Phân tích dữ liệu thứ cấp về thực trạng chất lượng cho vay ngắn hạn tại HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay ngắn hạn tại HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38)

tại HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Khi đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn, ta cần phải xem xét nợ ngắn hạn quá hạn vì nợ ngắn hạn quá hạn cao cũng có nghĩa là ngân hàng không thu được lãi và gốc cho vay đúng hạn, hay nói cách khác chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng bị suy giảm. Nhận thức rõ điều đó nên qua các năm, chi nhánh đã ngày càng quan tâm đến chất lượng cho vay ngắn hạn, luôn phấn đấu ngăn ngừa nợ ngắn hạn quá hạn phát sinh hằng năm và tập trung giải quyết thu hồi nợ ngắn hạn quá hạn; từng bước lành mạnh hóa công tác cho vay ngắn hạn nhằm ổn định và phát triển, công tác thẩm định dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay ngắn hạn được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ. Đồng thời đẩy mạnh thu nợ, xử lý

rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phân loại nợ theo Quyết định 493 và thực hiện rủi ro triệt để. Tuy nhiên, vấn đề nợ quá hạn là vấn đề không thể tránh được của bất kỳ ngân hàng nào.

Nợ quá hạn ngắn hạn

Bảng 2.8. Nợ quá hạn ngắn hạn của HDBank Hoàn Kiếm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Dư nợ tín dụng ngắn hạn 407.517 500.309 604.595 2. Nợ quá hạn ngắn hạn 9.780,4 5.503,4 10.882,7 3. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn (%) 2,4 1,1 1,8

4. Biến động (%) - -1,3 +0,8

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Qua những số liệu trên, ta có thể thấy tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của HDBank – Hoàn Kiếm còn diễn biến khá phức tạp. Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh hằng năm trên tổng dư nợ giảm rồi lại tăng. Tính đến ngày 31/12/2010, nợ quá hạn ngắn hạn là 9.780,4 triệu đồng; chiếm 2,4% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Tính đến 31/12/2011, nợ ngắn hạn quá hạn là 5.503,4 triệu đồng; chiếm 1,1% tổng dư nợ tín dụng ngắn hạn và giảm 1,3% so với năm 2010. Đến năm 2012 thì nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng lên đáng kể, tăng 5.379,3 triệu đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Khiến tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn tăng 0,8%. Tuy nhiên, nợ quá hạn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ được phần nào chất lượng cho vay ngắn hạn của ngân hàng là tốt. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng cần chú ý đến những khoản nợ khoanh. Nợ khoanh là những khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được nợ và ngân hàng đồng ý gia hạn nợ cho khách hàng. Nếu sau thời gian gia hạn doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng thì khoản nợ này cũng được xếp vào khoản nợ quá hạn.

Nợ xấu

Nếu những khoản nợ quá hạn, sau một thời gian gia hạn, ngân hàng vẫn không tthu được lãi và gốc thì sẽ được xếp vào những khoản nợ xấu. Những khoản nợ xấu sẽ gây ra những tổn thất lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng của những khoản cho vay.

Bảng 2.9. Phân loại nợ của HDBank Hoàn Kiếm

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Số tiền 1.Tổng dư nợ 582.16 8 100 685.35 5 100 806.12 7 100 103.187 120.772 2.Nợ nhóm I 565.65 4 97,16 629.288 91,82 733.707 91,02 63.634 104.419 3. Nợ nhóm II 11.635 2 41.472 6,05 51.431 6,38 29.837 9.959 4. Nợ nhóm III 1.588 0,27 7.722 1,13 14.781 1,83 6.134 7.059 5. Nợ nhóm IV 936 0,16 4.792 0,7 5.082 0.63 3.856 290 6. Nợ nhóm V 2.355 0,41 2.081 0,3 1.126 0,14 -274 -955

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Tổng nợ xấu tính đến 31/12/2010 từ nhóm III đến nhóm V là 4.879 triệu đồng; chiếm 0,84% tổng dư nợ.

Tổng nợ xấu tính đến 31/12/2011 từ nhóm III đến nhóm V là 14.595 triệu đồng; chiếm 2,13% tổng dư nợ; tăng 9.716 triệu đồng so với cuối năm 2010.

Tổng nợ xấu năm 2012 từ nhóm III đến nhóm V là 20.989 triệu đồng, chiếm 2,6% tổng dư nợ; tăng 6.394 triệu đồng so với cuối năm 2011.

Tuy tỷ lệ nợ xấu chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ nhưng tỷ trọng này đang có xu hướng tăng trong những năm qua, tuy nhiên nợ nhóm V (nợ có khả năng mất vốn) giảm dần qua các năm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012. Điều này là một nỗ lực rất lớn của ngân hàng trong việc cố gắng minh bạch hóa vấn đề nợ xấu – vấn đề được cho là khá nhạy cảm với các ngân hàng và thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.

Như đã phân tích, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Vậy thực trạng nợ xấu ngắn hạn biến động như thế nào trong những năm qua?

Bảng 2.10. Nợ xấu ngắn hạn của HDBank Hoàn Kiếm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

2. Nợ xấu ngắn hạn 2.491 4.218 5.013

3. Tỷ lệ mất vốn (%) 0,61 0,84 0,83

4. Biến động (%) - +0,23 -0,01

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Tỷ lệ mất vốn của chi nhánh tăng qua các năm nhưng đây là một tỷ lệ nhỏ - chiếm chưa đến 1% trên tổng dư nợ cho vay ngắn hạn.

