Kỹ năng ra quyết định □

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Trang 40)

- QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

9.Kỹ năng ra quyết định □

10 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 23 7,66 109 36,34 168 56

( Số sinh viên khảo sát: 300 sinh viên)

Qua những nhận xét trên chúng ta có thể khẳng định rằng thực trạng KNS của SV trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh còn khá khiêm tốn. Sinh viên còn thiếu các KNS cơ bản, mặt khác đội ngũ nhà quản lý giáo dục và người được giáo dục vẫn chưa dành sự quan tâm đầu tư thỏa đáng về mặt thời gian, tư liệu và nguồn lực cho việc học tập và rèn luyện KNS.

Đặc biệt, Sinh viên chưa tìm thấy ở các môn học chuyên môn nhiều kiến thức về giáo dục về KNS, tạo cho họ sự thú vị khiến người học say mê yêu thích tìm tòi học hỏi để trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho bản thân mình.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? Đây cũng là điều mà tác giả luận văn muốn tìm kiếm và luận giải. Và để làm được điều đó, tác giả luận văn đã tiến hành điều tra, khảo sát thì thấy rằng: có rất nhiều nguyên nhân làm cho mức độ thuần thục về KNS của HS- SV còn hạn chế song theo họ chủ yếu là do nhận thức

của sinh viên và đội ngũ những nhà quản lý giáo dục về vai trò tầm quan trọng của KNS đối với sự phát triển toàn diện của người học còn chưa đầy đủ, nội dung cũng như phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục KNS nói riêng còn nhiều bất cập, trang thiết bị phục vụ GD KNS chuyên biệt còn thiếu. Để làm rõ được ý kiến đánh giá đó, chúng tôi đã tiến hành điều tra về thực trạng nhận thức của đội ngũ CBQL, GV về tầm quan trọng của KNS. Bởi theo tác giả, nếu đội ngũ cán bộ, giảng viên có nhận thức đúng đắn về hoạt động GDKNS thì đó chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan đến giáo dục KNS cho sinh viên tại trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho sinh viên trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho sinh viên

Tác giả đã thực hiện khảo sát nhận thức của 45 cán bộ quản lý, giảng viên nhà trường về trách nhiệm giáo dục KNS cho sinh viên và nhận được kết quả sau:

Bảng 2.3: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên về trách nhiệm phải giáo dục KNS cho SV

TT Nội dung Đồng ý Mức độ nhận thức Không Đ.ý Ý kiến khác

SL % SL % SL %

1 GD KNS là trách nhiệm của xã

hội 3 6.7 40 88.8 2 4.5

2 GD KNS là trách nhiệm của

nhà trƣờng 35 77.8 7 15.5 3 6.7

3 GD KNS là trách nhiệm của

các tổ chức đoàn thể 25 55.6 11 24.4 9 20 4 GD KNS là trách nhiệm của

GVCN và cố vấn học tập 19 42.2 15 33.3 11 24.5 5 GD KNS là trách nhiệm của

GV các khoa, bộ môn 32 71.1 10 22.2 3 6.7 6 GD KNS là trách nhiệm của

các trung tâm huấn luyện KNS 19 42.2 15 33.3 11 24.5 7 GD KNS cần phải có sự phối

hợp của các lực lƣợng giáo dục, thực hiện đồng loạt ở cả 3 môi trƣờng : Nhà trƣờng -Gia đình -xã hội.

45 100 0 0 0 0

8 GD KNS chỉ là trách nhiệm

Như vậy, qua những phân tích, đánh giá ở trên cho thấy hầu hết các CBQL, GV và SV của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh đều nhận thức đúng vai trò quan trọng của hoạt động GDKNS và cần thiết phải giáo dục KNS trong nhà trường (77,8%) và theo họ để thực hiện tốt GD KNS thì cần phải có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục, thực hiện đồng loạt ở cả 3 môi trường : Nhà trường -Gia đình -xã hội(100%). Đây theo tác giả là một tín hiệu tích cực đáng mừng, bởi khi họ đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hoạt động này thì họ sẽ tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động ấy và điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này diễn ra và mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động này.

