Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 29)

KHAI THÁC NĂNG LƯỢNG MỚI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh

Khái quát điều kiện tự nhiên:

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí trung tâm nối vùng Đông Nam Bộ với Tây Nam Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, phía Nam giáp biển Đông với bờ biển dài 15km.

Diện tích thành phố Hồ Chí Minh 209.554,97 ha chiếm 0,6% diện tích so với cả nước.

Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh tương đối bằng phẳng và thấp với một số gò triền phía Tây Bắc và Đông Bắc, cao độ mặt đất có xu hướng giảm dần từ phía Tây Bắc về phía Nam và Đông Nam.Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố ra 3 tiểu vùng như sau:

- Vùng cao, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc, một phần Tây Bắc (Bắc huyện Củ Chi, Đông – Bắc quận Thủ Đức và quận 9) với dạng địa hình lượn sóng, cao trung bình 10 – 25m và xen kẽ có những gò đồi cao tới 32m (đồi Long Bình, quận 9).

- Vùng trung bình, phân bổ ở khu vực trung tâm Thành phố, gồm phần lớn các quận nội thành cũ, quận 12, huyện Hóc Môn và một phần quận 2, Thủ Đức. Cao độ trung bình của vùng 5 – 10m.

- Vùng thấp trũng ở phía Nam – Tây Nam và Đông Nam thành phố (quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

Khí hậu TP.HCM mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Trong năm có 2 mùa mưa – khô rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 1581kWh/m2/năm. Hàng năm có trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25 – 280C. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất cao, đồng thời cũng ẩn chứa tiềm năng có thể khai thác tốt trực tiếp hay gián tiếp năng lượng mặt trời.

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm tại TP.HCM từ 1800 – 2000 mm tập trung trong 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 90% tổng lượng mưa năm.

Độ ẩm tương đối của không khí bình quân trong năm 79,5%, mùa khô đạt khoảng 74,5%, mùa mưa khoảng 80%.

Về gió, thành phố chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính và thịnh hành là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đông Bắc với tốc độ gió trung bình khoảng 3,6m/s. Về cơ bản TP.HCM không nằm trong vùng chịu ảnh hưởng

của gió bão hàng năm. Sức gió và hướng gió mang tính chu kỳ có tiềm năng triển khai công nghệ khai thác và sử dụng năng lượng gió.

Về nguồn nước và thủy văn: nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn, TP.HCM có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch rất phát triển.

Sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Đà Lạt) và hợp lưu từ nhiều sông suối khác nhau như sông La Ngà, Sông Bé, nên có lưu vực lớn vào khoảng 45.000km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3 nước và là nguồn nước ngọt chính của TP.HCM. Sông Sài Gòn chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố, với chiều dài gần 200 km, đoạn chảy qua TP dài 80 km. Bề rộng sông Sài Gòn trong TP dao động từ 225m đến 337m và có độ sâu khoảng 20m. Sông Đồng Nai nối với sông Sài Gòn bởi Rạch Chiếc. Sông Nhà Bè hình thành từ hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, chảy ra biển Đông theo 2 hướng chính: hướng Soài Rạp dài 59km, rộng trung bình 2km; hướng Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái dài 56km rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu, là đường thủy chính cho tàu bè ra vào cảng Sài Gòn.

Hầu hết các sông của TP.HCM chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Mức triều cao nhất 1,1m, tiềm ẩn nguồn năng lượng sạch có chu kỳ từ dòng chảy.

Nước ngầm TP.HCM khá phong phú. Đại bộ phận khu vực nội thành cũ có nguồn nước ngầm rất đáng kể nhưng chất lượng nước không được tốt lắm. Khu vực quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi là nơi có trữ lượng nước ngầm dồi dào, chất lượng nước tốt là nguồn bổ sung quan trọng cho thành phố. Nếu quản lý sử dụng tốt nguồn năng lượng sạch thì sự ô nhiễm nguồn nước từng bước sẽ được kiểm soát.

