Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 101)

9. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm về tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi dùng phiếu đánh giá theo mẫu số 3, thực hiện lấy ý kiến đánh giá của 50 người gồm: CBQL ở các trường THCS và lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, lãnh đạo phòng Nội vụ. Sau khi thu phiếu về chúng tôi tổng hợp, tính điểm kết quả như sau:

Tính hợp lý:Được các chuyên gia đánh giá cho điểm bình quân chung là 4,57. Điều này được thể hiện trong bảng 3.1sau:

Bảng 3.1: Kết quả điều tra khảo nghiệm tính hợp lý của các biện pháp.

TT TÊN BIỆN PHÁP

SỐ NGƢỜI CHO ĐIỂM

Loại 1 điểm Loại 2 điểm Loại 3 điểm Loại 4 điểm Loại 5 điểm Trung bình

1 Hoàn thiện qui hoạch đội ngũ

CBQL ở các trường THCS 0 0 0 11 39 4,78 2

Phối hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

0 0 0 29 21 4,42

3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng 0 0 0 7 43 4,86

4 Cải tiến nội dung, hình thức

thanh tra, kiểm tra , đánh giá 0 0 3 23 24 4,3

5

Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên CBQL

0 0 3 20 27 4,48

Cách tính điểm nhƣ sau:

- Điểm mỗi loại = số người cho điểm nhân với loại điểm đó.

- Điểm mỗi biện pháp = Tổng điểm các loại chia cho tổng số người tham gia đánh giá.

- Điểm trung bình đánh chung tính hợp lý (hoặc tính khả thi) = Tổng điểm 5 biện pháp chia cho 5

Theo các chuyên gia xét đánh giá chúng tôi thấy tất cả các biện pháp đều được điểm trung bình cao trên mức khá. Các biện pháp chỉ có biện pháp 4 và biện pháp 5 mỗi biện pháp có 3 người cho điểm ở trung bình còn lại cho từ khá trở lên. Như vậy, các chuyên gia đều khẳng định cả 5 biện pháp quản lý đã được đề xuất có tính hợp lý cao.

Tính khả thi được các chuyên gia đánh giá kết quả như sau:

Bảng 3.2: Kết quả điều tra khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp.

TT TÊN BIỆN PHÁP

SỐ NGƢỜI CHO ĐIỂM Loại 1 điểm Loại 2 điểm Loại 3 điểm Loại 4 điểm Loại 5 điểm Trung bình

1 Hoàn thiện qui hoạch đội ngũ

CBQL ở các trường THCS 0 0 0 23 27 4,54

2 Phối hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn.

0 0 5 20 25 4,4 3 Đổi mới công tác đào tạo, bồi

dưỡng 0 0 10 19 21 4,22

4 Cải tiến nội dung, hình thức

thanh tra, kiểm tra , đánh giá 0 0 3 21 26 4,46

5 Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên CBQL

0 0 2 19 29 4,54

6 Điểm trung bình 4,43

Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy cả 5 biện pháp quản lý đều có tính khả thi cao. Biện pháp 3 có 10 người cho điểm thấp nhất là 3, Biện pháp 4 có

3 người cho điểm thấp nhất là 3, biện pháp 5 có 2 người cho điểm thấp nhất là 3. Các chuyên gia cũng khẳng định 5 biện pháp quản lý đã đề xuất có tính khả thi cao, điểm bình quân chung khẳng định tính khả thi là 4,43.

Như vậy, theo các chuyên gia đánh giá, các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định có tính hợp và tính khả thi cao.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL, thực trạng đội ngũ CBQL, căn cứ định hướng phát triển KT-XH, phát triển GD&ĐT của tỉnh Nam Định, định hướng phát triển KT-XH, phát triển GD&ĐT của huyện Mỹ Lộc. Tác giả đã đưa ra các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Trong giai đoạn hiện nay, để có được đội ngũ CBQL ở các trường THCS có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý giỏi, làm việc có hiệu quả thì cần phải thực hiện đồng bộ 5 biện pháp đã được trình bày tại chương 3, các biện pháp đã được khảo nghiệm, các chuyên gia đánh giá cao về tính hợp lý và tính khả thi

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ các chương nêu ở trên cho phép khẳng định luận văn đã hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đặt ra. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận và khuyến nghị sau:

