Quan tâm hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Giáo dục Kỹ năng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Trang 72)

- QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.2.4. Quan tâm hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ Giáo dục Kỹ năng

cho cho đội ngũ GV,CTV

Có thể nói, nhìn chung đội ngũ cán bộ giảng viên của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh chưa được đào tạo bài bản chuyên môn, nghiệp vụ về giảng dạy KNS cho SV. Đây là điểm yếu không phải chỉ của trường mà của nhiều cơ sở giáo dục khác ở nước ta. Chính vì vậy để có những GV, CTV làm tốt công tác GDKNS cho sinh viên, ngoài vấn đề về nhận thức thì việc đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng này cũng là một hoạt động quan trọng, cần thiết trong quản lý hoạt

động GDKNS. Bởi nếu làm tốt công tác này, chúng ta sẽ có được một đội ngũ GV có hiểu biết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững về hoạt động GDKNS cho SV. Điều đó sẽ là một động lực thúc đẩy hoạt động GDKNS tiến lên và đạt được kết quả như mong muốn. Công tác đào tạo – bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của nhà trường cũng phải được tiến hành thường xuyên trong mỗi năm học, Hiệu trưởng sẽ chỉ đạo và giao nhiệm vụ riêng cho các phòng, ban chức năng. Tuy nhiên, các phòng, ban chức năng, các khoa, bộ môn, đội ngũ giảng viên phải phối hợp chặt chẽ để cho công tác đào tạo – bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng viên đạt hiệu quả và chất lượng đáp ứng mục tiêu yêu cầu của nhà trường.

*Cách thực hiện:

+ Trước hết phải lên kế hoạch cho công tác đào tạo – bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động GDKNS cho đội ngũ GV của trường theo từng kỳ học, năm học. Điều này là rất quan trọng, bởi có như vậy mới bảo đảm được tính cân đối, hài hòa trong việc đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, để kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả thì phải đặt ra mục tiêu, cũng như phải xác định được nội dung, hình thức tổ chức bồi dưỡng. + Sau đó cần cử những GV chủ chốt tham gia các khóa học về đào tạo KNS(ở trong và ngoài nhà trường) để họ có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết cho hoạt động này. Từ đó họ sẽ hướng dẫn lại cho những người khác.

+ Tổ chức tập huấn theo định kỳ 4 lần/năm vào đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học và trong hè.

+ Tổ chức tập huấn đột xuất cho GV khi nhà trường có những chuyên đề quan trọng về GDKNS cho SV của trường.

3.2.5. Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, khích lệ các tổ chức tham gia giáo dục KNS thông qua những hoạt động ngoại khóa

Đoàn thanh niên và Hội sinh viên là những tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên và Hội sinh viên Việt Nam. Các tổ chức này có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục của xã hội và phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tổ chức Đoàn, Hội trong các trường Cao đẳng, Đại học có vai trò to lớn trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục chính trị tư tưởng cho

thanh niên, sinh viên và thông qua các hoạt động góp phần vào công tác giáo dục của nhà trường.

Nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc chỉ đạo hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho Sinh viên trong đó có GDKNS là một nội dung rất quan trọng.

* Cách thực hiện:

- Tập huấn, tuyên truyền vai trò trách nhiệm về GDKNS cho SV: Đối với các đồng chí giảng viên làm công tác Đoàn, Hội trong nhà trường từ cuộc họp cấp ủy trong nhà trường cho đến những cuộc họp liên tịch theo ngành dọc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TƯ Đoàn, TƯ Hội sinh viên, tỉnh Đoàn Hưng Yên phải được quán triệt một cách sâu sắc nhiệm vụ GDKNS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên.

- Phối hợp chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh niên, sinh viên trong đó có nội dung GDKNS. Đảng ủy, ban giám hiệu nhà trường, Đoàn TN và Hội sinh viên cùng phố hợp lãnh đạo, chỉ đạo Đoàn viên-sinh viên nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện GDKNS cho SV. Xây dựng quy chế phối hợp lãnh đạo giữa nhà trường, tỉnh đoàn, Huyện đoàn đối với tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên nhà trường để huy động được mọi lực lượng tham gia một cách hợp lý và không bị chồng chéo. Nội dung kế hoạch của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải căn cứ vào định hướng, mục tiêu giáo dục toàn diện của giáo dục Cao đẳng, Đại học trong giai đoạn hiện nay, của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và nhiệm vụ cụ thể của mỗi năm học. Các nội dung hoạt động trong kế hoạch công tác của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên phải được thực hiện rải đều trong cả năm học chứ không chỉ tập trung vào những ngày lễ lớn của trường.

- Thống nhất lựa chọn các nội dung, hình thức tổ chức hoạt động GDKNS trong năm học trên cơ sở thực tế nhà trường. Các nội dung GDKNS cần phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi thanh niên, sinh viên và phù hợp với điều kiện của nhà trường, phù hợp với ngành nghề đào tạo, phù hợp với xu thế sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay..