Tính đến 31/12/2010, nợ xấu ngắn hạn từ nhóm III đến nhóm V là 2.491 triệu đồng, chiếm 51,06% so với tổng dư nợ xấu và giảm 1.569 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2009. Do năm 2010 bối cảnh kinh tế đã có những dấu hiệu khởi sắc sau hơn 2 năm suy giảm do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ mất vốn là 0,89% so với dư nợ tín dụng ngắn hạn – đây là một tỷ lệ khá nhỏ. Nợ xấu phát sinh là do các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn làm ăn còn gặp nhiều khó khăn khi nền kinh tế vẫn chưa thực sự thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế năm 2008, mặt khác các món cho vay tiêu dùng đối với các cán bộ công nhân viên thực hiện việc trả nợ gốc, lãi không đều theo cam kết.

Tính đến 31/12/2011, tổng dư nợ xấu ngắn hạn là 4.218 triệu đồng, chiếm 28,9% so với tổng dư nợ xấu và tăng 1.727 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010. Tỷ lệ mất vốn trên tổng dư nợ ngắn hạn là 0,84% ; tăng 0,23% so với năm 2010. Năm 2011, chi nhánh đưa ra chính sách kiểm soát chặt chẽ tín dụng do đó việc nợ xấu ngắn hạn tăng cũng là điều tất nhiên.

Tính đến 31/12/2012, tổng dư nợ xấu ngắn hạn là 5.013 triệu đồng, chiếm 23,88% so với tổng dư nợ xấu và tăng lên 795 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011. Tỷ lệ mất vốn trên tổng dư nợ ngắn hạn là 0,83%; giảm 0,01% so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn trên tổng nợ xấu có giảm 5,02% so với năm 2011 và giảm đáng kể so với năm 2010, giảm 27,17%. Chứng tỏ chất lượng cho vay ngắn hạn của HDBank – Hoàn Kiếm đang ngày một cải thiện.

Lãi từ hoạt động tín dụng ngắn hạn

Như đã phân tích ở trên, khi tham gia vào nền kinh tế thị trường, mục tiêu lợi nhuận được đánh giá là mục tiêu hàng đầu. Các tổ chức tín dụng cũng không loại trừ điều này, trong đó hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng, do đó,

để đánh giá được chất lượng tín dụng thì lợi nhuận nó đem lại được coi là thước đo chủ yếu.

Bảng 2.11. Bảng tính thu lãi trong hoạt động cho vay của HDBank – Hoàn Kiếm

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Tổng doanh thu 117.658 267.033 298.654

2. Thu lãi từ hoạt động cho vay 65.538 184.569 197.546 3. Lãi từ hoạt động cho vay ngắn hạn 59.298 143.398 148.730 4. Tỷ trọng thu nhập tín dụng ngắn hạn 50,4 53,7 49,8 5. Lãi sau thuế từ cho vay ngắn hạn 44.473,5 107.548,5 111.547,5 6. Biến động tăng (giảm) lãi sau

thuế(%)

- +141,83 +3,72

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm

Ở chi nhánh, hoạt động cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn do khách hàng vay vốn của ngân hàng trên địa bàn chủ yếu là hộ SXKD, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên lãi thu được từ hoạt động cho vay ngắn hạn qua những năm gần đây luôn chiếm tỷ trọng cao và tỷ trọng này luôn xoay quanh ở mức 50%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của tỷ trọng này lại không ổn định. Thể hiện ở năm 2011, tỷ trọng này là 53,7% thì đến năm 2012 tỷ trọng này giảm xuống chỉ còn 49,8%. Lãi sau thuế từ hoạt động cho vay ngắn hạn vẫn tăng lên, nhưng với tốc độ tăng giảm dần, có thể giải thích là do, hoạt động tín dụng trung, dài hạn của ngân hàng đang ngày càng phát triển, tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng tong những năm qua có xu hướng tăng.

Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Bảng 2.12. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh số thu nợ ngắn hạn 505.321 884.291 1.209.190 Dư nợ ngắn hạn bình quân 407.517 500.309 604.595 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 1,24 1,75 2

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm Nhìn vào bảng trên ta thấy, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn có xu hướng tăng lên qua các năm. Nguyên nhân của việc tăng cao vòng quay vốn tín dụng ngăn hạn ở năm 2012 là do ngân hàng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất ngắn hạn của chính phủ nên đã có rất nhiều doanh nghiệp, HSX vay với thời hạn ngắn. Số vòng quay tín

dụng ngắn hạn ngày càng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn ngắn hạn có hiệu quả ngày càng tốt hơn qua các năm, chất lượng vốn tín dụng ngắn hạn được nâng lên. Điều này làm thời gian chu chuyển vốn tín dụng ngắn hạn được rút ngắn; chứng tỏ hiệu quả của các dự án có vốn ngắn hạn của ngân hàng tham gia thể hiện trên vòng quay vốn lưu động của dự án được rút ngắn, hiệu quả dự án tốt hơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay ngắn hạn tại HDBank – Chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w