Kết luận

Phát triển GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. ĐNNG và CBQLGD ở các trường học là lực lượng nòng cốt có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH, đội ngũ này còn những hạn chế, bất cập. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đòi hỏi phải tăng cường phát triển ĐNNG và CBQLGD một cách toàn diện. Đây là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tính chiến lược lâu dài. Qua thực tế quản lý và khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL và công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS tại huyện Mỹ Lộc, tôi nhận thấy: trình độ đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước, về khoa học quản lý của đội ngũ CBQL còn thấp. Nhiều hiệu trưởng được đào tạo, bồi dưỡng đã lâu, công tác dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu, chưa được bồi dưỡng, cập nhật thường xuyên những kỹ năng quản lý, nhất là công tác dự báo, xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch hoạt động. Năng lực quản lý của đội ngũ CBQL chưa đồng bộ, chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Công tác qui hoạch đội ngũ CBQL còn nhiều bất cập; Qui trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển và bãi miễn đội ngũ CBQL đôi chỗ còn chưa phù hợp; Công tác thanh tra kiểm tra, việc tổ chức đánh giá CBQL vẫn còn nể nang. Việc tổ chức đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ CBQL, nội dung bồi dưỡng còn ít, chưa bắt nhịp được với thực tiễn đổi mới trong thời kỳ hội nhập.

Kết hợp kết quả của việc nghiên cứu lý luận với kết quả khảo sát thực trạng tôi mạnh dạn đề xuất nhóm các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định: Một là: Hoàn thiện qui hoạch đội ngũ CBQL ở các trường THCS; Hai là: Phối hợp với các cơ quan hữu quan để thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn; Ba là: Đổi mới công tác đào tao, bồi dưỡng; Bốn là: Cải tiến nội dung hình thức thanh tra, kiểm tra, đánh giá; Năm là: Hoàn thiện chính sách, chế độ, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật phù hợp với thực tiễn địa phương nhằm hỗ trợ, khuyến khích động viên đội ngũ CBQL. Các biện pháp trên bước đầu đã được khảo nghiệm trong thực tế, được các chuyên gia đánh giá về tính hợp lý và tính khả thi cao.

Khuyến nghị

Đối với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Chính phủ có biện pháp chỉ đạo, kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện các nghị định, của Chính phủ, Chỉ thị và quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành về công tác GD&ĐT.

- Bộ GD&ĐT sớm xây dựng nội dung đào tạo, bồi dưỡng chung cho đội ngũ CBQL ở các trường THCS theo vùng miền trong phạm vi cả nước.

- Bộ GD&ĐT sớm ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CBQL ở các trường THCS.

Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định:

- Căn cứ Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức thực hiện một cách cụ thể, thống nhất trong phạm vi toàn tỉnh.

- Sở GD&ĐT Nam Định cần mở những lớp bồi dưỡng có thời hạn từ 3 đến 9 tháng cho CBQLGD nói chung, CBQL ở các trường THCS và đội ngũ giáo viên THCS trong qui hoạch CBQL nói riêng.

Đối với Huyện ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Lộc: - Huyện ủy, hội đồng nhân dân có nghị quyết chuyên đề về công tác GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. Trong đó có chỉ đạo về việc xây dựng và phát triển ĐNNG, CBQL ở các trường học; giao cho UBND huyện chỉ đạo ngành GD&ĐT thực hiện, các phòng, ban, cơ quan hữu quan, các xã và thị trấn có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

- UBND huyện triển khai điều chỉnh qui hoạch phát triển mạng lưới GD&ĐT trên địa bàn huyện từ 2001 đến 2020.

- UBND huyện phân cấp cho phòng GD&ĐT thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chức năng theo qui định của Nhà nước.

- UBND huyện xây dựng qui định của huyện về chế độ động viên, khen thưởng ĐNNG và CBQL có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương.

- UBND huyện tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, có chính sách hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện để CBQLGD học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ (2004), Về việc nâng cao chất lượng đội nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ thị số 40- CT/ TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 .

2. Đặng Quốc Bảo (2005), Vấn đề quản lý và việc vận dụng vào quản lý nhà trường. Giáo trình Cao học QLGD ĐHQG, Hà nội .

3. Bộ giáo dục&đào tạo(2007), Điều lệ trường trung học, Hà Nội.

4. Bộ trƣởng Bộ giáo dục& đào tạo ( 2003 ), Về việc bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm.Chỉ thị số 22/2003/CT- BGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm 2003.

5. Bộ Giáo dục&đào tạo, Ban hành điều lệ trường THCS, THPT và trường trung học có nhiều cấp học. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02 tháng4 năm 2007.

