KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 82)

a. Tiềm năng sản xuất điện từ khí bãi rác

KẾT LUẬN

1. Trong hàng thế kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến những hạn chế của việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch, trong đó nổi bật lên là đốt các loại nhiên liệu hoá thạch đã gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng. Giải quyết được các vấn đề này cần đến một cách tiếp cận toàn cầu, bao gồm cách quản lý mới đối với thế giới và con người cận nhận thức được rằng chúng ta chỉ có một hành tinh và tài nguyên trên hành tinh đó có giới hạn, trong khi dân số ngày càng tăng.

Năng lượng tái tạo chứa đựng tiềm năng lớn và là giải pháp cứu cánh cho cuộc khủng hoảng năng lượng và các thách thức môi trường. Chúng ta cần quan tâm đến những gì đang xảy ra đối với các chính sách và thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu, nhất là về mặt chi phí - hiệu quả. Các mối quan tâm liên quan đến biến đối khí hậu càng trở nên rõ hơn khi vẫn tồn tại một thực tế là 2 tỷ người trên thế giới không có điện và nước sạch. Như vậy việc có điện và nước trên quy mô toàn cầu và hướng một nền kinh tế ít cácbon đòi hỏi phải tăng đáng kể vai trò của các công nghệ năng lượng tái tạo, đẩy nhanh hơn nữa việc nghiên cứu và triển khai đổi mới công nghệ.

Các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, thủy điện sẽ nhanh chóng cạn kiệt trong tương lai gần. Để phát triển bền vững hệ thống năng lượng bên cạnh ứng dụng khoa học công nghệ, Việt Nam cần đẩy mạnh khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo; cần có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Việc nghiên cứu, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong đó phát triển mạnh năng lượng gió và năng lượng mặt trời… là xu hướng tất yếu của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Với đặc điểm địa lý thuận lợi, Việt Nam là một nước có tiềm năng dồi dào và đa dạng về năng lượng tái tạo được phân bố ở các vùng sinh thái khác nhau. Các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam bao gồm thuỷ điện, mặt trời, sinh khối, gió và địa nhiệt. Các nguồn năng lượng thuỷ điện tập trung ở các khu vực miền Bắc và miền Trung, chủ yếu chỉ có thể khai thác cho thuỷ điện nhỏ, lưới điện mini. Bức xạ mặt trời ở miền Nam và miền Trung có thể khai thác sử dụng bằng các hệ thống lưới điện kiểu gia đình. Khu vực miền Nam và miền Trung có nhiều tiềm năng về năng lượng sinh khối từ sản xuất nông nghiệp. Hiện tại chưa có những đánh giá hoàn chỉnh về tiềm năng địa nhiệt ở Việt Nam. Năng lượng gió là tiềm năng lớn góp phần đáng kể vào nguồn phát ở Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 7,6% dân số so với cả nước, là trung tâm về chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm kinh tế lớn nhất nước. Thành phố là nơi tiêu thụ năng lượng lớn nhất nước và hiện tại cho thấy Thành phố phụ thuộc rất nhiều vào các dạng năng lượng truyền thống, năng lượng hoá thạch, điều này dẫn đến vấn đề an ninh năng lượng của Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng nhiều khi có biến động về năng lượng trên thế giới hay ngay tại Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có tiềm năng khá tốt về các nguồn năng lượng tái tạo. Như đã trình bày ở trên, các nguồn năng lượng tái tạo bao gồm: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, biomass, biogas có thể đóng góp 156.000 tấn dầu tương đương (TOE) vào cán cân năng lượng Thành phố năm 2008 và 305.500 tấn dầu tương đương vào năm 2015 với những công nghệ hoàn toàn trong tầm tay của Thành phố. Việc đẩy mạnh khai thác, sử dụng năng lượng mới trên Thành phố là xu hướng tất yếu khi mà năng lượng cũ có hạn, cạn kiệt dần và giá cả tăng, khó đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng năng lượng để Thành phố tăng trưởng, phát triển bền vững về mọi mặt.

Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Việc khai thác, sử dụng nguồn năng lượng này đã được tiến hành và đạt được một số hiệu quả nhất định, nhưng còn yếu

kém. Trên thực tế đã minh chứng rằng chỉ tiêu phát triển 3% các nguồn năng lượng mới và tái tạo trên tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010 đã không đạt được. Thực trạng này cho thấy, chỉ tiêu 5% nguồn điện trên hệ thống điện quốc gia từ các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo vào năm 2020 cũng khó thành hiện thực.

Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo rất cụ thể. Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo cần sớm ban hành để thúc đẩy lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, các chính sách tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo cũng còn nhiều hạn chế manh mún, chưa tạo động lực thu hút sự tham gia đầu tư của trong và ngoài nước, chưa đồng bộ và chưa cụ thể, thiếu hướng dẫn cụ thể là những rào cản cho triển khai tiết kiệm năng lượng và phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

3.Khai thác nguồn năng lượng mới để tiến dần đên từng bước thay thế các nguồn năng lượng truyền thống đã dần và đang cạn kiệt, đồng thời với việc ngăn ngừa những thảm hoạ của hiệu ứng nhà kính khi trái đất đang dần nóng lên, ô nhiễm môi trường khi khối lượng chất thải ngày càng đồ sộ… là một điều bức bách hiển nhiên, là nguyện vọng sống còn của nhân loại. Có thể không ai phản đối nhận thức này nhưng tiến trình tìm kiếm, khai thác nguồn năng lượng xanh, sạch tuy đã có những điểm bức phá cho hiệu quả đầy hy vọng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng trong thực tế. Nếu cứ để thời gian trôi qua như tiến trình hiện tại tìm kiếm, khai thác các nguồn năng lượng mới của chúng ta thì sẽ rất muộn màng; khi ấy có lẽ hậu quả phải giải quyết sẽ nhiều hơn hiệu quả.