Sau khi tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng về KNS của sinh viên và đánh giá nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống. Tác giả tiếp tục đi tìm hiểu về thực trạng hoạt động GDKNS tại trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.

2.2. Thực trạng hoạt động GDKNS cho SV ở trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh

2.2.1. Thực trạng hoạt động GDKNS trong việc tích hợp vào các môn học của giảng viên các khoa, bộ môn

Theo các chuyên gia, việc đưa giáo dục KNS vào các môn học chính khóa trong nhà trường(theo hướng lồng ghép, tích hợp hóa) về bản chất là thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó, đổi mới về nội dung phải bảo đảm vừa sức, thiết thực, giảm lý thuyết, tăng thực hành và ứng dụng, gắn với thực tiễn cuộc sống. Mà đổi mới về phương pháp dạy học trong các trường là dựa trên hoạt động tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên.

Nội dung chương trình giáo dục KNS trong trường hiện nay theo chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo là chưa có, phần lớn các cán bộ, giảng viên trong trường tùy theo năng lực và sở thích của mình mà lồng ghép hay tích hợp các bài học có nội dung giáo dục kỹ năng sống vào các môn học hay bài học của mình. Các chương trình giáo dục kỹ năng sống cơ bản nhất thì hầu hết do các tổ chức như: Phòng công tác sinh viên, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên ...tổ chức theo các chuyên đề hoặc kế hoạch giáo dục chính trị đầu khóa cho sinh viên ở đầu mỗi năm học.

Tác giả đã thực hiện khảo sát 40 cán bộ, giảng viên của khoa Lý luận chính trị Mác –lê nin, bộ môn GDTC và một số khoa bộ môn trong nhà trường về việc tự đánh giá việc dạy học tích hợp giáo dục KNS cho sinh viên, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 4: Đánh giá hoạt động tích hợp giáo dục KNS vào các môn học của GV các khoa, bộ môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Nội dung

Mức độ thực hiện

Tốt Khá Không tốt

SL % SL % SL %

1 Có Xây dựng nội dung GD KNS

tích hợp vào môn học 0 0 8 20 32 80

2 Có Triển khai dạy học có đan xen, tích hợp các tình huống giáo dục KNS vào các môn học chuyên ngành

0 0 10 25 30 75

3 Đánh giá, điều chỉnh, bổ xung kế hoạch giáo dục KNS sau khi thực hiện.

0 0 3 7.5 37 92.5

(Số lượng khảo sát: 40 cán bộ, giảng viên)

Như vậy, có tới 80% giảng viên chưa xây dựng kế hoạch thực hiện, chỉ có 20% giáo viên tự đánh giá việc xây dựng kế hoạch có nội dung GDKNS ở mức tốt và khá. Có 25% giáo viên được hỏi có thực hiện giảng dạy tích hợp các nội dung GDKNS vào bài dạy, còn lại 75% cho biết chưa thực hiện việc tích hợp GD KNS vào môn học, bài học. Việc đánh giá, bổ xung, điều chỉnh kế hoạch GD KNS sau khi thực hiện mới chỉ có 7,5% số GV áp dụng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do giảng viên chưa có quy định bắt buộc phải thực hiện giảng dạy tích hợp các KNS cần thiết (gắn với chuyên môn, chuyên ngành giảng dạy của mình), mặt khác bản thân nhiều giảng viên cũng chưa xác định được các cách thức triển khai giáo dục KNS cần thiết cho sinh viên một cách bài bản

và khoa học. Việc triển khai GD các KNS cho sinh viên đòi hỏi người dậy và hướng dẫn phải có sự trải nghiệm sâu sắc thì mới thu hút được học viên, các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường chưa có sự phối hợp tốt trong việc cùng giáo dục KNS.

2.2.2. Thực trạng hoạt động GDKNS trong các hoạt động giáo dục khác

2.2.2.1. Hoạt động của GVCN và Cố vấn học tập

Hoạt động của các giảng viên làm công tác chủ nhiệm, cố vấn học tập của các lớp ở cao đẳng, đại học vẫn rất cần thiết. Sinh viên cần được sự dẫn dắt, chỉ đạo, quan tâm của người giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập bởi lẽ họ là người gần gũi, hiểu rõ được về động cơ, hoàn cảnh của mỗi sinh viên mình phụ trách rồi động viên, dẫn dắt sinh viên trong học tập và cuộc sống thường ngày.