Tổ chức hành chính

Theo Nghị định 143/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới phường, quận, hiện trạng Thành phố tổ chức 24 đơn vị hành chính, trong đó gồm 19 quận và 5 huyện, 322 đơn vị phường, xã, thị trấn.

- Khu vực nội thành cũ (13 quận) bao gồm các quận 1,3,4,5,6,8,10,11, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Thạnh và Phú Nhuận, với tổng số 188 phường, diện tích tự nhiên 14.199,88 ha (chiếm 6,78% tổng diện tích toàn thành phố), dân số năm 2008 là 3.868.159 người (chiếm 56,80%). - Khu vực 6 quận mới bao gồm các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức và Bình

Tân, với tổng số 66 phường, diện tích tự nhiên 35.812,21 ha (chiếm 16,79% tổng diện tích toàn thành phố), dân số năm 2008 là 1.797.560 người (chiếm 26,39%).

- Khu vực ngoại thành bao gồm 5 huyện: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ được chia thành 5 thị trấn huyện lỵ và 58 xã, diện tích tự nhiên 160.172,38 ha (chiếm 76,43% tổng diện tích toàn thành phố), dân số năm 2008 là 1.144,742 người (chiếm 16,81%).

Dân số

Thành phố Hồ Chí Minh có số dân lớn nhất nước, đô thị hóa tập trung rất cao, đạt trên 80%, năm 2008 dân số toàn thành phố là 6.810.461 người, chiếm 7,9% dân số cả nước.

Tốc độ tăng dân số Thành phố ngày càng cao, giai đoạn sau cao hơn các giai đoạn trước (mức tăng dân số 1999 – 2004 bằng mức tăng dân số trong 10 năm 1989-1999). Giai đoạn 2001 – 2008 tốc độ tăng dân số bình quân là 3,3%/năm, chủ yếu tăng do cơ học.

Dân số thành phố phát triển không đồng đều giữa các khu vực:

+ 8 quận trong nội thành cũ, dân số từ năm 1999 đến nay theo xu hướng giảm. + Các quận ven khu vực nội thành cũ dân số tăng nhanh.

+ Các quận mới tăng rất nhanh. + Các huyện tăng chậm.

Mật độ dân số Thành phố tăng dần qua các năm, năm 2000 mật độ dân số toàn thành phố 2520 người/km2, năm 2008 là 3251 người/km2.. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, khu vực nội thành có mật độ cao nhất 45915 người/km2, khu vực các quận mới 9645 người/km2 và khu vực ngoại thành là 2677 người/km2. Mật độ dân số trung bình của các quận nội thành cũ gấp 3,6 lần mật độ dân cư

trung bình toàn thành phố, gấp 1,7 lần khu vực các quận mới và 16,38 lần khu vực ngoại thành.

Dân số các quận huyện phân bố không đều, mật độ dân số cao tại các quận 3, 4, 5, 10, 11 trong đó nơi có mật độ cao nhất thành phố là quận 4 (45915 người/km2) và huyện Cần Giờ có mật độ dân số thấp nhất (99 người/km2).

Mật độ dân số tập trung, nguy cơ ô nhiễm môi trường lớn – Nếu quản lý khai thác được các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo sạch thì có thể từng bước đẩy lùi và tiến tới khống chế được sự ô nhiễm môi trường đồng thời đáp ứng tốt hơn về nhu cầu năng lượng.

