CÁC BỘ KHÁC UBND TỈNH, BỘ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 58)

a. Tiềm năng sản xuất điện từ khí bãi rác

CÁC BỘ KHÁC UBND TỈNH, BỘ CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ

ương đến quận, huyện, Sở Công thương ở tỉnh, thành phố, các phòng chuyên ngành ở quận, huyện. UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về năng lượng mới ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Năng lượng là cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện

chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thị các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp năng lượng (gồm

CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ KHÁC UBND TỈNH, BỘ CÔNG THƯƠNGTHÀNH PHỐ THÀNH PHỐ SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH, THÀNH PHỐ PHÒNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG UBND QUẬN HUYỆN

điện, điện hạt nhân, dầu khí, than, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng).

Tổng cục Năng lượng có nhiệm vụ xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền chiến lược, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn và ngắn hạn về công nghiệp năng lượng, quy hoạch phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;...

Bên cạnh đó, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về công nghiệp năng lượng sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành...

Quyết định cũng quy định cụ thể nhiệm vụ của Tổng cục Năng lượng về phát triển điện lực, phát triển điện hạt nhân, năng lượng tái tạo, quản lý nhu cầu và tiết kiệm năng lượng, dầu khí, công nghiệp than.

Về cơ cấu tổ chức, Tổng cục Năng lượng có 14 đơn vị gồm: Văn phòng; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Quy hoạch; Vụ Nhiệt điện và Điện hạt nhân; Vụ Thủy điện; Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo; Vụ Lưới điện và điện nông thôn; Vụ Khoa học công nghệ và Tiết kiệm năng lượng; Vụ Thăm dò và Khai thác dầu khí; Vụ Vận chuyển và Chế biến dầu khí; Vụ Công nghiệp than; Vụ Quản lý đầu tư BOT điện; Trung tâm Thông tin năng lượng; Trung tâm đào tạo và Tư vấn năng lượng.

Trong đó, Trung tâm Thông tin năng lượng, Trung tâm Đào tạo và Tư vấn năng lượng là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục. Các đơn vị còn lại là các tổ chức giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.34

Tổng cục Năng lượng được thành lập theo Quyết định số 50/2011/QĐ-TTg được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/2011 với nhiệm vụ chính là thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp năng lượng.

Hệ thống quản lý năng lượng mới của TP.Hồ Chí Minh

Cơ quan quản lý năng lượng mới ở TP.Hồ Chí Minh là Sở Công thương TP.HCM (tiền thân là Sở Công nghiệp và Sở Thương mại).33

Sở Công thương TP.HCM là cơ quan chuyên môn thuộc hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước UBND TP.Hồ Chí Minh, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng mới, năng lượng tái tạo và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Sở Công thương chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND Thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công thương.

Hệ thống quản lý nhà nước về năng lượng mới ở TP.Hồ Chí Minh được mô tả bằng sơ đồ sau:

Ghi chú:

- UBND Quận Huyện quản lý về nhân sự.

- Sở Công thương chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn.

Nhưng điều đặc biệt là ở TP.Hồ Chí Minh có sự thống nhất quản lý cũng như hợp tác chặt chẽ của Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh và Sở Khoa học – Công nghệ TP.Hồ Chí Minh vì Sở Khoa học – Công nghệ TP.Hồ Chí Minh

[ SỞ BAN NGÀNH SỞ CÔNG THƯƠNG UBND QUẬN HUYỆN PHÒNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG UBND TP. HỒ CHÍ MINH

là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này từ điều tra, quy hoạch các dạng năng lượng mới trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và cũng là nhà sản xuất tấm Pin mặt trời (Solar panel) đầu tiên của Việt Nam.

Từ những năm 80, khi các chương trình tiết kiệm năng lượng đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, vấn đề tiết kiệm năng lượng được phòng Quản lý khoa học và công nghệ của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. HCM lúc bấy giờ đảm trách. Sau đó thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác tiết kiệm năng lượng của UBND thành phố, bộ phận này được nâng lên thành trung tâm chuyên trách các vấn đề liên quan đến sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

Phòng Quản lý Năng lượng

- Phòng Quản lý Năng lượng có chức năng tham mưu cho Giám đốc Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động điện lực và năng lượng trên địa bàn thành phố.