Những kỹ năng cơ bản cần thiết trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực tiễn cuộc sống được giáo viên chủ nhiệm truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, gần gũi và sát thực tế sẽ giúp sinh viên tự tin và trưởng thành nhanh hơn trong học tập, cũng như sinh hoạt xã hội.

Giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập nói chung trong trường đã cố gắng kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm và tình hình học tập, rèn luyện của lớp và các cá nhân mình phụ trách. Thường xuyên động viên, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời những ưu và nhược điểm của các thành viên tổ chức mình phụ trách, đồng thời chia sẻ các kinh nghiệm, vốn sống của mình giúp sinh viên học tập, rèn luyện và hòa nhập cuộc sống một cách an toàn, và hiệu quả.

Chúng tôi, cũng đã tiến hành khảo sát 30 giảng viên là giáo viên chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập về công tác GD KNS. Kết quả thu được được phản ánh trong bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5: Mức độ thực hiện các hình thức GD KNS của GVCN và Cố vấn học tập Hình thức GDKNS Mức độ thực hiện Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL %

Trong giờ sinh hoạt lớp 3 10 21 70 6 20 Trong hoạt động GD ngoài giờ lên lớp 7 23,33 17 56,67 6 20 Trong các hoạt động thăm quan, dã

ngoại

5 16,67 22 73,33 3 10

Trong các hoạt động XH, hoạt động tập thể

2 6,67 12 40 16 53,33

Thông qua các hoạt động VHVN,TDTT 13 43,33 15 50 2 6,67 Thông qua các hội thi 11 36,67 17 56,67 2 6,67 Thông qua các CLB, tổ, đội, nhóm 2 6,67 11 36,67 17 56,67 Thông qua các loại hình hoạt động khác 8 26.66 17 56.66 5 16,67

( Số lượng khảo sát: 30 người)

Như vậy, việc lựa chọn các hình thức giáo dục KNS của đội ngũ GVCN và Cố vấn học tập tại trường là khá đa dạng, tuy nhiên hiệu quả và mức độ thực hiện các hình thức trên còn chưa tốt: Chỉ có 10% GVCN và cố vấn học tập thường xuyên giáo dục KNS qua các giờ sinh hoạt lớp; 23,33% GVCN giáo dục thường xuyên qua hình thức ngoại khóa; Có đến 93,33% GVCN đánh giá không bao giờ hoặc thỉnh thoảng mới GD KNS thông qua các CLB,Tổ đội, nhóm.

Mặt khác, tác giả tiến hành khảo sát hiệu quả của công tác triển khai các hoạt động giáo dục KNS của 50 giảng viên, GVCN, Cố vấn học tập, kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 2.2: Hiệu quả thực hiện hoạt động giáo dục KNS của đội ngũ GV, cố vấn học tập 0 10 20 30 40 50 60 70 Có kế hoạch ngắn, trung và dài hạn về GD KNS Tổ chức triển khai các hoạt động GD

với nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp với

đối tượng sinh viên Có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Có kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh

sau mỗi hoạt động

Tốt Khá Trung bình Còn hạn chế

( Số lượng khảo sát: 50 người)

Như vậy, qua biểu đồ tự đánh giá của đội ngũ GVCN,Cố vấn học tập cho thấy hiệu quả thực hiện hoạt động GD KNS của đội ngũ trên là ở mức khá, và trung bình. Việc lập kế hoạch cho các hoạt động GD KNS chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức (chiếm 86% ở mức trung bình và hạn chế), có tới 40% GVCN tự đánh giá chưa thực hiện tốt kế hoạch.

Việc tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục KNS với nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng sinh viên và tập thể do mình phụ trách, có 40% giảng viên tự đánh giá ở mức trung bình, 18% đánh giá hiệu quả chưa tốt; 82% giảng viên đánh giá sự phối hợp giữa ba môi trường: Gia đình –nhà trường –xã hội ở mức trung bình và chưa tốt; Có đến 52 % giáo viên nhận xét việc kiểm tra, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động được thực hiện thiếu thường xuyên, hiệu quả trung bình, hoặc chưa tốt.

