Xuất, kiến nghị Đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 79)

a. Tiềm năng sản xuất điện từ khí bãi rác

3.3xuất, kiến nghị Đề xuất

Đề xuất

Chúng ta cần xem xét điều kiện thiên nhiên, tiềm năng năng lượng mới (năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí sinh học…) ở Thành phố Hồ Chí Minh là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, cần có chiến lược đầu tư khai thác có hiệu quả.

Xây dựng cơ sở dữ liệu công cộng về tài nguyên Năng lượng Tái tạo. Cơ sở dữ liệu này bao gồm khảo sát đo đạc tài nguyên, đánh giá tài nguyên, công bố các kết quả về những địa điểm hứa hẹn nhất để khai thác thủy điện nhỏ, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối và tài nguyên địa nhiệt. Dữ liệu về tài nguyên Năng lượng Tái tạo sẽ được thu thập cho các nguồn tài nguyên tại những địa điểm khả dụng tại Việt Nam tới mức có thể tiến hành những nghiên cứu tiền khả thi cho các dự án nối lưới hoặc các dự án cấp điện độc lập tại vùng núi, ven biển và hải đảo. Qua đó sẽ thành lập một cơ sở dữ

liệu mà mọi người đều có thể tiếp cận dễ dàng bao gồm những kết quả đánh giá, thông tin rộng rãi về sự có mặt của thông tin này.

- Xây dựng và đề xuất cơ sở khoa học và thực tiễn,các giải pháp công nghệ và quản lý có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên tại TP.HCM, góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững đất nước.

- Nghiên cứu giải pháp công nghệ và quản lý bước đầu giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và thích ứng biến đổi khí hậu.

- Xây dựng nền tảng khoa học và công nghệ phục vụ chương trình an ninh năng lượng của thành phố về sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng truyền thống và khai thác các dạng năng lượng tái tạo và sạch để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững đi đôi với bảo vệ môi trường thành phố, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia; nâng cao trình độ năng lượng của TP.HCM hòa nhập khu vực và thế giới.

- Đồng thời có chủ trương “đi tắt đón đầu” trong triển khai công nghệ mới vào sản xuất, phù hợp và tương xứng với quá trình khai thác và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

Kiến nghị

Chính phủ cần sớm hoàn chỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo: ban hành Luật Năng lượng tái tạo Việt Nam, Nghị định khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo làm điều kiện thuận lợi về cơ sở pháp lý và chính sách phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai.

Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực khai thác năng lượng, năng lượng tái tạo, đặc biệt là các chính

sách tài chính (vay ưu đãi, cơ chế giá điện, thuế…), chính sách quản lý lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).

Chính phủ sớm ban hành các quy trình hướng dẫn, phân cấp quản lý Nhà nước giữa trung ương và địa phương về vấn đề doanh nghiệp trọng điểm, tiềm năng năng lượng, cơ chế hỗ trợ năng lượng tái tạo…

Chính sách tiết kiệm năng lượng cần thực hiện lâu dài kết hợp với khuyến khích phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để giảm bớt sử dụng nhiên liệu hóa thạch và giảm ô nhiễm môi trường. Đề nghị Nhà nước giúp quảng bá, tuyên truyền, phổ biến cho tất cả các cơ quan ban ngành và trong toàn dân bằng các luật, nghị quyết, thông tư thông qua các kênh thông tin đại chúng.

Cần triển khai để nghiên cứu định hình chính sách trong khai thác, quản lý và sử dụng các nguồn năng lượng mới nhằm luôn đảm bảo sự an toàn, chống tái lập công nghệ cũ lạc hậu, tốn kém và hiệu suất thấp trong phát triển cũng như khai thác nguồn năng lượng mới.

Thành lập các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ về năng lượng tái tạo để xây dựng đội ngũ nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ năng lượng tái tạo làm cơ sở để tiếp nhận tốt các thành tựu khoa học công nghệ nước ngoài, tiến tới phát triển ngành khoa học công nghệ trong nước.

Bước đầu hình thành các cơ sở lắp ráp, thiết kế, sản xuất… các thiết bị kỹ thuật năng lượng tái tạo có khả năng, giảm dần nhập khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong nước.

Là một nước phát triển sau, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ, học hỏi các chính sách, giải pháp cũng như các kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo của các nước trên thế giới. Vì vậy,

hợp tác quốc tế là một trong các giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất để phát triển năng lượng tái tạo ở nước ta trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 79)