Về năng lượng mới, năng lượng tái tạo (khí sinh học, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…):

- Phòng Quản lý Năng lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, triển khai và ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn quản lý;

- Phòng Quản lý Năng lượng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện và nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư, khuyến khích phát triển các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;

- Phòng Quản lý Năng lượng thực hiện việc thẩm định, phê duyệt các dự án, đề án, luận chứng có liên quan đến công tác quản lý và phát triển các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo theo phân cấp.

Về tiết kiệm năng lượng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng Quản lý Năng lượng tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện và nghiên cứu đề xuất các chính sách, biện pháp khuyến khích, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm – hiệu quả trên địa bàn quản lý; chính sách khuyến khích sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, đối với sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm tiết kiệm năng lượng và trang thiết bị, vật tư, dây chuyền công nghệ nhập khẩu để sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng;

- Phòng Quản lý Năng lượng cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện và nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc dự án đầu tư nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng;

- Phòng Quản lý Năng lượng tổ chức phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý năng lượng, cán bộ tư vấn kiểm toán năng lượng, các cán bộ và nhân viên của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất về hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Phòng Quản lý Năng lượng tiến hành đánh giá, góp ý và đề xuất các chương trình, dự án liên quan đến mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Phòng Quản lý Năng lượng thực hiện việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố. .35

Ngoài những công tác trên các cơ quan quản lý Nhà nước về năng lượng cần khuyến khích sự bùng nổ trong công nghệ sản xuất công cụ sử dụng nguồn năng lượng mới tiết kiệm, hiệu quả để từng bước thay thế máy móc thiết bị cũ chuyên sử dụng xăng dầu, điện lưới truyền thống.

Thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý khai thác năng lượng mới

Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo có 11 nhân viên.

Phòng quản lý Năng lượng thuộc Sở Công thương TP.Hồ Chí Minh hiện có 12 nhân viên.

Hiện nay nhân sự của Trung tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP. HCM (Energy Conservation Center - ECC-HCMC),trực thuộc Sở Khoa học – Công nghệ TP.Hồ Chí Minh gồm có: 15 nhân viên chính nhiệm, 05 nhân viên kiêm nhiệm, 20 cộng tác viên cơ hữu là các Giáo sư, Phó Giáo sư - Tiến sĩ, chuyên gia từ các trường Đại học Bách Khoa TP. HCM, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Văn Lang, Đại học Nông Lâm TP. HCM.

Ngoài ra, trung tâm còn có một Hội Đồng Khoa Học gồm 10 nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có vai trò tham vấn và định hướng các hoạt động của trung tâm cũng như tham gia vào công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ liên quan đến tiết kiệm năng lượng, sản suất sạch hơn và năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, hiện nay trung tâm có một mạng lưới cộng tác viên rất rộng từ các nhà khoa học, chuyên gia về quản lý, công nghệ từ các trường, viện đại học, các nhà cung cấp giải pháp thiết bị - công nghệ trên địa bàn. Lực lượng này tham gia hầu hết các hoạt động của trung tâm từ vấn đề đào tạo, tư vấn, chuyển giao giải pháp công nghệ, cung cấp thiết bị - dịch vụ, xây dựng và quản lý dự án...

Nhà nước cần tạo một sân chơi chuyên nghiệp cho những nhà khoa học

chuyên ngành cho từng nguồn năng lượng mới, với những tiêu chí cụ thể

trong nghiên cứu, đánh giá, khai thác, sử dụng từng nguồn năng lượng mới – Trong đó, công tác quản lý Nhà nước cần theo sát từng bước của các quá trình nêu trên.

