VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, số chất lượng tinh dịch lợn ngoại landrace, pidu nuôi tại vĩnh phúc và giải pháp khắc phục (Trang 43)

Vật liệu, đối tượng nghiên cứu.

Gồm: lợn đực giống Landrace, PiDu.

Các dụng cụ: nhiệt ẩm kế Anymetre - TH600B dùng để xác định nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng nuôi và ngoài trời . Đồng hồ dùng để xác định lượng nước uống. Đồng hồ bấm giây dùng để xác định nhịp thở. Nhiệt kế điện tử dùng để xác định thân nhiệt của lợn.

Thí nghiệm được tiến hành tại Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc (địa chỉ; xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc). Thời gian thực hiện 2009-2010.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: thí nghiệm được tiến hành trên 12 lợn đực (6 Landrace, 6 PiDu) Để xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường đến thân nhiệt, nhịp thở, lượng nước uống của lợn, chúng tôi tiến hành lựa chọn 06 lợn đực Landrace và 06 lợn đực PiDu có cùng độ tuổi và khối lượng (14 - 24 tháng tuổi, khối lượng từ 180 - 220 kg), đang trong thời kỳ khai thác tinh dịch.

Lợn Landrace được nhập từ Viện Chăn nuôi, PiDu là con lai F1 giữa Pietran và Duroc (50% máu Pietran; 50% máu Duroc), được nhập từ Công ty CP.

28

Lợn có cùng một chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, được nuôi trong một chuồng,

mỗi cá thể được nuôi riêng một ô diện tích 5m2/con. Lợn đực được tiêm phòng đầy đủ

một năm hai lần các loại vaccine: dịch tả, tụ dấu, lở mồm long móng, leptospira vào tháng 3 và tháng 10 ( theo qui trình tiêm phòng của Chi cục thú y Vĩnh Phúc). Lợn được ăn khẩu phần 2,8 - 3,0 kg cám hỗn hợp/con/ngày (tùy theo khối lượng cơ thể) theo qui trình của Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc. Sử dụng thức ăn của công ty liên doanh thức ăn chăn nuôi Việt-Pháp, 200g thóc mầm/con/ngày. Lợn được cho ăn 2 bữa trong ngày (sáng và chiều), được bổ sung thêm 1 quả trứng gà sau mỗi lần khai thác. Chuồng nuôi được thiết kế một dãy, thông thoáng tự nhiên. Trong chuồng treo nhiệt ẩm kế Anymetre - TH600B của Hàn Quốc, vị trí giữa chuồng, cách nền chuồng 1,5 m. Mỗi ô chuồng được lắp máng ăn, núm uống riêng biệt. Ngoài chuồng treo nhiệt ẩm kế Anymetre - TH600B, vị trí cách chuồng 3,5 m và ở độ cao1,5m so với mặt đất.

Cách lắp đặt hệ thống nước uống

Để theo dõi lượng nước uống của lợn Landrace, PiDu chúng tôi sử dụng 2 bình bằng inox, dung tích 1000lít/ bình, đáy có van xả nước. Một bình dùng cho 6 lợn Landrace, một bình dùng cho 6 PiDu. Mỗi bình được nối với một ống dẫn nước tới đồng hồ đo rồi được nối với ống dẫn (có van để đóng mở) tới 6 bình định lượng bằng nhựa dung tích 100 lít (trên bình có vạch định lượng) và từ bình định lượng, nước được dẫn tới núm uống cho từng cá thể.

Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

- Nhiệt độ, độ ẩm môi trường vùng Vĩnh Phúc: sử dụng các số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Vĩnh Phúc.

- Nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi và ngoài trời tại khu vực thí nghiệm đo bằng thiết bị đo nhiệt ẩm kế Anymetre - TH600B.

Nhiệt độ, độ ẩm được xác định như sau:

Tiến hành đo nhiệt độ, độ ẩm 10 ngày (2 đợt) trong tháng, thời gian 2 năm (2009- 2010). Mỗi ngày đo tại các thời điểm 8; 11; 14; 17 giờ, tại mỗi thời điểm lặp lại 3 lần rồi lấy giá trị trung bình cho một lần đo. Sau đó tính giá trị trung bình của từng thời điểm theo tháng. Bằng phương pháp này số lần quan sát (n) ở mỗi thời điểm được tính như sau:

29

- Chỉ số nhiệt ẩm THI (Temperature Humidity Index) tính theo công thức của Ingraham và cs. (1976).