- Thống nhất về vai trò, trách nhiệm cụ thể trong các chương trình hoạt động đã đề ra: Đảng ủy và Ban lãnh đạo nhà trường cử một đồng chí trực tiếp phụ trách các hoạt động, Ban thường vụ Đoàn TN- Hội SV mà cao nhất là đồng chí Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức phân công cán bộ đoàn, hội viên phụ trách từng mảng công việc theo đặc thù của từng hoạt động, các giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm đôn đốc, tổ chức, quản lý đoàn viên, hội viên của lớp tham gia. Cùng với việc phân công trách nhiệm trong công tác cũng cần có những thống nhất bằng các quy định cụ thể về nguồn tài chính phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động.

- Tổ chức phối hợp giữa lãnh đạo nhà trường, Ban chấp hành Đoàn, Hội sinh viên của trường và lực lượng giáo viên thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình phối hợp chú ý đến việc lựa chọn nội dung, hình thức, các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục. Phải chọn lựa nội dung giáo dục sao cho phù hợp với hình thức giáo dục sẽ giúp cho việc truyền tải các nội dung giáo dục một cách tự nhiên, nhẹ nhành, hấp dẫn và thể hiện tính linh hoạt sáng tạo của người tổ chức.

- Chỉ đạo Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức cho SV tham gia các buổi sinh hoạt, nói chuyện và đọc các loại sách báo về GDKNS sao cho phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi này. Chẳng hạn như sách “Hạt giống tâm hồn”, “Hành trình thành công của tuổi trẻ”; “Các giá trị sống”; “Bí quyết thành công và hạnh phúc”.

- Tiến hành trao đổi, học tập các mô hình hoạt động có nồng ghép GDKNS cho SV của các Đoàn, Hội trong cả nước và của trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam. Chẳng hạn như mô hình “Cuộc thi tìm hiểu về sức khỏe sinh sản – Hành trang của giới trẻ” của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam; mô hình “Talkshow – Kỹ năng sinh viên” của khoa Kinh tế - Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh; hay mô hình “Tập huấn kỹ năng xã hội cho sinh viên” của trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Mô hình hội doanh nghiệp trẻ của Đại học ngoại thương v.v.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm điểm rút kinh nghiệm trong các hoạt động của Đoàn, Hội.

3.2.6. Huy động các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào thực hiện GDKNS cho sinh viên

Giáo dục Việt Nam là nền giáo dục toàn dân, nhà trường Việt Nam cũng là trường học nhân dân. Nhà trường nào cũng gắn với cộng đồng, hoạt động theo mục tiêu phát triển cộng đồng. Nhà trường là vầng trán của cộng đồng, cộng đồng là trái tim của nhà trường nên cộng đồng phải cùng tham gia phát triển giáo dục trong nhà trường.

Có nhiều lực lượng cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống và KNS cho SV. Có thể kể ra ở đây một số lực lượng, tổ chức luôn đồng hành cùng nhà trường trong các hoạt động tuyên truyền giáo dục như: Trung tâm y tế, Trung tâm kế hoạch hóa gia đình, Công an, tỉnh đoàn, Huyện đoàn, Trung ương hội, hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, Hội doanh nghiệp trẻ… Phát huy được những nguồn lực giáo dục trên chính là góp phần vào làm phong phú thêm các kênh giáo dục KNS cho SV.

* Cách thực hiện:

- Nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp trong năm học: Có sự ký kết giao ước thực hiện trong đó có các chuyên đề sâu liên quan đến chuyên môn của các tổ chức xã hội, các lực lượng nói trên như: Giáo dục sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục; phòng chống ma túy, HIV/AIDS, Sinh viên với an toàn giao thông; …

- Xây dựng nội dung thực hiện và phân công trách cụ thể: Quy định cụ thể thời gian cụ thể trong năm đối với từng chuyên đề trong đó phân công cụ thể trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm các tổ chức phối hợp, vai trò Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và nhiệm vụ của giáo viên bộ môn., của các CLB, tổ, đội, nhóm.

Thông thường các chương trình tuyên truyền mang tính chất chuyên đề như trên được phân công trách nhiệm cụ thể như sau:

+ Tổ chức chuyên môn chịu trách nhiệm tuyên truyền, tư vấn về nội dung. Chẳng hạn như Công an về hiểm họa của ma túy, an toàn giao thông, pháp luật; Y tế, Trung tâm y tế dân số và kế hoạch hóa gia đình về giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục kiến thức về giới, về hạnh phúc gia đình; Tỉnh Đoàn, Huyện đoàn là các chương trình Sinh viên với phong trào lập nghiệp, định hướng tương lai,…

+ Nhà trường: Huy động nguồn lực sinh viên, bố trí giáo viên quản lý lớp, sắp xếp thời gian, địa điểm tổ chức, chịu trách nhiệm chính về nguồn lực tài chính.

+ Đoàn thanh niên, Hội sinh viên: Chịu trách nhiệm tổ chức chương trình, chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình sao cho sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.

