MẶT TRỜI, NĂNG LƯỢNG GIÓ 3.1 Định hướng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 70)

a. Tiềm năng sản xuất điện từ khí bãi rác

MẶT TRỜI, NĂNG LƯỢNG GIÓ 3.1 Định hướng

3.1 Định hướng

Định hướng phát triển năng lượng Việt Nam đến năm 2020 dựa trên các quan điểm sau:

- Việc phát triển năng lượng mới luôn gắn liền với sự phát triển các nguồn năng lượng trong nước, tăng cường thăm dò tìm kiếm các nguồn năng lượng mới có triển vọng, đa dạng hoá các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng, đồng thời mở rộng hợp tác năng lượng khu vực...song song với

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nhịp độ đáp ứng kịp thời xu thế phát triển của xã hội.

- Hướng đến mục tiêu bảo đảm an toàn cao nhất cung cấp năng lượng cho nền kinh tế quốc dân kể cả trong tình huống khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng kinh tế khu vực và thế giới.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả được coi như là một nguồn cung cấp năng lượng. Vì vậy cần tập trung đầu tư chiều sâu theo hướng cải thiện và nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải trên cơ sở tuân thủ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tranh thủ các nguồn tài trợ và cam kết từ các nhà tài trợ, các tổ chức nước ngoài.

- Việc ưu tiên tiết kiệm điện thời gian tới sẽ tập trung vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối văn phòng, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thụ hưởng kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách, tòa nhà thương mại.

- Chúng ta cần nhanh chóng khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến và sử dụng năng lượng, góp phần đảm bảo tính ổn định và bền vững trong phát triển kinh tế xã hội cũng như trong việc bảo vệ hệ thống sinh thái.

Định hướng phát triển năng lượng mới và tái tạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050:

Về điều tra quy hoạch: các dạng năng lượng mới và tái tạo chưa được đánh giá đầy đủ, bởi vậy cần có kế hoạch và đầu tư thích đáng cho điều tra bổ sung các số liệu, tiến tới quy hoạch, phân vùng các dạng năng lượng này để có kế hoạch đầu tư khai thác hợp lý. Nhà nước tiến hành lập các tổ chức chuyên

trách, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau để điều tra, xây dựng quy hoạch, kế hoạch về năng lượng mới. Các cơ quan chức năng cần phối hợp thực hiện tuyên truyền, tổ chức nghiên cứu, chế thử và triển khai rộng khắp trên toàn lãnh thổ về sử dụng năng lượng mới.

Nhà nước tăng cường tuyên truyền sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo để cấp cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, xây dựng cơ chế quản lý để duy trì và phát triển các nguồn điện ở những khu vực này, lồng ghép sử dụng năng lượng mới và tái tạo vào chương trình tiết kiệm năng lượng và các chương trình mục tiêu quốc gia khác như chương trình điện khí hóa nông thôn, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo, nước sạch, VAC…

Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng các cơ sở thích hợp để sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các loại thiết bị năng lượng mới như đun nước nóng, thủy điện nhỏ, động cơ gió, hầm khí sinh vật…ở những nơi có điều kiện, hợp tác mua công nghệ của các nước đã phát triển để lắp ráp các thiết bị công nghệ cao như pin mặt trời, điện gió… từng bước làm phù hợp và tiến tới lắp ráp chế tạo trong nước.

Nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu, chế tạo thử, xây dựng các điểm điển hình sử dụng năng lượng mới và tái tạo; ưu đãi thuế nhập thiết bị, công nghệ mới, thuế sản xuất, lưu thông các thiết bị; bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, cải tiến kỹ thuật có giá trị.

Nhà nước cho phép, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phối hợp đầu tư khai thác nguồn năng lượng mới và tái tạo trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.36

Song song quá trình định hướng phát triển và sử dụng nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo cần hình thành kịp thời các chính sách quản lý và bảo vệ môi trường.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Các chính sách về năng lượng tái tạo:

Trong thời gian gần đây, Chính Phủ Việt Nam đã đưa ra khung chính sách cho sự phát triển điện từ năng lượng tái tạo liên quan đến điện khí hóa nông thôn, đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ưu tiên phát triển hợp lý công nghệ năng lượng sạch, nâng cao tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo và cung cấp điện cho lưới.