THI = td - (0,55 - 0,55 * RH) * (td - 58)

Trong đó: td: Nhiệt độ tính bằng độ F = oC*9/5 + 32 RH: Độ ẩm tương đối (%)

- Theo dõi thân nhiệt lợn: Sử dụng nhiệt kế điện tử cho vào trực tràng lợn sâu khoảng 5 cm sao cho đầu cảm ứng của nhiệt kế tiếp xúc với niêm mạc trực tràng. Khi nhiệt kế báo tín hiệu bằng đèn và âm thanh (tít) thì dừng đọc kết quả nhiệt độ trực tràng hiển thị trên nhiệt kế. Theo dõi vào các thời điểm 8; 11; 14 và 17 giờ trong ngày, mỗi tháng theo dõi 2 đợt, mỗi đợt 5 ngày. Đợt 1 từ ngày 6- 10 và đợt 2 từ 21- 25.Tại mỗi thời điểm quan sát lặp lại 3 lần liên tục, sau đó lấy kết quả trung bình. Thời gian thực hiện 2009-2010. Bằng phương pháp này số lần quan sát (n) ở mỗi thời điểm được tính như sau:

n = 6 con × 10 lần ×2 (tháng) = 120 lần

- Theo dõi nhịp thở của lợn: Quan sát bằng mắt thường, đếm nhịp thở bằng cách quan sát cánh mũi của lợn khi lợn hít vào và thở ra để đếm nhịp thở, mỗi lần thở ra và hít vào là một nhịp thở, đơn vị tính nhịp/phút. Dùng đồng hồ bấm giây để xác định nhịp thở của lợn. Theo dõi vào các thời điểm 8; 11; 14 và 17 giờ trong ngày, mỗi tháng theo dõi 2 đợt, mỗi đợt 5 ngày. Đợt 1 từ ngày 6- 10 và đợt 2 từ 21- 25. Tại mỗi thời điểm quan sát lặp lại 3 lần liên tục sau đó lấy kết quả trung bình. Thời gian thực hiện 2009- 2010. Bằng phương pháp này số lần quan sát (n) ở mỗi thời điểm được tính như sau: n = 6 con × 10 lần ×2 (tháng) = 120 lần

- Theo dõi lượng nước uống vào:

Kiểm tra lượng nước uống: đọc lượng nước trên bình định lượng vào thời điểm 8 giờ sáng. Mỗi tháng theo dõi 2 đợt. Đợt 1 từ ngày 6- 10 và đợt 2 từ 21- 25. đơn vị lít/con/ngày.

30

Xả nước vào bình định lượng 100 lít (cố định bằng van) vào 8 giờ sáng ngày hôm trước. Đọc lượng nước uống trên bình định lượng của từng con vào 8 giờ sáng ngày hôm sau. Mỗi tháng 10 ngày (2 đợt), đợt 1 từ ngày 6- 10, đợt 2 từ 21- 25. Thời gian (2009-2010). Sau đó tính giá trị trung bình theo tháng.

Số lần quan sát (n) sẽ là: n = 6 × 10 ngày/tháng × 2 (tháng) = 120 lần.

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thô được đưa vào bảng tính Excel sau đó được tiến hành xử lý theo phép thống kê mô tả (Basic statistics) và so sánh các chỉ tiêu bằng phép thử so sánh 2 số trung bình mẫu (2-sample test), mức độ sai khác của số trung bình được phân tích ANOVA (One-Way Unstacked) bằng phần mềm Minitab 14.0 (Mỹ).

Các phương trình hồi qui mô tả quan hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và THI với thân nhiệt, nhịp thở, lượng nước uống của lợn đực được xây dựng và phân tích phương sai trên phần mềm Minitab 14.0, sử dụng kỹ thuật hồi qui (regression technique) cho hàm hồi qui bậc 1, 2, 3. Các hàm mô phỏng sẽ là các dạng:

- Bậc 1: Y = ax + b;

- Bậc 2: Y = ax1 + bx2 + b; - Bậc 3: Y = ax1 + ax2 + ax3 + b.

Lựa chọn phương trình hồi qui có hệ số xác định R2 lớn nhất để biểu thị mối tương quan.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, số chất lượng tinh dịch lợn ngoại landrace, pidu nuôi tại vĩnh phúc và giải pháp khắc phục (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)