Có thể nói rằng, hoạt động GDKNS cho SV ở đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập vẫn còn mang tính chất tự phát là chủ yếu mà chưa có công văn giấy tờ nào quy định bắt buộc giáo viên họ phải có nội dung và thời lượng chương trình

giáo dục cụ thể . Đồng thời, hoạt động GDKNS còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan khác như lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cũng như năng lực của mỗi cá nhân giảng viên. Việc GDKNS ở họ chưa có định hướng rõ rệt cả về mục tiêu lẫn phương pháp, chưa có kế hoạch cụ thể. Lãnh đạo nhà trường cũng chưa có sự quản lý, chỉ đạo cụ thể về công tác GD KNS trong đội ngũ GVCN. Chính vì thế hiệu quả đạt được là chưa thật cao.

2.2.2.2. Hoạt động của Đoàn TN- Hội sinh viên

Đối với Đoàn thanh niên, được sự chỉ đạo thường xuyên của Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, TW Hội sinh viên Việt Nam , Tỉnh đoàn Hưng Yên, trong những năm vừa qua Đoàn thanh niên - Hội sinh viên trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh đã tổ chức khá nhiều hoạt động nhằm hướng tới việc GDKNS cho SV. Để thấy rõ được điều đó, tác giả luận văn đã tiến hành thống kê và tổng hợp những hoạt động chủ yếu của Đoàn thành niên Nhà trường có liên quan tới việc GDKNS cho SV trong năm học 2009 - 2010 như sau:

Bảng 2.6: Các hoạt động GDKNS cho sinh viên

STT Nội dung hoạt động

1 Tham gia hội thi “Sinh viên với sức khỏe sinh sản vị thành niên” do Tỉnh đoàn tổ chức nhằm giáo dục những kiến thức về sức khỏe sinh sản cho SV. 2 Tổ chức hoạt động hiến máu nhân đạo

3 Tổ chức tập huấn kiến thức an toàn giao thông và kỹ năng lái xe an toàn cho SV trong trường.

4 Tổ chức hoạt động văn nghệ, TDTT kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước và của trường.

5 Hoạt động tình nguyện, tham quan dã ngoại

6 Tổ chức hội thi Nữ sinh thanh lịch , hội thi giọng ca vàng trường Tài chính 7 Thăm và tặng quà các bà mẹ Việt Nam anh hùng

8 Tổ chức hội thi: “Nét bút tri ân” viết về thầy cô

9 Tổ chức các CLB Võ thuật, khiêu vũ, erobic, Đàn ghi ta, Bóng đá… 10 Tổ chức vận động quyên góp cho đồng bào bị thiên tai

11 Tổ chức các đội tình nguyện hè đi giúp đồng bào khó khăn

12 Tổ chức các cuộc thi Olympic các môn học chuyên ngành: QTKD, KT 13 Tổ chức hội thảo Kỹ năng NCKH trong sinh viên

14 Tổ chức tập huấn các kỹ năng sống trong KTX

15 Phối hợp với Ban tuyên giáo TW “ Nói chuyên về lý tưởng của thanh niên- sinh viên”

Các hoạt động trên đã thu hút được hàng nghìn lượt bạn sinh viên tham gia, và sau mỗi chương trình- kế hoạch các bạn tham gia tổ chức đều cảm thấy mình trưởng thành nhanh hơn, sống có trách nhiệm hơn với bản thân mình và cộng đồng xã hội.

Việc tổ chức các hoạt động giáo dục KNS trong các hoạt động của Đoàn TN- Hội sinh viên được thực hiện qua chương trình hoạt động năm học của tổ chức Đoàn TN-Hội sinh viên. Trên cơ sở bám sát vào chương trình hoạt động của TW Đoàn TNCS HCM, của TW Hội sinh viên Việt Nam, của tỉnh Đoàn Hưng Yên và các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường các tổ chức Đoàn thể phải xây dựng kế hoạch cụ thể trình Đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường phê duyệt, trong đó các nội dung hoạt động phải quan tâm đến tính giáo dục, đặc biệt là trang bị các kỹ năng sống cần thiết

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Trang 40)