Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động GDKNS

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Trang 78)

- QUẢN TRỊ KINH DOANH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

3.2.8. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động GDKNS

nhà trường

Trong công tác quản lí nếu không có sự kiểm tra đánh giá thì coi như không có quản lí. Việc kiểm tra đánh giá là một chức năng quan trọng cần thiết của công tác quản lí. Không có đánh giá thì hệ thống quản lí GD sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế quản lí không khoa học, không hoàn thiện. Chỉ có kiểm tra đánh giá, quản lí GD mới nhận được sự phản hồi, mới kịp thời phát hiện

một nhân tố đảm bảo cho quản lí GD có tính khoa học và hoàn thiện. Vì thế trong quản lí GDKNS cho SV Ban lãnh đạo của nhà trường nhất thiết phải xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá việc GD rèn luyện KNS của SV.

Như vậy, kiểm tra đánh giá là một quá trình mà trong đó CBQL tập hợp các thông tin, số liệu qua theo dõi, đôn đốc nhằm động viên hết khả năng tham gia của SV và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Tuy nhiên, nếu kiểm tra đánh giá không khách quan, công bằng thì sẽ không động viên, khuyến khích được phong trào.

Nói tóm lại, khi thực hiện biện pháp này có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

- Giúp cho nhà trường biết được kết quả rèn luyện KNS của HS trong các chương trình ngoại khóa, từ đó điều chỉnh, phát triển, nâng cao các hoạt động cho phù hợp. Sử dụng như là một kênh quan trọng để đánh giá xếp loại hạnh kiểm sinh viên theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Giúp cho SV biết cách tự đánh giá kết quả rèn luyện KNS của bản thân và biết cách đánh giá kết quả rèn luyện KNS của người khác.

- Giúp cho CBQL,GV và SV hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm quan trọng của việc GD rèn luyện KNS. Việc đánh giá và tự đánh giá nghiêm túc, đúng đắn khách quan sẽ kích thích phát huy được tính tích cực hoạt động của SV, nâng cao chất lượng GD của hoạt động.

- Góp phần khắc phục những bất cập và những mặt còn yếu trong khâu đánh giá kết quả của hoạt động GDKNS cho SV.

* Cách thực hiện

Từ nghiên cứu thực trạng về quản lý hoạt động GDKNS của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh cho thấy công tác kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động GDKNS của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh hầu như chưa được tiến hành. Có chăng chỉ là ở mức độ hình thức chưa quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá theo mục tiêu chuẩn kỹ năng dành cho SV . CBQL chủ yếu kiểm tra qua việc quan sát trực tiếp các hoạt động ở một số khâu nhất định, ở một vài thời điểm nhất định, như vậy khó đánh giá toàn diện hoạt động GDKNS cho SV. Đa số

thi đua. Để quản lý tốt hoạt động GDKNS, CBQL, GV cần thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá theo những quy trình nhất. Ở đây, tác giả luận văn xin đề xuất một quy trình để thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động GDKNS cho SV trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh như sau:

Bước 1: Xây dựng các tiêu chí đánh giá.

(Dự kiến cách làm) :

* Đối với cá nhân:

- Loại tốt : Nắm chắc mục tiêu của hoạt động. Biết cách phối hợp ( hoặc hỗ trợ ) để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra đạt kết quả tốt.

- Loại đạt: Hiểu được mục tiêu của hoạt động. Có sự phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra nhưng kết quả chưa thật tốt.

- Loại chưa đạt: Hiểu được mục tiêu của hoạt động. Chưa có sự phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả còn thấp.

* Đối với tập thể :

- Loại tốt : Nắm chắc mục tiêu của hoạt động.

Biết cách phối hợp ( hoặc hỗ trợ ) để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra đạt kết quả tốt.

Có từ 75% trở lên số SV được xếp loại tốt về rèn luyện KNS qua các chương trình do Nhà trường tổ chức.

- Loại đạt: Hiểu được mục tiêu của hoạt động.

Có sự phối kết hợp thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề đặt ra nhưng kết quả chưa thật tốt.

Có từ 50% trở lên số SV được xếp loại đạt yêu cầu hoặc loại

tốt về rèn luyện KNS qua chương trình do Nhà trường tổ chức. - Loại chưa đạt:

Hiểu được mục tiêu của hoạt động.

Chưa có sự phối kết hợp để thực hiện nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề hiệu quả còn thấp.

Dưới 50% số lượng SV xếp loại đạt yêu cầu

- Tập thể tự đánh giá theo các nội dung và tiêu chí của các mức độ

- Dựa trên việc xem xét các thông tin khách quan và dựa trên kết quả tự đánh giá của đơn vị tập thể, Ban chỉ đạo đánh giá xếp loại cuối cùng.

*) Cá nhân tự đánh giá:

- SV tự đánh giá theo các nội dung và tiêu chí của 3 mức độ đánh giá kết quả rèn luyện KNS nêu trên.

- Nhóm đánh giá xếp loại dựa trên kết quả tự đánh giá của cá nhân. - GV xem xét kết quả đánh giá của SV.