+ Các tổ chức giáo dục của Chính phủ, Phi chính phủ, các tổ chức giáo dục quốc tế. Đây là những lực lượng sẽ trợ giúp nhiều cho nhà trường về mặt nội dung, tổ chức chương trình, lực lượng giảng dạy, thậm chí đó là những hoạt động tài trợ miễn phí. Tuy nhiên, để có được những chương trình, dự án này đòi hỏi ban đối ngoại phụ trách quản lý về mảng hoạt động GDKNS của Nhà trường phải rất năng động tìm kiếm thông tin, liên hệ trợ giúp và khéo léo trong ngoại giao. Sự phối hợp tốt với lực lượng này là là cơ hội cho sự phát triển hoạt động GDKNS cho SV của trường.

+ Các doanh nghiệp, hội cha mẹ phụ huynh học sinh, sinh viên : ủng hộ về tài chính và nguồn lực.

- Trong quá trình quản lý hoạt động này cũng cần có sự đánh giá, rút kinh nghiệm: Sau mỗi hoạt động nhà quản lý nên tiến hành lấy ý kiến đánh giá phản hồi từ phía sinh viên, giảng viên về hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện. Tập hợp xây dựng các tình huống giáo dục có hiệu quả. (cả tình huống thật và tình huống giả định)

3.2.7. Chú ý cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho ho ạt động GDKNS

Có thể nói, tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường, kể cả hoạt động dạy học sẽ có hiệu quả hơn nếu có một cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa, đồng thời có một nguồn kinh phí chủ động, phù hợp cho các hoạt động.

Mặc dù cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường đều phần lớn do nhà nước cung cấp hàng năm. Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước còn eo hẹp nên nguồn kinh phí này nhìn chung còn ít và chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của người dạy và người học. Điều này là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục của nhà trường, trong đó có hoạt động GDKNS cho

dụng nguồn kinh phí cung cấp này một cách hiệu quả, đồng thời có thể huy động được sự tham gia đóng góp, ủng hộ của công đồng, và các tổ chức quốc tế.

* Cách thực hiện:

- Muốn làm được mục tiêu đề ra ở trên, trước hết nhà quản lý giáo dục cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách được cấp hàng năm một cách hợp lý. Chú ý tới việc phân bổ nguồn ngân sách cho việc trang bị sách, báo, tài liệu liên quan tới GDKNS cho giảng viên và sinh viên.

- Chỉ đạo công tác sử dụng và khai thác các thiết bị dạy học một cách khoa học, hiệu quả: Giao cho phòng Quản trị thiết bị lập kế hoạch sử dụng thiết bị của từng giáo viên trong năm học, có sổ ghi theo dõi việc sử dụng, có thể tiến hành kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị… Đồng thời, biết khai thác khả năng sáng tạo của cả giảng viên lẫn sinh viên trong việc tự thiết kế thiết bị, đồ dùng dạy học theo nhu cầu của môn học. Điều đó không những làm tăng thêm hiệu quả cho bài học mà còn rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tư duy chủ động, sáng tạo, khả năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào trong thực tế.

- Phải biết huy động nguồn vốn từ cộng đồng: Huy động sự ủng hộ, đóng góp từ phía nhân dân theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm. Tuy nhiên để tạo niềm tin trong nhân dân về sự đóng góp của họ thì cán bộ quản lý phải có kế hoạch sử dụng hợp lý, minh bạch nguồn vốn do nhân dân và doanh nghiệp đóng góp.

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trên địa bàn trường đóng để có sự tài trợ cho các hoạt động lớn như chương trình thể thao, văn nghệ, tình nguyện, phòng chống tệ nạn xã hội, sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình….

3.2.8. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động GDKNS trong nhà trường nhà trường

Trong công tác quản lí nếu không có sự kiểm tra đánh giá thì coi như không có quản lí. Việc kiểm tra đánh giá là một chức năng quan trọng cần thiết của công tác quản lí. Không có đánh giá thì hệ thống quản lí GD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế quản lí không khoa học, không hoàn thiện. Chỉ có kiểm tra đánh giá, quản lí GD mới nhận được sự phản hồi, mới kịp thời phát hiện

một nhân tố đảm bảo cho quản lí GD có tính khoa học và hoàn thiện. Vì thế trong quản lí GDKNS cho SV Ban lãnh đạo của nhà trường nhất thiết phải xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá việc GD rèn luyện KNS của SV.

Như vậy, kiểm tra đánh giá là một quá trình mà trong đó CBQL tập hợp các thông tin, số liệu qua theo dõi, đôn đốc nhằm động viên hết khả năng tham gia của SV và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nếu kiểm tra đánh giá không khách quan, công bằng thì sẽ không động viên, khuyến khích được phong trào.

Nói tóm lại, khi thực hiện biện pháp này có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

- Giúp cho nhà trường biết được kết quả rèn luyện KNS của HS trong các chương trình ngoại khóa, từ đó điều chỉnh, phát triển, nâng cao các hoạt động cho

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)