Nhà nước tăng đầu tư, áp dụng đa dạng hình thức huy động các nguồn lực để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng mới mang tính tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của Việt Nam góp phần bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

Không những ở những vùng đô thị mà cả nông thôn và miền núi, với địa bàn rộng lớn nhu cầu năng lượng thấp và phân tán phù hợp để phát triển sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng tái tạo là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, đang ngày càng có vai trò tích cực trong cung cấp năng lượng. Nhà nước đã và đang có sự đầu tư thích đáng để nghiên cứu ứng dụng các công nghệ năng lượng mới, tổ chức đánh giá, chính xác hóa tiềm năng năng lượng tái tạo để có quy hoạch sử dụng hiệu quả.

Các ngành, các địa phương xây dựng các cơ sở sản xuất, các dịch vụ lắp ráp, sửa chữa các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo như thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời (đun nước nóng, pin mặt trời..) thủy điện nhỏ, động cơ gió, khí sinh vật…

Nhà nước khuyến khích mọi cơ quan, tổ chức, mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các hoạt động sử dụng năng lượng tái tạo.

"Nhà nước khuyến khích việc phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo thông qua việc hỗ trợ các dự án nghiên cứu, sản xuất và xây dựng mô hình năng lượng mới và tái tạo; miễn thuế để sản xuất, nhập khẩu và vận chuyển các thiết bị năng lượng mới, nguồn lực và công nghệ," trích dẫn lời của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.

Thông tư 101/2010/TT-BTC hướng dẫn việc miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính ban hành áp dụng cho: Tổ chức, cá nhân có hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải; quan trắc và phân tích môi trường; sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và thực hiện dưới hình thức dự án đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường. Nhà nước thực hiện chính sách trợ giá 20-30% và cho trả chậm đối với các hộ sử dụng năng lượng tái tạo, mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút các nguồn tài trợ và nhanh chóng nắm bắt được thông tin, công nghệ mới.

Từ các quan điểm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền TP.Hồ Chí Minh đã cụ thể hoá về năng lượng tái tạo như sau:

Chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố giai đoạn 2009 – 2015.

Thực hiện mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy, tuyên truyền cộng đồng, khoa học công nghệ và các biện pháp quản lý bắt buộc nhằm thực hiện đồng bộ các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Thực hiện mục tiêu về tổng mức tiết kiệm năng lượng cụ thể nhằm giảm một phần mức đầu tư phát triển hệ thống năng lượng, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Xây dựng một dự án thí điểm về công trình xanh hoặc một làng kiến trúc sinh thái (sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo) để làm mô hình trình diễn từ nguồn vốn ngân sách dành cho lĩnh vực khoa học – công nghệ hoặc từ các nguồn tài trợ trong và ngoài nước.

Chú trọng về cung cấp thiết bị tiết kiệm năng lượng để thay thế thiết bị tiêu tốn nhiều năng lượng trong trường hợp cần thiết với giá hỗ trợ, sử dụng hiệu quả các dạng năng lượng mới (khí sinh học, sinh khối, năng lượng mặt trời…); xây dựng thói quen sử dụng tiết kiệm năng lượng ở các hộ gia đình. Đẩy mạnh, nhân rộng việc ứng dụng mô hình sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu thụ năng lượng trên địa bàn thành phố, đầu tư cho công tác truyền thông, thông tin, tuyên truyền, giáo dục cao nhận thức của cộng đồng về tiết kiệm năng lượng .

Dự báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự báo nhu cầu và cân bằng năng lượng vĩ mô Việt Nam đến năm 2020 Các yếu tố cơ bản tác động đến nhu cầu năng lượng trong triển vọng dài hạn

Nhu cầu năng lượng của Việt Nam phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:

- Mức tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân trên quy mô toàn quốc cũng như theo vùng, lãnh thổ và các ngành kinh tế.

- Tiến bộ công nghệ và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và sử dụng.

- Tác động của chính sách giá và thị trường năng lượng đến cơ cấu và mức độ tiêu dùng năng lượng.

Các kết quả dự báo của Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho thấy nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng theo ba kịch bản phát triển sau:

Kịch bản tăng trưởng nhanh:

Kịch bản tăng trưởng nhanh được xác định với tỷ lệ phát triển 9% cho giai đoạn 2001 đến 2010 và 8% cho giai đoạn 2011 đến 2020.