Mong rằng sự đóng góp nhỏ nhoi của chúng tôi sẽ cùng với các công trình khác góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự đồng bộ trong tìm kiếm, phát triển, khai thác, quản lý sử dụng năng lượng mới một cách khoa học, hiệu suất cao từng bước thay thế một cách hoàn thiện nguồn năng lượng cũ. Chúng tôi muốn nói đến không chỉ khuyến khích phát hiện, phát triển năng lượng mới một cách tự do, tự phát mà không sử dụng đến những chính sách, những quy định mang tính luật ngay từ những bước đầu nhằm tận dụng sự bùng nổ của khoa học

hiện tại vào từng công đoạn, từng tiến trình thăm dò, thí nghiệm, thực nghiệm, định hướng khai thác, định hướng sử dụng, quản lý, định hướng sản xuất những công cụ có hiệu suất cao trong sử dụng năng lượng mới song song với những máy móc thiết bị đặc chủng có nhu cầu trực tiếp với từng nguồn năng lượng mới.

Từ đó khẳng định rõ những mức thời gian và khẳng định những mốc từng phần tư liệu sản xuất chuyển sang sử dụng năng lượng mới vào những thời điểm nhất định, có nghĩa là chúng ta phải có những chính sách, quy hoạch, phát triển sử dụng nguồn năng lượng mới từ ngay khi bắt đầu triển khai tìm kiếm, thăm dò, khai thác và quản lý sử dụng…

Việt Nam đã ban hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cùng các văn bản hướng dẫn chi tiết. Chính sách tiết kiệm năng lượng cũng đã được cụ thể hóa bằng chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng giai đoạn 2006-2010 hướng đến 2015, tổng sơ đồ tiết kiệm năng lượng và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cơ bản cho các lĩnh vực liên quan. Cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, rất cần sự hỗ trợ của toàn xã hội, nhất là các nhà khoa học để đưa cải tiến kỹ thuật các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo, hạ giá thành đầu tư năng lượng tái tạo; nhằm đưa các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo vào vị trí không thể thiếu trong thực tiễn phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai gần và quan trọng hơn trong giai đoạn sau đó.

Trong qua trình nghiên cứu, hoàn thiện, dù đã cố gắng nhưng vẫn còn một số vấn đề, một số phương diện, chúng tôi chỉ mới dừng lại ở mức khái quát mà chưa có điều kiện đào sâu tìm hiểu cụ thể hơn. Chúng tôi mong sẽ nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của quý thầy cô, các chuyên gia về lĩnh vực quản

lý, khai thác năng lượng mới và các bạn, để hy vọng rằng, Luận văn Quản lý Hành chính công về đề tài “Quản lý Nhà nước về lĩnh vực khai thác năng

lượng mới tại Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ đóng góp một phần nhỏ vào kho

tang nghiên cứu khoa học về lĩnh vực khai thác năng lượng mới ở nước ta nói chung, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (17/6/2010) 2 Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (17/6/2010)

3Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ( 17/6/2010)

4Quyết định số 85/2009/ QĐ – UBND TP. Hồ Chí Minh ( 03/11/2009)

5 Tài liệu Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế Việt Nam – CHLB Đức về năng lượng gió ( Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh)

6 Tài liệu Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế Việt Nam – CHLB Đức về năng lượng gió ( Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh)

7 Tài liệu Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế Việt Nam – CHLB Đức về năng lượng gió ( Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh)

8 Tài liệu Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế Việt Nam – CHLB Đức về năng lượng gió ( Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh)

9 Đề tài Năng lượng gió trên Turbine trục đứng – Sinh viên Nguyễn Đức Hoàng – Đại học Sư phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh – 2010.

10 Tài liệu Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế Việt Nam – CHLB Đức về năng lượng gió ( Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh)

11 Tài liệu Chương trình đào tạo hợp tác quốc tế Việt Nam – CHLB Đức về năng lượng gió ( Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh)

12 Hội thảo Công nghệ khí hóa & ứng dụng – Công nghệ khí hóa sinh khối và các ứng dụng trong Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh – 19/8/2011 – www.enerteam.org

13 Đề tài quy hoạch các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2004 TS. Nguyễn Thế Bảo & TS. Bùi Tuyên – Sở Khoa Học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm tiết kiệm năng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Đề tài quy hoạch các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2004 TS. Nguyễn Thế Bảo & TS. Bùi Tuyên – Sở Khoa Học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm tiết kiệm năng lượng.

15 Đề tài quy hoạch các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2004 TS. Nguyễn Thế Bảo & TS. Bùi Tuyên – Sở Khoa Học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm tiết kiệm năng lượng.

16 Đề tài quy hoạch các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2004 TS. Nguyễn Thế Bảo & TS. Bùi Tuyên – Sở Khoa Học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm tiết kiệm năng lượng.

17 Đề tài quy hoạch các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2004 TS. Nguyễn Thế Bảo & TS. Bùi Tuyên – Sở Khoa Học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh – Trung tâm tiết kiệm năng lượng.

18 (VLk, Westerheijden & Wender, 2008) [109, tr.9].

20 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà Nội – năm 2006 – trang 197.

21 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà Nội – năm 2006 – trang 223.

22 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X – Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà Nội – năm 2006 – trang 223.

23 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

24 TTXVN giới thiệu toàn văn Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 25 TTXVN giới thiệu toàn văn Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020

26 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) .

27 http:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 82)