Nhiệt độ và độ ẩm cao được coi là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng bất lợi tới năng suất và chất lượng tinh dịch lợn. Do lớp mỡ dưới da dày, trên da không có tuyến mồ hôi (trừ phần da quanh mõm) nên lợn không thể điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi khi nhiệt độ tăng lên từ 23 đến 34oC, điều này có sự liên quan chặt chẽ với nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ của bao dịch hoàn và nhiệt độ của dịch hoàn trong suốt quá trình chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao (Stone, 1981). Nhiệt độ cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự hình thành tinh trùng, gây ra sự thoái hóa tinh hoàn ở mức độ vừa phải. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng nhiệt độ môi trường tăng lên, stress nhiệt và/hoặc thời tiết nóng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sản
14
xuất tinh trùng (McNitt và First, 1970; Colenbrander và cs., 1993) và hình thái của tinh trùng (McNitt và First, 1970; Wettemann và cs., 1976; Cameron và Blackshaw, 1980; Stone, 1982; Larsson và Einarsson, 1984; Malmgren, 1989).
Theo McNitt và First (1970) cho biết số lượng tinh trùng giảm và tỷ lệ tinh trùng kỳ hình tăng lên trong vòng 2 tuần nếu lợn được nuôi ở điều kiện nhiệt độ là
33oC, độ ẩm tương đối 50% trong 72 giờ. Larsson và Einarsson (1984) cho rằng chất
lượng tinh dịch giảm, tăng tỷ lệ kỳ hình; nhưng thể tích tinh dịch và tổng số tinh trùng cho mỗi lần xuất tinh lại không đổi khi lợn đực khai thác tinh ở 35oC, độ ẩm tương đối 40% trong 100 giờ. Stone (1982) đã đưa ra kết luận tinh trùng bình thường của lợn đực giống Large White có thể được duy trì ở nhiệt độ cao dưới ngưỡng 29oC. Ngoài ra, nhiệt độ xung quanh vị trí bao dịch hoàn cũng gây ra những xáo trộn trong quá trình hình thành tinh trùng (Malmgren, 1989; Malmgren và Larsson, 1989). Hầu hết các nghiên cứu đều cho biết khi nhiệt độ môi trường cao sẽ làm tăng tỷ lệ tinh trùng kỳ hình nhưng các kết quả sẽ khác nhau với từng giống lợn và chế độ chịu stress nhiệt (Wettemann và cs., 1976; Cameron và Blackshaw, 1980; Larsson và Einarsson, 1984; Malmgren, 1989; Malmgren và Larsson, 1989). Một số lợn đực biểu hiện bị stress đó là tăng nhiệt độ trực tràng và hiện tượng này xuất hiện cũng gây bất lợi cho tinh hoàn (Cameron và Blackshaw, 1980).
Theo Wettemann và cs. (1976) lợn nuôi trong điều kiện 34,5oC (thời gian 8 giờ) và 31ºC (thời gian 16 giờ) hàng ngày và trong vòng 90 ngày có khả năng di chuyển của tinh trùng thấp hơn và tinh trùng kỳ hình nhiều hơn cũng như giảm khả năng sinh sản so với nuôi trong điều kiện duy trì ở mức 23ºC. Stress nhiệt cũng có thể có tác động gián tiếp đến chất lượng tinh dịch thông qua việc giảm lượng thức ăn và protein ăn vào. Một lượng protein ăn vào thấp hơn có thể dẫn đến giảm chất lượng tinh dịch, mặc dù ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng là không rõ ràng. Không chỉ có stress nhiệt mà những biến động về nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng có thể làm giảm khả năng sinh sản của lợn đực (Kunavongkrit và cs., 2005). Stress nhiệt sẽ làm tăng mức độ tiết corticosteroid (corticosteroid là một loại hooc môn loại steroid được tổng hợp bởi các tuyến nội tiết trong cơ thể, được sản sinh bởi bộ phận tên là Zona fasciculata trên vỏ thượng thận thuộc tuyến thượng thận) mà điều này lại có thể ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng tinh dịch (Cheon và cs., 2002). Để khắc phục vấn đề về nhiệt, chuồng
15
nuôi lợn đực giống cần được trang bị với hệ thống làm mát thông thường dựa vào sự bay hơi hoặc bằng làm mát cơ học (Kunavongkrit và cs., 2005;. Knox và cs., 2008).