Bước 3: Chuẩn bị phƣơng tiện/Kĩ thuật kiểm tra đánh giá

- Đơn vị báo cáo và trả lời câu hỏi - Thị sát hoạt động

- Các câu hỏi để SV tự đánh giá. - Bản thu hoạch

- Phiếu đánh giá

Bước 4: Tổ chức thực hiện

a) SV tự đánh giá kết quả tham gia hoạt động của bản thân.

- SV tự đánh giá bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu đánh giá sau mỗi hoạt động.

- SV tự đánh giá và xếp loại theo các mức độ của tiêu chí đã nêu ở trên.

b) Nhóm đánh giá và GVCN đánh giá xếp loại.

Bước 5: Sử dụng kết quả tự đánh giá của SV

- GVCN và tập thể cán bộ lớp tập hợp phiếu của SV, xem xét kết quả, lấy đó làm cơ sở báo cáo đánh giá của đơn vị lớp mình.

- GVCN nhận xét chung trước lớp

- GVCN báo cáo kết quả với ban chỉ đạo bằng văn bản.

Bước 6: Tổ chức biểu dƣơng, khen thƣởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động GDKNS.

Hình thức biểu dương, khen thưởng có thể bằng vật chất, tinh thần hoặc kết hợp cả hai. Để đưa ra hình thức khen thưởng cho phù hợp, tác giả luận văn đã tiến

hành khảo sát lấy ý kiến của CBQL, GV và SV của trường và nhận được ý kiến phản hồi lại như sau:

Bảng 3.1. Lựa chọn phương thức khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có đóng góp quan trọng “vì sự phát triển của thế hệ trẻ” của cán bộ, giảng viên, SV

STT Các phƣơng án

CBQL, GV SV

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

1 Vật chất(tiền và hiện vật) 4 10,0 18 6,0 2 Tinh thần (bằng khen,

tuyên dương, bổ nhiểm...) 11 27,5

89 29,7

3 Vật chất và tinh thần 25 62,5 193 64,3

Như vậy, cả CBQL, GV và SV đều cho rằng phương thức biểu dương, khen thưởng bằng cả vật chất và tinh thần là hiệu quả nhất đối với những cá nhân, tập thể có đóng góp quan trọng “Vì sự phát triển của thế hệ trẻ”. Bởi lẽ việc động viên khen thưởng nếu chỉ bằng hoặc là vật chất (có thể là tiền hoặc hiện vật) hoặc tinh thần (như khen thưởng, tuyên dương, bổ nhiệm...) thì tính chất khích lệ, động viên không thể đạt hiệu quả cao bằng việc kết hợp cả hai hình thức đó lại với nhau.

Sự điều tra này sẽ là một gợi mở để Lãnh đạo Nhà trường, các CBQL về hoạt động GDKNS của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh đưa ra biện pháp biểu dương, khen thưởng cho thích hợp, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

3.3. Khảo sát, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDKNS cho SV

Sau khi nghiên cứu lý luận chung về các vấn đề quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động GDKNS để làm cơ sở nền tảng cho vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDKNS của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Qua việc đánh giá thực trạng, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát, thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của 8 biện pháp quản lý hoạt động GDKNS ở trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho CBQL, GV và SV.

Biện pháp 2: Cải tiến việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chƣơng trình GDKNS cho SV.

Biện pháp 3: Tăng cƣờng chỉ đạo việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án lên lớp mà nội dung bài dạy có hoạt động GDKNS cho SV.

Biện pháp 4: Quan tâm tới hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ giáo dục Kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, cộng tác viên.

Biện pháp 5: Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên , khích lệ các tổ chức tham gia giáo dục KNS thông qua những hoạt động ngoại khóa.

Biện pháp 6: Huy động các lực lƣợng xã hội khác trong và ngoài nhà trƣờng tham gia vào thực hiện GDKNS cho sinh viên.

Biện pháp 7: Chú ý cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động GDKNS.

Biện pháp 8: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động GDKNS trong nhà trƣờng.

3.3.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu sự đồng thuận của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp.

- Xác định nhận thức về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Đối tượng thăm dò, khảo sát

- Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: 3 người - CBQL các phòng ban, Giảng viên: 37 người

3.3.3. Nội dung thăm dò

- Nhận thức về mức độ cần thiết của 8 biện pháp đề ra:  Rất cần thiết

 Cần thiết  Ít cần thiết

- Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề ra:  Rất khả thi

 Khả thi  Ít khả thi

3.3.4. Kết quả

Tính cần thiết với thang điểm là:

Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Ít cần thiết:1 điểm.

Tính khả thi với thang điểm là:

Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Ít khả thi: 1 điểm.

Bảng 3.2: Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục kỹ năng sống

STT Biện pháp quản lý

Tính cần thiết ĐTB Xếp thứ bậc RCT CT ICT SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho CBQL, GV và SV.

