Thông thoáng chuồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, số chất lượng tinh dịch lợn ngoại landrace, pidu nuôi tại vĩnh phúc và giải pháp khắc phục (Trang 34)

Một lượng không khí trong lành tối thiểu không phụ thuộc vào các điều kiện môi trường (mà phụ thuộc vào số lượng và loại động vật được nuôi nhốt) được đưa vào khu chuồng trại để loại bỏ hơi nước thoát ra, khí cacbonic, amoniac, bụi bẩn trong không khí, vi khuẩn và mùi hôi thối. Kiểu thông gió tối thiểu này sẽ làm giảm nhiệt độ

19

trong chuồng, do đó việc ngăn cách mái và tường sẽ giảm việc tăng hay mất nhiệt do tính dẫn nhiệt, và việc trát những lỗ hở ở tường sẽ làm giảm khả năng kiểm soát sự thay đổi không khí. Lớp gạch bên trong được bảo vệ và ít thông gió là cần thiết để ngăn cản việc ngưng tụ hơi nước trong chuồng. Nên làm không khí lạnh một cách trực tiếp, vì như thế sẽ tạo ra sự lưu thông không khí trong chuồng mà không tạo luồng thổi trực tiếp vào đàn lợn. Trong một chuồng được thông khí tự nhiên theo lối thông thường, người ta sử dụng một lỗ thông hơi trên nóc nhà kết hợp với các lỗ thông hơi ở các bức tường nhà (Mc Gahan và cs., 1998).

Chuồng hẹp, dài sẽ mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông nếu chiều dài chuồng chạy theo hướng đông - tây. Nên đặt chuồng lợn ở chỗ có lợi nhất khi gió thổi để được mát mẻ vào mùa hè. Ngược lại, các lỗ thông gió phải được che chắn khỏi gió vào mùa đông. Điều này có thể đạt được bằng cách trồng một số cây cối có chọn lọc ở xung quanh vành đai chuồng mà không làm ảnh hưởng tới luồng gió thổi để làm mát vào mùa hè. Các vành đai quanh chuồng này làm nổi bật diện mạo của chuồng lợn và làm giảm ảnh hưởng tới môi trường, cảnh quan. Chúng cũng có thể tác động tới môi trường tự nhiên do làm tăng đáng kể nhiệt độ xung quanh chuồng vào mùa đông và giảm vào mùa hè (Mc Gahan và cs., 1998).

Không khí chuyển động nhanh hơn sẽ khiến lợn tăng tỷ lệ bay hơi và đối lưu để thoát nhiệt, và đặc biệt quan trọng là nhiệt độ trong chuồng giảm. Có thể lắp đặt thêm quạt gió để cung cấp và bổ sung trên mỗi ô chuồng nhằm tăng tốc độ lưu thông của không khí ở mức tối thiểu 3 mph trong điều kiện thời tiết nóng là rất hiệu quả. Ngoài ra, tăng tốc độ trao đổi không khí bên trong và bên ngoài chuồng nuôi cũng có tác dụng loại bỏ bớt khí ẩm, hơi độc khi nhiệt độ tăng cao. Theo Abby và cs. (2013) tốc độ lưu thông gió cần thiết cho từng loại lợn ở những thời điểm khí hậu khác nhau (bảng 2.3), sau khi đã qui đổi đơn vị tính : 1 kg = 2,2lbd = 2,2 Pound ; 1cfm = 0,028317 m3

20

Bảng 2.3. Tốc độ lưu thông gió cần thiết cho một số loại lợn ở những thời điểm khí hậu khác nhau

Loại lợn Tốc độ khi thời tiết

lạnh, m3/con

Tốc độ khi thời tiết ấm, m3/con

Tốc độ khi thời tiết nóng, m3/con Lợn nái và lợn con 0,57 2,27 14,16 Từ 5 – 13,5 kg 0,06 0,28 0,71 Từ 13,5 – 34 kg 0,08 0,42 0,99 Từ 34 – 68 kg 0,2 0,68 2,12 Từ 68 – 100 kg 0,28 0,99 3,4 Lợn mang thai 0,34 1,13 4,25 Lợn đực 0,4 1,42 8,5 2.4.2.5. Diện tích sàn

Không gian cho mỗi đầu lợn bắt buộc phải nằm trong một giới hạn sao cho không làm suy giảm sức khoẻ hay năng suất của chúng. Trong điều kiện của stress nhiệt, khuyến khích tăng diện tích sàn tối thiểu cho phép đối với mỗi đầu lợn khi có thể. Tăng diện tích sàn, tăng không gian sống sẽ cải thiện khả năng thoát nhiệt của lợn, và đặc biệt quan trọng ở lợn giống, lợn có khối lượng lớn hơn dễ bị tổn thương hơn khi nhiệt độ tăng lên. Theo Abby và cs. (2013), diện tích tối thiểu cần cung cấp cho lợn ở các giai đoạn phát triển khác nhau như sau ( bảng 2.4), sau khi đã qui đổi đơn vị tính: 1 Feet = 0,3048 m2 ; 1kg = 2,2 lbs = 2,2 Pound.

Bảng 2.4. Yêu cầu không gian tối thiểu của lợn ở các giai đoạn phát triển khác nhau

Loại lợn Khoảng không gian, m2

Từ 5,45 – 13,6 kg 0,6 – 0,76

Từ 13,6 – 34 kg 0,9 – 1,22

Từ 34 – 68 kg 1,83

Từ 68 – 100 kg 2,44

Còn theo tài liệu “Hệ thống chuồng nuôi lợn nái cạn sữa và lợn đực giống” của Viện nghiên cứu cơ bản Queensland thì diện tích khoảng không gian tối thiểu cho lợn đực giống là 6m2 (http://www.daff.qld.gov.au/27_11340.htm#top).

21

Bảng 2.5. Các yêu cầu không gian tối thiểu đối với tất cả kiểu bề mặt sàn chưa tính đến diện tích chứa chất thải

Giai đoạn phát triển Diện tích

trống (m2/lợn) Ghi chú

Lợn dưới 10 kg 0,14 Khoảng 20-30% khoảng trống để chứa phân

Từ 11-20 kg 0,22 Khoảng 20-30% khoảng trống để chứa phân

Từ 21-40 kg 0,36 Khoảng 20-30% khoảng trống để chứa phân

Từ 41-60 kg 0,47 Khoảng 20-30% khoảng trống để chứa phân

Từ 61-80 kg 0,57 Khoảng 20-30% khoảng trống để chứa phân

Từ 81-100 kg 0,66 Khoảng 20-30% khoảng trống để chứa phân

Lợn nái nuôi con 3,2 Lợn con dưới 4 tuần tuổi

Lợn nái trưởng thành 0,6 x 2,2 Nhốt theo ô

Lợn đực trưởng thành 0,7 x 2,4 Nhốt theo ô

Lợn trưởng thành 1,4 Nhốt theo nhóm

Lợn đực giống 6,0 Nhốt theo từng cá thể

Nguồn : Myer và Brucklin (http://edis.ifas.ufl.edu/pdffiles/AN/AN10700.pdf)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến một số chỉ tiêu sinh lý, lượng nước uống, số chất lượng tinh dịch lợn ngoại landrace, pidu nuôi tại vĩnh phúc và giải pháp khắc phục (Trang 34)