Hiện trạng kinh tế - xã hội

Trong gần 10 năm trở lại đây, kinh tế thành phố có bước phát triển khá, hình thành môi trường có sức hấp dẫn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kinh tế thành phố vẫn tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước (2000: 9%; 2001: 9,5%; 2002: 10,2%; 2003: 11,4%; 2004: 11,7%; 2005: 12,2%; 2006: 12,2%; 2007: 12,6% và năm 2008: 10,7% (cả nước 6,2%) và năm 2009: 8%, đạt gấp 1,53 lần so với cả nước (5,2%) và đóng góp ngày càng cao vào GDP của cả nước, từ 17,53% năm 1995 tăng lên 19,1% năm 2005, 20% năm 2007, 25,34% năm 2008, chiếm gần một nửa giá trị tăng thêm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gấp 2,02 lần thành phố Hà Nội (mới) và gấp 6,17 lần thành phố Hải Phòng. Tính chung cả giai đoạn 2001-2008 tăng trưởng GDP đạt mức bình quân 11,3%/năm (gấp gần 1,5 lần cả nước), cao hơn tốc độ tăng của giai đoạn 1996-2000 (10,3%/năm).

Thực trạng cơ cấu kinh tế cảu Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn vừa qua chuyển dịch theo đúng hướng, giảm các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất cao. Cơ cấu kinh tế Thành phố xét về tỷ trọng thứ tự vẫn là dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp trong đó khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất.

Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Thành phố là 8% (cả nước tăng 5,2%). Năm 2007 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong các năm đã qua. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng – Nông nghiệp.

Đời sống nhân dân được cải thiện từng bước, thu nhập tăng cao, mặt bằng dân trí cao hơn., điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn.

Hiện trạng công nghiệp và thủ công nghiệp

Trong 5 năm 2001 – 2005 GDP ngành công nghiệp – xây dựng trên địa bàn thành phố tăng bình quân 12,4%/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 25% GDP công nghiệp – xây dựng cả nước và gấn 50% GDP ngành công nghiệp – xây dựng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động; còn những ngành có hàm lượng chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo…), tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.

Năm 2008,GDP ngành công nghiệp – xây dựng của Thành phố đạt 55.946 tỷ đồng (giá so sánh), tăng 8,9%, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất 20,0%, khu vực kinh tế trong nước tăng 8,6%. (Nguồn: Niên giám thống kê TP.HCM năm 2008). Riêng năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 145.836 tỷ đồng, chiếm 43,9% GDP, tăng 6,3% so với năm 2008).

Hiện trạng các ngành dịch vụ

Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực dịch vụ giai đoạn 2001 – 2005 năm sau cao hơn năm trước, năm 2000: 7%, năm 2002: 9,3%, năm 2004: 11,3%, năm 2005: 12,8% và năm 2007 là 14,3% chiếm tỷ trọng 52,7% GDP của thành phố, năm 2008 GDP ngành đạt 66.611 tỷ đồng, tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng 53,6% GDP thành phố, năm 2009 giá trị gia tăng ngành đạt 182.082 tỷ đồng, chiếm 54,8% GDP, tăng 9,5% so với 2008.

Về cơ cấu các ngành dịch vụ, trong những năm gần đây, bốn ngành dịch vụ có mức tăng trưởng mạnh là tài chính – ngân hàng, du lịch, bưu chính – viễn thông và vận tải, cảng, kho bãi cho thấy sự dịch chuyển các ngành dịch vụ đang đi đúng hướng, nhất là trong năm đầu Việt Nam gia nhập WTO. Các loại dịch vụ khác như du lịch, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ… cũng có mức tăng trưởng cao với tốc độ trên 10%/năm.

Năm 2009 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 291.950 tỷ đồng, tăng 19,2%. Trong đó, doanh thu ngành thương nghiệp đạt237.926 tỷ đồng chiếm 83,5% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 20,2%, kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng 77,4%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1%. (Nguồn: Báo cáo tình hình KT – XH 2009 và phương hướng 2010 của UBND Thành phố).

