Kinh nghiệm về quản lý khai thác năng lượng mới Kinh nghiệm quốc tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 25)

Kinh nghiệm quốc tế

Trong khi ít có kinh nghiệm quốc tế về các hệ thống thủy điện cực nhỏ thì nay đã có khoảng một triệu hệ thống điện mặt trời hộ gia đình đang sử dụng trên thế giới và số lượng thiết bị đang tăng lên khoảng 15% /năm. Từ năm 1992, Ngân hàng Thế giới/ GFF đã phê duyệt 12 dự án cung cấp “ dịch

vụ năng lượng” cơ bản thông qua sử dụng “ các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình”.

Ví dụ các dự án hệ thống điện mặt trời hộ gia đình do Ngân hàng Thế giới và GEF tài trợ, (xem Phụ lục 3).

Ba loại phương pháp thực hiện khác nhau được sử dụng trong các dự án do Ngân hàng Thế giới/ GEF tài trợ như sau:

Indonesia:

Dự án hệ thống điện mặt trời hộ gia đình (SHS). Dự án này hỗ trợ các công ty bán các hệ thống điện mặt trời cho các hộ nông thôn ở 3 tỉnh.

Với mỗi một hệ thống bán được, công ty sẽ nhận được một khoản tài trợ là 100 USD/ 1 bộ từ GEF.

Ấn Độ:

Dự án phát triển các nguồn Năng lượng tái tạo. Dự án này cung cấp tài chính với lãi suất thấp cho các công ty và khách hàng muốn bán hoặc mua các hệ thống lưới điện mặt trời. Các hệ thống điện mặt trời nằm trong dải từ đèn mặt trời đến các nhà máy điện mặt trời nối lưới. Công ty điện mặt trời cung cấp đèn, đào tạo kỹ thuật viên, cung cấp các dịch vụ bảo hành. Để đạt được yêu cầu chất lượng của dự án, công ty mua các sản phẩm từ các nhà sản xuất có uy tín. Khách hàng thuê đèn thường là các nhà buôn sử dụng đèn mặt trời trong giờ cao điểm là từ 6 – 9 giờ tối. Nhiều khách hàng đã thấy thu nhập của họ tăng lên từ 50 – 100% nhờ có đèn. Chi phí thắp sáng ít hơn một nửa so với dùng đèn dầu hỏa.

Achentina:

Năng lượng tái tạo trong thị trường nông thôn. Dự án này dự kiến sẽ cung cấp các hệ thống điện cá thể cho 660.000 hộ gia đình và 1100 hệ thống điện công cộng và cấp điện cho 3500 hộ bằng các hệ thống điện cấp làng (sử dụng thủy điện nhỏ hoặc kết hợp như gió/ diezen) thông qua cấp phép thực hiện dịch vụ năng lượng cấp tỉnh. Các khách hàng không thể nối với lưới điện được thì sẽ dùng các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình. Viện trợ của GEF được cấp khi các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình được sử dụng. Cứ 15 năm

giấy phép dịch vụ cung cấp điện sẽ được đấu thầu lại và có thể có giá trị trong thời gian tổng cộng là 45 năm. Sau 15 năm chính phủ có thể sửa đổi luật có tính đến sự phát triển công nghệ, có thể xóa bỏ hệ thống cấp phép.

Từ kinh nghiệm trong các dự án hệ thống điện mặt trời hộ gia đình do Ngân hàng Thế giới và GEF tài trợ đã rút ra nhiều bài học có thể thiết kế dự án tương lai. Tài liệu nay gợi ý rằng các dự án cần:

- Làm thí điểm các mô hình phân phối khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Các dự án triển khai hai mô hình cơ bản cho việc phân phối các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình: “Người bán hàng” và “Công ty dịch vụ năng lượng”. Những người bán hàng gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở các vùng nông thôn. Những nhà kinh doanh có kinh nghiệm về nông thôn hoặc có mạng lưới phân phối thì làm tốt hơn. Cách tiếp cận “Công ty dịch vụ năng lượng” đòi hỏi nhiều thời gian và năng lực pháp chế về định giá, đấu thầu và giám sát vận hành.

- Làm thí điểm cơ chế cấp hàng tín dụng khách hàng. Đối với các nhà kinh doanh thì tín dụng khách hàng sẽ làm cho các hệ thống điện này dễ bán cho các hộ gia đình nông thôn. Sự rủi ro tín dụng là mối lo ngại nhất của các nhà kinh doanh và ngân hàng, đó là thách thức đặc biệt đối với bán hàng tín dụng.

