Landrae và PiDu.
Kết quả theo dõi biến động pH của tinh dịch và ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến độ pH tinh dịch lợn Landrae và PiDu nuôi tại Vĩnh trong năm 2010 được trình bày tại bảng 5.11. Bảng 5.11 cho thấy độ pH của tinh dịch lợn khá ổn định và giao động từ 7,05-7,07. Không có sự sai khác giữa lô thí nghiệm và đối chứng. Như vậy giải pháp phun nước và quạt gió không ảnh hưởng tới độ pH của tinh dịch lợn Landrace, PiDu (P>0,05). 5.3.3.6. Ảnh hưởng của giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của lợn Landrace và PiDu.
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh phẩm chất tinh dịch, nó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh. Kết quả theo dõi ảnh hưởng giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đến tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trong tinh dịch lợn Landrace và PiDu nuôi tại Trung tâm giống vật nuôi Vĩnh Phúc năm 2010 được trình bày tại bảng 5.12. Bảng 5.12 cho thấy tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của 2 nhóm lợn trong lô thí nghiệm thấp hơn đối chứng. Nếu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình trung bình của lợn trong lô đối chứng là 6,13% và 6,9% thì ở lô thí nghiệm là 5,57% và 6,26% tương ứng với Landrace, PiDu giảm tương ứng 0,56& và 0,645. Sự sai khác này có ý nghĩa (P<0,05). Trong lô thí nghiệm, tỷ lệ tinh trùng kỳ hình của lợn PiDu luôn cao hơn Landrace. Chứng tỏ khi được làm mát lợn PiDu vẫn chịu tác động của stress nhiệt nhiều hơn
112
Landrace. Ngược lại, Chiang và Hsia (2005) cho biết lợn được làm mát bằng sàn mát có tỷ lệ tinh trùng kỳ hình thấp hơn so với lô đối chứng (9,2% và 12,1%) (P<0,001).
Với kết quả thu được trong quá trình theo dõi trên các chỉ tiêu V, A, VAC, pH và K cho thấy chất lượng tinh dịch của lợn Landrace và PiDu khi lợn được phun nước kết hợp quạt gió để làm mát trong thời gian chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm cao của môi trường cao hơn chất lượng tinh dịch lợn nuôi trong điiều kiện không phun nước và không quạt gió. Có thể giải thích điều này là do vào thời gian mà nhiệt độ tăng cao, gây bất lợi tới sinh lý cơ thể, từ đó gây bất lợi đến các quá trình trao đổi chất, nội tiết tố, chức năng của tinh hoàn, quá trình hình thành tinh trùng,... Giải pháp phun nước và quạt gió đã có tác dụng làm giảm nhiệt độ của tiểu khí hậu chuồng nuôi góp phần giảm thiểu được tác dụng bất lợi đối với lợn đực giống, ổn định và nâng cao chất lượng tinh dịch.
Bảng 5.11. Độ pH tinh dịch lợn năm 2010 (Mean ± SE)
Lô Giống Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Đối chứng Landrace 7,07a ± 0,09 7,07a ± 0,07 7,09a ± 0,07 7,07a ± 0,05 7,07a ± 0,07 7,07a ± 0,04 Thí nghiệm Landrace 7,07a ± 0,19 7,10a ± 0,14 7,06a ± 0,18 7,08a ± 0,15 7,10a ± 0,08 7,02a ± 0,12 P 0,925 0,317 0,510 0,794 0,193 0,111 Đối chứng PiDu 7,07a ± 0,11 7,03a ± 0,12 7,11a ± 0,14 7,07a ± 0,15 7,05a ± 0,09 7,07a ± 0,178 Thí nghiệm PiDu 7,07a ± 0,13 7,07a ± 0,16 7,03a ± 0,17 7,07a ± 0,15 7,05a ± 0,17 7,02a ± 0,13 P 1,000 0,248 0,123 1,000 1,000 0,377
Trong cùng một cột, cùng một giống, các giá trị trung bình mang một chữ cái giống nhau là không có ý nghĩa (p>0,05). Mean: là số trung bình; SE: là sai số chuẩn.
Bảng 5.12. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình K (%) của lợn năm 2010 (Mean ± SE)
Lô Lợn đực Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Đối chứng Landrace 4,97a ± 0,32 6,62a ± 1,33 7,02a ± 1,03 8,08a ± 1,43 5,17a ± 0,29 4,90a ± 0,54 Thí nghiệm Landrace 4,77b ± 0,32 5,81b ± 1,37 6,32b ± 1,06 7,23b ± 1,44 4,82b± 0,31 4,47b ± 0,53 P 0,037 0,043 0,034 0,045 0,000 0,013 Đối chứng PiDu 5,52a ± 0,60 7,48a ± 1,39 7,92a ± 0,73 8,94a ± 0,79 6,02a ± 1,00 5,57a ± 0,72 Thí nghệm PiDu 5,13b ± 0,60 6,47b ± 1,41 7,42b ± 0,74 8,40b ± 0,86 5,40b± 1,08 4,78b ± 0,84 P 0,026 0,016 0,032 0,027 0,044 0,002
. Trong cùng một cột, cùng một giống, các giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau là có ý nghĩa 0,01<P<0,05. Mean: là giá trị trung bình; SE: là sai số chuẩn.
