, chúng tôi thu được 9,3% tương đương với 37/400 mẫu có nguy cơ mắc RLTĐGCY. Số mẫu này sẽ được chuyển sang giai đoạn chẩn đoán để tìm ra những mẫu có RLTĐGCY.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ học sinh tiểu học có rối loạn tăng động giảm chú ý tại Quận Ba Đình - Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)