Công tác tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý khai thác năng lượng mới

- Trung tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP. HCM (Energy Conservation Center

- ECC-HCMC) đã tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hàng loạt hội thảo khoa học phục vụ cho các ngành nghề khác nhau như: Hội thảo khoa học “Quy hoạch sử dụng các dạng năng lượng tái tạo trên địa bàn Tp.HCM” (11/2004); hội thảo chuyên đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành chế biến thực phẩm” (kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ - 10/2004); hội thảo chuyên đề “Hệ thống chiếu sáng dân lập hiệu quả năng lượng” (6/2004);…

Trung tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP. HCM (Energy Conservation

Center - ECC-HCMC) tổ chức các hội thảo đúc kết kinh nghiệm tiết kiệm

năng lượng trong từng ngành, thí dụ các hội thảo ngành giấy, nhựa, dệt nhuộm, may mặc, khách sạn,…

– Hàng năm, trung tâm Trung tâm Tiết Kiệm Năng Lượng TP. HCM

(Energy Conservation Center - ECC-HCMC) cung cấp khoảng 10.000 lượt

bản tin Bảo tồn năng lượng đến cho các đối tượng doanh nghiệp khác nhau, các Sở ban ngành liên quan, các hiệp hội, trường đại học, viện nghiên cứu... nhằm cung cấp các thông tin pháp lý, sản phẩm, công nghệ tiết kiệm năng lượng hiện có, cũng như các các kinh nghiệm ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp.

Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan để tiến hành thực hiện Quyết định số: 1427/QĐ- TTg ngày 02 tháng 10 năm 2012 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2012- 2015.

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan

hình thành mạng lưới thực thi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. - Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về sử dụng năng lượng, khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện nhằm tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí theo quy định của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Sở Công Thương thực hiện việc đầu tư và đưa vào hoạt động Trung tâm đào tạo và quản lý năng lượng cấp quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh.

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan

triển khai ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống (CNG, LPG, LNG, nhiên liệu sinh học, năng lượng điện, năng lượng có tiềm năng khác) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan

thông qua các hoạt động truyền thông thực hiện các chương trình quảng bá đèn tiết kiệm năng lượng, đèn chiếu sáng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, sử dụng biomas/biogas, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khác.

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan đưa chương trình giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào hệ thống giáo dục quốc gia.

- Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan

thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường trong nhân dân (các trang thông tin điện tử về tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, hiệu suất năng lượng, tuyên truyền thường xuyên trên các chương trình phát thanh, truyền hình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…)

2.4 Đánh giá chung, đúc kết kinh nghiệmKết quả Kết quả

- Nhằm nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, tiếp thu và làm chủ một số công nghệ, phát triển một số ngành sản xuất dựa trên công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các Trường Đại học và Viện nghiên cứu tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm công nghệ cao như: pin mặt trời, năng lượng sinh khối (biomass), nhiên liệu sinh học (biofuel); huy động nguồn lực khoa học và công nghệ từ hợp tác quốc tế (năng lượng sinh khối).

- Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức 53 lớp đào tạo cho doanh nghiệp với trên 1.400 học viên về quản lý tiết kiệm năng lượng (hỗ trợ từ 50% đến 100% kinh phí cho học viên tham gia các khoá đào tạo này).

- Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao với đầy đủ các hệ thống hỗ trợ tư vấn, kỹ thuật và dịch vụ đi kèm về các lĩnh vực năng lượng, nhiên liệu sinh học…

- Thành phố đã hình thành nhóm nghiên cứu mạnh: đã làm chủ và sáng tạo được công nghệ mới trong một số lĩnh vực: công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học…góp phần hình thành và phát triển công nghệ cao trong tương lai gần.

- Các chương trình liên kết, hợp tác với các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu (ĐHQG-TPHCM, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ - Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân, Tổng

Cục Kỹ thuật – Bộ Công An và Công An TP.HCM) được đẩy mạnh nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn thành phố.Nhiều hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng, công nghệ sinh học…đã khai thác có hiệu quả sự hỗ trợ tài chính, kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các cá nhân các nhà khoa học Việt kiều và nước ngoài.

- Triển khai chương trình tiết kiệm năng lượng đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: giai đoạn 2006 – 2010, đã kiểm toán năng lượng cho 100 doanh nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý và giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các ngành công nghiệp và dân dụng; tư vấn thành lập Hệ thống quản lý năng lượng.

- Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện việc ký kết hợp tác hoạt động khoa học và công nghệ với 27 địa phương để tăng cường nguồn lực khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM và khu vực

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 58)