Hiện trạng nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng của ngành thủy sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Điểm nổi bật trong 5 năm qua là ngành nông nghiệp thành phố đang chuyển sang nông nghiệp chất lượng cao, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học trong sản xuất các loại giống cây, giống con; chuyển dịch cơ cấu sang loại cây, con mới phù hợp với đặc thù của nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái. Ngành trồng trọt đã chuyển dịch đúng hướng, giảm diện tích trồng lúa, tăng diện tích trồng hoa, rau an toàn, cỏ chăn nuôi và cây công nghiệp hàng năm; ngành chăn nuôi cũng chuyển sang các loại vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Hiện trạng của hệ thống cấp điện

Thành phố Hồ Chí Minh được cấp nguồn từ hệ thống điện quốc gia khu vực miền Nam từ các trung tâm cấp điện lớn như trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu), nhà máy thủy điện Trị An, Nhiệt điện Thủ Đức… thong qua hệ thống truyền tải 500-220 kV. Hệ thống lưới điện 110kV, 22kV,

15kV, 0,4kV đóng vai trò hệ thóng phân phối lưới điện đến các hộ phụ tải trên địa bàn toàn thành phố.

Năm 2008, tính theo điện thương phẩm TP.HCM đạt chỉ tiêu trung bình 1893 kWh/người/năm. So với năm 2000 chỉ tiêu này tăng trên 1,73 lần. So với trung bình toàn quốc TP.HCM gấp trên 2,47 lần. Riêng năm 209, điện thương phẩm đạt 13,262 tỷ kWh, bình quân đầu người đạt 1.862 kWh, giảm một chút so với năm trước do tốc độ tăng dân số cơ học nhanh, điện lưới thiếu hụt.

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế liên quan tới khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo

Về bức xạ mặt trời: TP.HCM có lượng bức xạ dồi dào, trung bình

khoảng 1.581kWh/m2/năm, cao nhất là 6,3kWh/m2/ngày vào tháng hai và thấp nhất là 3,3kWh/m2/ngày vào tháng bẩy. Số giờ nắng trung bình trong tháng dao động từ 100-300 giờ. Vào mùa khô, số giờ nắng lên tới 300 giờ (tháng 3) và đối với mùa mưa, số giờ nắng chỉ khoảng 150 giờ (tháng 10).

Bức xạ và cường độ bức xạ theo tháng và ngày tại Tp Hồ Chí Minh (xem Phụ lục 4.1).

Như vậy cường độ bức xạ mặt trời trung bình của TP.HCM là khá cao, nên có tiềm năng phát triển và ứng dụng năng lượng mặt trời rất lớn. Trước mắt, sử dụng năng lượng mặt trời có khả năng đáp ứng cho một số địa điểm có nhu cầu về nhiệt và điện năng ở các vùng nông thôn ngoại thành.

Bản đồ số giờ nắng trung bình năm khu vực TP.HCM, (xem Phụ lục 4.2).

* Đặc trưng gió của TP.HCM:

TP.HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6→10, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11→ 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 → 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TP.HCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.

Các hướng gió thịnh hành và tần suất gió của TP.HCM theo các tháng đặc trưng cho từng mùa dưới đây cho thấy được những đặc điểm về chế độ gió của TP.HCM. Vào các tháng của mùa khô, hướng gió thịnh hành chủ yếu là hướng Đông Nam (SE) với tần suất tương ứng vào tháng 1 và tháng 4 là 22% và 39%. Trong các tháng của mùa mưa, hướng gió chính thịnh hành là hướng Tây Nam (SW) với tần suất gió là 66% và 25% tương ứng với tháng 7 và tháng 10 (xem Phụ lục 5.1).

Tính chu kỳ của hướng gió và cường độ gió cho phép quy hoạch khai thác năng lượng gió mang tính công nghệ.

Theo số liệu điều tra mới đây (từ năm 2003 tới 2007) về khí tượng thuỷ văn tại trạm Tân Sơn Hoà – TP.HCM. Tốc độ gió trung bình năm của trạm là 2,2 m/s, và cụ thể tốc độ gió trung bình theo tháng (được nêu trong Phụ lục

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 29)