a. Tiềm năng sản xuất điện từ khí bãi rác
3.2 Các giải pháp
- Đẩy mạnh việc khai thác ứng dụng các kết quả điều tra, nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, khuyến khích thực hiện chuyển giao công nghệ và tạo môi trường đầu tư phát triển, khai thác năng lượng mới.
- Đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu phát triển, tiếp thu và làm chủ công nghệ làm chủ sản xuất năng lượng mới, các dự án hợp tác quốc tế, dự án chuyển giao công nghệ, dự án sản xuất quy mô lớn các loại năng lượng mới (đặc biệt chú trọng năng lượg gió, năng lượng mặt trời).
- Khuyến khích việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động chuyển giao công nghệ trong nước và nhập khẩu các công nghệ sản xuất năng lượng mới.
- Tạo lập thị trường thông thoáng, thuận lợi cho phát triển khai thác, sử dụng và hòa vào lưới điện quốc gia nguồn điện từ năng lượng mới, thúc đẩy thành lập các doanh nghiệp và khuyến khích họ đầu tư vào sản xuất thiết bị, công nghệ khai thác năng lượng mới. Nhà nước có chính sách ưu đãi về vay vốn tín dụng, thuế, quyền sử dụng đất,… cho các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất năng lượng mới, đồng thời có các chính sách ưu đãi đặc biệt cho các
nhà đầu tư ứng dụng trang bị công nghệ mới sử dụng ít năng lượng mà hiệu suất cao.
- Tăng cường đầu tư phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức về năng lượng mới, xây dựng đề án chính sách hỗ trợ cán bộ khoa học kỹ thuật nâng cao trình độ chuyên môn và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
- Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực này: Chủ động tham gia các chương trình nghiên cứu quốc tế như ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển và ứng dụng công nghệ sạch, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học…; chuyển giao công nghệ từ nước ngoài thông qua hợp tác quốc tế.