37 92,5 3 7,5 0 0 2,93 1

2 Cải tiến việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình GDKNS cho SV.

36 90 4 10 0 0 2,9 2

3 Tăng cường, chỉ đạo việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án lên lớp mà nội dung bài dạy có hoạt động GDKNS cho SV.

36 90 3 7,5 1 2,5 2,875 3

4 Quan tâm tới hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV làm công tác GDKNS .

5 Phối hợp với ĐTN-HSV, khích lệ các tổ chức tham gia GDKNS thông qua những hoạt động ngoại khóa.

35 87,5 4 10 1 2,5 2,85 4

6 Huy động các lực lượng xã hội khác trong và ngoài nhà trường tham gia vào thực hiện GDKNS cho SV.

31 77,5 6 15 3 7,5 2,7 7

7 Chú ý cải thiện điều kiện cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho hoạt động GDKNS.

34 85 6 15 0 0 2,85 4

8 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động GDKNS trong nhà trường.

35 87,5 2 5 3 7.5 2,775 5

(Số lượng khảo sát: 40 người)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, hầu hết các biện pháp mà tác giả luận văn để xuất đều được đánh giá là rất cần thiết. Điểm trung bình của các biện pháp là khá cao từ 2,70 đến 2,93, trong đó các biện pháp đều có ít nhất 77,5% số người đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho CBQL, GV và SV” được đánh giá cao nhất về mức độ cần thiết, đạt tỷ lệ 92,5%. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì công tác tổ chức hoạt động GDKNS cho SV ở các trường Cao đẳng, Đại học thực ra mới được chú trọng và đề cao trong mấy năm trở lại đây, do đó SV thì hầu như chưa hiểu nhiều về hoạt động này, còn CBQL, GV thì hầu như chưa có nhiều kinh nghiệm về tổ chức, giảng dạy hoạt động trên, chưa thấy được mức độ quan trọng, sự cần thiết của hoạt động GDKNS trong công tác giáo dục toàn diện cho SV. Vì thế cần nâng cao nhận thức cho cả SV lẫn

CBQL, GV về vai trò, tầm quan trọng của GDKNS từ đó mới có thể tiến hành các biện pháp tiếp theo, bởi nhận thức luôn phải đi trước hành động, có nhận thức đúng thì mới chỉ đạo hành động đúng được.

Biện pháp “Cải tiến việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình GDKNS cho SV” cũng được 90% số người được hỏi đánh giá là cần thiết. Điều này cũng hoàn toàn là hợp lý, khách quan, phù hợp với cả về mặt thực tiễn lẫn mặt lý thuyết. Bởi lẽ việc lập kế hoạch bao giờ cũng là khâu đầu tiên, quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào và với hoạt động GDKNS cũng vậy. Nếu có một kế hoạch khoa học, hợp lý, phù hợp với đối tượng người học, phù hợp với xu thế đào tạo nguồn nhân lực thì việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục mới diễn ra tốt được, do đó khâu này đóng vai trò quyết định đối với hiệu quả của hoạt động GDKNS. Chính vì vậy, cải tiến việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình GDKNS cho SV là điều cần thiết, quan trọng.

Các biện pháp “Tăng cường, chỉ đạo việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án lên lớp mà nội dung bài dạy có hoạt động GDKNS cho SV”, “Phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, khích lệ các tổ chức tham gia giáo dục KNS thông qua những hoạt động ngoại khóa”, “Đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá tổng thể hoạt động GDKNS trong nhà trường” và “Quan tâm tới hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV làm công tác GDKNS cho SV” sẽ là những biện pháp có tính ổn định lâu dài, được thực hiện thường xuyên trong hoạt động giảng dạy và hoạt động giáo dục của nhà trường.

Còn biện pháp “Huy động các lượng xã hội khác trong và ngoài trường tham gia vào thực hiện GDKNS cho SV” tuy xếp thấp hơn những biện pháp khác nhưng cũng đạt tỷ lệ khá cao (77,5% số người được hỏi cho là rất cần thiết) điều đó chứng tỏ các biện pháp đưa ra là hoàn cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý của hoạt động GDKNS và phù hợp với yêu cầu, điều kiện trong sự phát triển trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh.

Cùng với việc điều tra khảo sát về tính cần thiết của việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS, tác giả cũng tiến hành lựa chọn một số phương pháp nhằm thăm dò về tính khả thi của các biện pháp đã đề ra, và thu được kết quả

Bảng 3.3: Thăm dò về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GD KNS STT Biện pháp quản lý Tính khả thi ĐTB Xếp thứ bậc RKT KT IKT SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDKNS cho CBQL, GV và SV.

38 95 2 5 0 0 2,95 1

2 Cải tiến việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình GDKNS cho SV.

31 77,5 5 12,5 4 10 2,675 5

3 Tăng cường, chỉ đạo việc chuẩn bị bài giảng, soạn giáo án lên lớp mà nội dung bài dạy có hoạt động GDKNS cho SV.

33 82,5 7 17,5 0 0 2,825 3

4 Quan tâm tới hoạt động

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Cao đẳng Tài chính - Quản trị Kinh doanh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)