113
5.4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.4.1. Kết luận
- Đã thử nghiệm và đưa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống làm mát bằng phun nước kết hợp quạt gió đối với chăn nuôi lợn đực giống khai thác tinh dịch tại Trung tâm giống vật nuôi Tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả đã làm giảm được nhiệt độ chuồng nuôi 2,870 C; 3,230C; 1,140C so với đối chứng tại thời điểm 11; 14; 17 giờ.
- Áp dụng giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đã làm giảm ảnh hưởng của stress nhiệt đến sinh lý cơ thể lợn, số- chất lượng tinh dịch: thân nhiệt giảm được 0,12 - 0,210 C; nhịp thở giảm được 5,33 - 6,99 lần/phút; nước uống giảm được 2,77 - 2,96 lít/con/ngày; lượng xuất tinh tăng được 18,8 - 19,7 ml/lần; hoạt lực tinh trùng tăng được 0,03; nồng độ tinh trùng tăng được 24,6 - 27,9 triệu/ml; tổng số tinh trùng tiến thẳng VAC tăng được 8,52 - 10,88 tỷ/ lần; tỷ lệ tinh trùng kỳ hình giảm được 0,56% - 0,64%.
5.4.2. Đề nghị
- Cho áp dụng giải pháp phun nước kết hợp quạt gió đối với chăn nuôi lợn đực khai thác tinh dịch tại Vĩnh Phúc.
114
CHƯƠNG VI. THẢO LUẬN CHUNG
6.1. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ẨM ĐẾN THÂN NHIỆT, NHỊP THỞ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG CỦA LỢN ĐỰC NGOẠI LANDRACE, PIDU
Trong nghiên cứu này, từ những số liệu theo dõi diễn biến nhiệt độ, độ ẩm và THI của Vĩnh Phúc đã cho chúng ta biết thêm những thông tin có giá trị đối với sản xuất chăn nuôi. Ngưỡng gây ảnh hưởng tới thân nhiệt, nhịp thở, nước uống của lợn là To = 25oC; THI= 75. Các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10 có nhiệt độ và THI cao hơn ngưỡng và đã ảnh hưởng trực tiếp đến thân nhiệt, nhịp thở, lượng nước uống của lợn đực Landrace, PiDu nuôi tại Vĩnh Phúc. Trong khoảng thời gian (trong ngày) của nhiều tháng khi mà chúng ta cho rằng nhiệt độ và độ ẩm chưa tác động và âm tính với lợn, thì thực tế có những thời điểm trong ngày lợn đã phải chịu tác động bất lợi đó ( tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12 ).
Kết quả nghiên cứu này một mặt cung cấp những thông tin mới về phản ứng của cơ thể lợn thông qua một số chỉ tiêu nhiệt độ cơ thể, nhịp thở và lượng nước uống khi chúng ở trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm bị thay đổi. Ảnh hưởng chung quan sát được khi lợn đực giống tiếp xúc với nhiệt độ môi trường cao là thân nhiệt, nhịp thở và lượng nước uống tăng lên để giúp lợn cố gắng duy trì trạng thái sinh lý bình thường. Kết quả này là phù hợp với các số liệu trước đây đã công bố của Wettemann và cs., 1976; Stone, 1982; Huynh và cs. 2005.
Một số tác giả khác cho biết thân nhiệt, nhịp thở của lợn sẽ tăng nhanh như tăng nhiệt độ trực tràng và nhiệt độ da khi nhiệt độ cao. Theo Collin và cs. 2002 tăng nhiệt độ của cơ thể phù hợp với tăng lượng máu đến da và có thể là một phản ứng đặc trưng với tiếp xúc nhiệt, đóng góp cho việc duy trì sự chênh lệch nhiệt độ da và môi trường và vì thế duy trì sự mất nhiệt mẫn cảm (Curtis, 1983). Tăng nhiệt độ trực tràng do phản ứng tiếp xúc với nhiệt độ cao cũng đã được báo cáo ở lợn choai (Korthals, 2003) và ở lợn nái đang cho con bú (Qiuniou và Noblet, 1999). Qiuniou và Noblet (1999) đã báo cáo rằng nhiệt độ trực tràng ở lợn nái đang cho con bú bắt đầu tăng ở nhiệt độ môi trường cao hơn 25oC, với tốc độ tăng khoảng 0,09oC trên 1oC môi trường tăng trong phạm vi nhiệt độ dao động từ 25-29oC. Tốc độ tăng tương ứng ở lợn đực mà chúng tôi theo dõi ước lượng khoảng 0,081oC – 0,111oC trên 1oC môi trường tăng trong khoảng nhiệt độ từ 25 đến 38,6oC. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, cơ thể lợn phản ứng trong
115
thời gian ngắn biểu hiện tăng nhiệt độ trực tràng đồng thời khi nhiệt độ môi trường tăng phù hợp với số liệu của Rafai (1976). Điều này muốn nói rằng nhiệt độ môi trường trên 25oC là cao đối với lợn nói chung.