Kịch bản tăng trưởng trung bình:

Kịch bản tăng trưởng trung bình được xây dựng trên cơ sở phân tích thực tế đang diễn biến hiện nay. Kịch bản tăng trưởng chậm- Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng theo các kịch bản này (xem Phụ lục 11).

Dự báo nhu cầu năng lượng đến năm 2020

Kịch bản nhu cầu năng lượng cao đòi hỏi phải đảm bảo tổng năng lượng cuối cùng là rất lớn 61,0 triệu TOE vào năm 2020. Trong đó, nhu cầu điện sản xuất lên tới khoảng 200 tỷ kWh.

Kịch bản nhu cầu năng lượng thấp cũng tăng lên nhiều trong thời kỳ đến năm 2020. Tổng nhu cầu năng lượng vào năm 2020 là 44,37 triệu TOE, trong đó, điện dành cho nhu cầu sản xuất vào khoảng 135 tỷ kWh.

Kịch bản nhu cầu năng lượng trung bình, được sử dụng như là kịch bản cơ sở, có tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng vào năm 2020 là 53,8 triệu TOE. Nhu cầu điện sản xuất của kịch bản này là 168 tỷ kWh vào cuối năm 2020.

Ngành công nghiệp vẫn là ngành sử dụng nhiều năng lượng nhất, chiếm gần một nửa nhu cầu năng lượng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tiếp đến là ngành giao thông vận tải và ngành dịch vụ. Ngành nông nghiệp sử dụng năng lượng thương mại ít hơn cả. Tuy nhiên, khu vực dân cư nông nghiệp còn sử

dụng một lượng năng lượng phi thương mại rất lớn, chủ yếu là năng lượng sinh khối.

Các kết quả dự báo đưa ra trên đây cho thấy từ nay đến năm 2020, để đạt được mục đích tăng trưởng kinh tế như ở các kịch bản đưa ra, xu thế phát triển nhu cầu năng lượng có các đặc điểm sau:

- Nhu cầu năng lượng tăng lên mạnh ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, mặc dù sức tiêu thụ bình quân còn rất thấp so với các quốc gia trên thế giới, song nhu cầu này vẫn rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

- Nhu cầu năng lượng tăng mạnh trong khu vực công nghiệp, khu vực này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nhu cầu năng lượng, tiếp theo là ngành giao thông vận tải và dân dụng dịch vụ.

- Tăng trưởng kinh tế dẫn đến đòi hỏi tăng nhanh khả năng cung cấp điện năng, nhu cầu điện luôn là đòi hỏi quan trọng đảm bảo cho sự phát triển kinh tế.

Cân bằng năng lượng Việt Nam đến năm 2020

Cân bằng năng lượng Việt Nam đến năm 2020 được tính toán dựa theo cách tiếp cận tổng hợp trên cơ sở các yếu tố cung và cầu năng lượng, các giả định về kịch bản phát triển kinh tế xã hội đất nước.

- Một kịch bản cơ sở đã được lựa chọn dựa trên quan điểm phát triển năng lượng theo hướng đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế theo mức trung bình từ nay đến năm 2020, mục tiêu sử dụng và khai thác các nguồn năng lượng sẵn có trong nước là chủ yếu, bên cạnh đó tăng cường liên kết năng lượng khu vực. Theo kịch bản này, tổng nhu cầu năng lượng cuối cùng tương ứng là 13 triệu TOE; 31,3 triệu TOE; 53,6 triệu TOE vào các năm 2000, 2010, 2020.

Với kịch bản này, các nguồn năng lượng trong nước sẽ được khai thác tối đa, vì vậy phải tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng mới, các giải pháp công

nghệ tiên tiến nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả và nguồn tài nguyên sẵn có.

- Ngoài ra phải tìm kiếm sự hợp tác năng lượng khu vực, tìm kiếm các nguồn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài dưới nhiều hình thức và cơ chế đầu tư thích hợp là hết sức cần thiết. Một hệ thống thể chế phù hợp với cơ chế thị trường và phát triển năng lượng nói chung và đầu tư năng lượng nói riêng.

Một góc khác tham gia cân bằng năng lượng là nhanh chóng ứng dụng công nghệ mới tiên tiến vào nền sản xuất, chủ động loại bỏ sớm công nghệ lạc hậu.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 70)