CƠ THỂ LỢN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU THÂN NHIỆT, NHỊP THỞ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG, SỐ - CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN LANDRACE, PIDU
Kết quả này lần đầu tiên được thử nghiệm trên lợn đực giống tại Vĩnh Phúc và góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo. Theo Lucas và cs. (2000), sử dụng hệ thống phun nước để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tác giả cho rằng lượng nước cần thiết để phun làm mát cho lợn nái chời phối, lợn đực, lợn vỗ béo là 330ml trong khi đó lợn con là 65ml và thời gian phun nước là 5 phút sau đó dừng lại và không nên phun nước một cách liên tục. Sự đối lưu không khí trong chuồng nuôi cũng là một yếu tố quan trọng trong việc làm mát cơ thể lợn kết hợp với phun nước, tốc độ đối lưu không khí ở mức 0,2m/giây tốt hơn so với 1,0m/giây (Banhazi và cs. 2007). Tốc độ gió quá mạnh kết hợp với phun nước có thể làm lợn bị lạnh (Hahn và cs. 1987; Riskowski và Bundy, 1995; Riskowski và cs. 1990). Do vậy việc quan trọng là chỉ phun nước ở mức vừa phải (Tao và Xin, 2003) sau đó nên sử dụng quạt làm khô (Ikeguchi và Xin, 2001; Xin và Puma, 2001). Từ những khuyến cáo trên, trong nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng biện pháp phun sương kết hợp quạt gió theo một qui trình phù hợp (thời gian phun nước là 3 phút, thời gian quạt là 4 phút), đã hạn chế làm ướt nền chuồng, vì vậy đã khống chế được độ ẩm chuồng nuôi, do đó cũng đạt được những kết quả tương tự như những công bố trước đây.
Về hiệu quả kinh tế của giải pháp làm mát cho lợn bằng phương pháp phun nước kết hợp với quạt gió, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chưa thể tính toán được hiệu quả kinh tế khi áp dụng giải pháp này so với việc không sử dụng giải pháp hay sử dụng giải pháp khác tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc do điều kiện của cơ sở thí nghiệm không cho phép vì việc theo dõi chi tiết các chi phí điện, nước...đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian. Mặt khác chất lựợng tinh dịch không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, khai thác tinh dịch của từng kỹ thuật viên.
117
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