Để giảm stress nhiệt thì lợn phản ứng bằng cách tăng nhịp thở và lượng nước uống vào, đây là một phản ứng sinh lý tự nhiên của lợn. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lợn đực đã tăng nhịp thở trung bình từ 7,5 – 7,9 nhịp/phút và lượng nước uống tăng từ 1,67 – 2,22 lít/ngày trên 1oC môi trường tăng, trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 38,6oC. Theo Fraser và cs. (1990), khi lợn bị stress nhiệt thì cần bổ sung thêm nước uống hàng ngày vì chúng sẽ uống nhiều nước hơn vào giai đoạn đó. Tác giả Lê Văn Phước và cs. (2004), cho biết khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng từ 17oC đến 34oC, nhịp hô hấp của lợn Landrace và Móng Cái bắt đầu tăng và tăng mạnh khi nhiệt độ cao hơn
25oC. Trong khi đó Brown – Brandl và cs. (2000) công bố tần số hô hấp của lợn tại
thời điểm 22 giờ, nhiệt độ 18 và 32oC tương ứng là 56,7 và 100,7 lần/phút. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.
6.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM, CHỈ SỐ NHIỆT ĐẾN SỐ - CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN NGOẠI LANDRACE, PIDU
Trong rất nhiều nghiên cứu của các tác giả đã công bố từ trước tới nay đều cho biết nhiệt độ cao của môi trường có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tinh dịch và năng suất sinh sản của lợn đực (Liao và cs. 1996; Sung và cs. 2010). Còn đối với độ ẩm thì tác động không rõ rệt và cần phải có những nghiên cứu tiếp tục để làm rõ hơn ảnh hưởng của yếu tố này đến chất lượng tinh dịch lợn (Suriyasomboon và cs. 2005). Để xác định mốc nhiệt độ bắt đầu gây ảnh hưởng tiêu cực tới tinh dịch của lợn, nhiều tác giả đã đưa ra những kết quả khác nhau. Stone (1982) cho rằng chất lượng tinh dịch của lợn là tốt nhất khi lợn sống trong điều kiện nhiệt độ từ 16 –29oC. Trong khi đó kết quả nghiên cứu của Balta (1996) đã chứng minh nhiệt độ tối ưu cho lợn đực sản xuất tinh là 16 – 28oC. Ngoài ra, Corcuera và cs. (2002) cho biết khoảng nhiệt độ tối ưu là 20 – 24oC. Trong điều kiện thời tiết ở Vĩnh Phúc, chúng tôi đã xác định được khoảng nhiệt độ T = 25oC và THI =75 đã bắt đầu tác động tới chất lượng tinh dịch của lợn. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn mốc nhiệt độ của Stone (1982) và Balta (1996) nhưng lại cao hơn so với của Corcuera và cs. (2002).
Nghiên cứu thời gian khôi phục chất lượng tinh dịch lợn sau khi bị stress nhiệt, Wetemann và cs. (1979) cho biết cần một khoảng thời gian là 5 tuần để lợn khôi phục
116
lại chỉ tiêu V, A, VAC. Trong thí nghiệm này, chưa thể xác định được một cách chính xác khoảng thời gian đó vì một số điều kiện của cơ sở thí nghiệm chưa cho phép.