Trợ cấp cho chi phí đầu tiên và đưa ra các hệ thống vừa sức mua. Trợ cấp theo từng hệ thống sẽ làm cho các hệ thống này dễ bán hơn và giảm mức trả tiền ban đầu và hàng tháng cho các hộ gia đình. Sử dụng hệ thống có kích cỡ nhỏ hơn hoặc các bộ phận đơn giản hơn để cải thiện khả năng mua. Khách hàng thường muốn mua có nhiều lựa chọn thiết bị, các mức dịch vụ và các mức dịch vụ và có thể có lợi ngay từ các hệ thống nhỏ.

Trợ giúp phát triển chính sách và năng lực. Trợ giúp cần dành cho tăng cường năng lực của các cơ quan pháp chế, gây ảnh hưởng đến các quy hoạch và chính sách của chính phủ liên quan đến điện khí hóa nông thôn và cải tổ ngành điện, tạo điều kiện cho công nghiệp tham gia vào chính sách, quy

hoạch và giảm thuế nhập khẩu thiết bị. Sự liên quan giữa mở rộng mạng lưới điện và nhu cầu các hệ thống điện mặt trời hộ gia đình phải được thừa nhận.

Ban hành các luật, tiêu chuẩn và thành lập các cơ quan cấp giấy chứng nhận, kiểm tra và thi hành. Thiết lập các tiêu chuẩn thiết bị hợp lý và các thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với các thiết bị điện mặt trời hộ gia đình và đảm bảo chất lượng dịch vụ trong khi việc duy trì khả năng mua là cần thiết và không khó.

Thực hiện các chương trình tiếp thị và làm cho khách hàng nhận biết. Sự nhận biết của khách hàng do chính họ tìm hiểu thường là không đầy đủ. Các nhà buôn sẽ có lợi từ trợ giúp tiếp thị ở những giai đoạn đầu phát triển thị trường mới cho đến khi nhiều khách hàng đã biết thì công việc tiếp thị mới dễ dàng hơn.

Kinh nghiệm của Việt Nam:

Việt Nam có nhiều kinh nghiệm về các hệ thống thủy điện cực nhỏ và điện mặt trời.

Việt Nam có thị trường lớn về các hệ thống thủy điện cực nhỏ. Có khoảng 100.000 – 150.000 máy thủy điện cực nhỏ đã được bán trên thị trường qua các kênh kinh doanh thương mại. Hầu hết các hệ thống đang sử dụng và bán ở thị trường phía Bắc và miền núi Trung bộ. Tổng tiềm năng thị trường cho thiết bị thủy điện nhỏ ở Việt Nam ước tính khoảng 200.000 hệ thống.30

Công suất của mỗi hệ thống từ 100 đến 1000W. Ngoài loại công suất nhỏ dùng cho một hộ gia đình còn những hệ công suất lớn hơn dùng để cho sản xuất và chung cho nhiều hộ. Hệ thống thủy điện này đủ cung cấp điện cho nhu cầu thắp sáng, tivi và quạt điện. Các thương gia, người bán buôn, bán lẻ có nhiều kinh nghiệm buôn bán loại thiết bị này ở các vùng miền Bắc; các cơ sở thủ công nhỏ đảm nhận dịch vụ lắp đặt và bảo trì thiết bị.

Sử dụng các hệ thống thủy điện cực nhỏ này bị hạn chế do các yếu tố sau: - Chi phí bảo dưỡng cao, nhất là thay thế trục đỡ, chi phí này có thể tương

- Không thuận tiện vì mỗi ngày phải đi bộ vài lần ra suối để nhặt các mảnh rác vụn trong khung cánh.

- Cần phải đặt ở trong khoảng cách từ 500 – 1000 m từ một con suối. Công suất ghi trên nhãn của máy thường là cao hơn thực tế. Những máy này có tuổi thọ ngắn, từ 1 đến 3 năm.

Điện mặt trời: Việt Nam bắt đầu sử dụng các hệ thống pin điện mặt trời từ giữa những năm 80 khi trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia tiến hành một dự án triển khai các hệ thống điện mặt trời xung quanh thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về lĩnh vực khai thác năng lượng mới tại thành phố hồ chí minh (Trang 25)