6.3. ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP PHUN NƯỚC KẾT HỢP QUẠT GIÓ LÊN CƠ THỂ LỢN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU THÂN NHIỆT, NHỊP THỞ, LƯỢNG CƠ THỂ LỢN ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU THÂN NHIỆT, NHỊP THỞ, LƯỢNG NƯỚC UỐNG, SỐ - CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH LỢN LANDRACE, PIDU
Kết quả này lần đầu tiên được thử nghiệm trên lợn đực giống tại Vĩnh Phúc và góp phần làm phong phú thêm cơ sở dữ liệu phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo. Theo Lucas và cs. (2000), sử dụng hệ thống phun nước để cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi lợn mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tác giả cho rằng lượng nước cần thiết để phun làm mát cho lợn nái chời phối, lợn đực, lợn vỗ béo là 330ml trong khi đó lợn con là 65ml và thời gian phun nước là 5 phút sau đó dừng lại và không nên phun nước một cách liên tục. Sự đối lưu không khí trong chuồng nuôi cũng là một yếu tố quan trọng trong việc làm mát cơ thể lợn kết hợp với phun nước, tốc độ đối lưu không khí ở mức 0,2m/giây tốt hơn so với 1,0m/giây (Banhazi và cs. 2007). Tốc độ gió quá mạnh kết hợp với phun nước có thể làm lợn bị lạnh (Hahn và cs. 1987; Riskowski và Bundy, 1995; Riskowski và cs. 1990). Do vậy việc quan trọng là chỉ phun nước ở mức vừa phải (Tao và Xin, 2003) sau đó nên sử dụng quạt làm khô (Ikeguchi và Xin, 2001; Xin và Puma, 2001). Từ những khuyến cáo trên, trong nghiên cứu của chúng tôi đã sử dụng biện pháp phun sương kết hợp quạt gió theo một qui trình phù hợp (thời gian phun nước là 3 phút, thời gian quạt là 4 phút), đã hạn chế làm ướt nền chuồng, vì vậy đã khống chế được độ ẩm chuồng nuôi, do đó cũng đạt được những kết quả tương tự như những công bố trước đây.
Về hiệu quả kinh tế của giải pháp làm mát cho lợn bằng phương pháp phun nước kết hợp với quạt gió, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chưa thể tính toán được hiệu quả kinh tế khi áp dụng giải pháp này so với việc không sử dụng giải pháp hay sử dụng giải pháp khác tại Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Vĩnh Phúc do điều kiện của cơ sở thí nghiệm không cho phép vì việc theo dõi chi tiết các chi phí điện, nước...đòi hỏi công phu và mất nhiều thời gian. Mặt khác chất lựợng tinh dịch không chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, khai thác tinh dịch của từng kỹ thuật viên.
117
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
7.1. KẾT LUẬN
1. Nhiệt độ chuồng nuôi ở mức 250 C và THI ở mức 75, bắt đầu có sự ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh lý: thân nhiệt, nhịp thở, lượng nước uống vào và chỉ tiêu V, A, C, VAC, K của lợn đực Landrace, PiDu nuôi tại Vĩnh Phúc. Trong đó lợn PiDu chịu ảnh hưởng bởi stress nhiệt nhiều hơn Landrace. Độ ẩm chuồng nuôi ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu này. Khi nhiệt độ, THI chuồng nuôi tăng cao (T0 C > 25oC và THI >75), sự ảnh hường đến các chỉ tiêu trên càng rõ rệt.
2. Sử dụng hệ thống phun nước kết hợp quạt theo một quy trình vận hành phù hợp (phun nước thời gian 3 phút rồi dừng, sau đó quạt gió thời gian 4 phút) đã hạn chế tác động bất lợi của stress nhiệt: giảm thân nhiệt nhưng lại không làm tăng độ ẩm chuồng nuôi một cách đáng kể. Cải thiện được sinh lý cơ thể và chất lượng tinh dịch lợn.
7.2. ĐỀ NGHỊ
Cho áp dụng giải pháp kỹ thuật phun nước kết hợp quạt gió đối với chăn nuôi lợn đực giống tại Vĩnh Phúc.
118
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1. Mai Lâm Hạc, Đào Đức Thà, Nguyễn Thạc Hòa. 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm môi trường đến một số chỉ tiêu sinh lý cơ thể của lợn đực giống Landrace, PiDu nuôi tại Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ chăn nuôi. Số 44 - tháng 10/2013, trang: 44-69
2. Mai Lâm Hạc, Đào Đức Thà, Nguyễn Thạc Hòa. 2013. Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ, chỉ số nhiệt ẩm môi trường đến năng suất và chất lượng tinh dịch lợn đực giống Landrace, PiDu nuôi tại Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học và Công nghệ chăn nuôi. Số 44 - tháng 10/2013, trang: 70-100
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước
1. Đinh Văn Cải, Hồ Quế Anh, Nguyễn Văn Trí. 2004. Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh lý, sinh sản bò lai hướng sữa (HF) và bò Hà Lan thuần nhập nội nuôi tại khu vực phía Nam. Báo cáo kết quả KHCN chăn nuôi, thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
2. Vũ Chí Cương, Vương Tuấn Thực, Nguyễn Văn Quân. 2007. Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm đến tập tinh sinh hoạt của bò sữa 1/2HF và 3/4HF nuôi tại Ba Vì. Báo cáo khoa học năm 2006, phần CNSH và các vấn đề kỹ thuật