6. Bộ giáo dục & đào tạo – Bộ Nội vụ ( 2004 ), vềviệc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về giáo dục. Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 23 tháng 7 năm 2004

7. Bộ giáo dục & đào tạo – Bộ Nội vụ ( 2006 ), hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ ngày 23 tháng 8 năm 2006 .

8. Chính phủ nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ( 2001), Chiến lược phát triển giáo dục&đào tạo 2001-2010. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.

9. Chính phủ (2003), Về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Nghị định của Chính Phủ số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003.

10. Nguyễn Quốc Chí ( 2003), Những cơ sở lý luận quản lý giáo dục. Tập bài giảng lớp Cao học quản lý giáo dục, Đại học quốc gia, Hà Nội.

11. Nguyến Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ lộc ( 1996 – 2004 ), Cơ sở khoa học quản lý. Tập bài giảng lớp Cao học quản lý giáo dục. ĐHQG, Hà nội .

12. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Lý luận quản lý và quản lý nhà trường. Đại học Quốc gia Hà nội, 2005.

13. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương lý luận quản lý. Đại học quốc gia Hà Nội, 1996-2004.

14. Nguyễn Đức Chính, Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục khoá 6. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

15.Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

16.Nguyễn Tiến Đạt, Kinh nghiệm và thành tựu phát triển GD&ĐT trên thế giới. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

17. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,2006.

18. Trần Khánh Đức, Học phần Quản lý nhà nước về Giáo dục. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

19. Trần Khánh Đức, Một số vấn đề quản lý và quản trị nhân sự trong GD&ĐT. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục. ĐHQG Hà Nội, 2006.

20. Đặng Xuân Hải,Quản lý sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi. Bài giảng lớp cao học quản lý giáo dục. ĐHQG Hà Nội, 2007.

21.Huyện ủy Mỹ Lộc( 2005), Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ X. Mỹ Lộc- Nam Định.

22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý nguồn nhân lực. Tập bài giảng Cao học quản lý giáo dục, ĐHQG Hà nội, 2007.

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Tâm lý học quản lý . Tập bài giảng Cao học quản lý giáo dục, ĐHQG Hà nội, 2003.

24. Phòng Giáo dục & đào tạo, Báo cáo tổng kết sau hai năm hoàn thiện đổi mới sách giáo khoa cấp trung học cơ sở. Mỹ Lộc, 2007.

25. Quốc hội (2005), Luật giáo dục 2005. Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.

26. Quốc hội (2003), Luật thi đua khen thưởng. Nhà xuất bản lao động. Hà Nội

27. Sở Nội vụ Nam Định, Hướng dẫn về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bãi miễn Cán bộ quản lý trường học. Nam Định, 2005.

28. Thủ tƣớng Chính phủ (2001), Về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010”. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001.

29. Thủ tƣớng Chính phủ (2003), Về việc ban hành qui chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo.

Quyết đinh số 27/2003/ QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2003.

30. Thủ tƣớng Chính phủ (2005),Về việc xây dựng đề án “ Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”. Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 11 tháng 1 năm 2005.

31. Tỉnh ủy Nam Định, Về công tác qui hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH,HĐH đất nước. Kế hoạch số 12- KH-TU ngày 3/8/2005.

32. Lê Doãn Tá (2005), Giáo trình giảng dạy Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

33.Hà Nhật Thăng, Xu thế phát triển giáo dục hiện nay. Bài giảng lớp Cao học quản lý giáo dục. Đại học Quốc gia, Hà nội.

34. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, Đề án 40 V/v Xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và CBQLGD tỉnh Nam Định giai đoạn 2006-2010.

35. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Lộc (2006), qui hoạch phát triển mạng lưới GD&ĐT trên địa bàn huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2006 – 2020.

36. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Lộc, Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục&đào tạo huyện Mỹ Lộc giai đoạn 2005-2010.

PHỤ LỤC Phụ Lục 1

HỒ SƠ GIÁO VIÊN THCS TRONG DIỆN QUI HOẠCH GỒM: 1. Sơ yếu lý lịch cán bộ theo mẫu;

2. Bản tự 3. Bản nhận xét đánh giá của chi uỷ cơ sở, thủ trưởng cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác;

kiểm điểm đánh giá của cá nhân;

4. Bản nhận xét của chi uỷ nơi cán bộ cư trú;

5. Bản nhận xét đánh giá của cấp uỷ cấp trên quản lý cán bộ;

6. Bản nhận xét đánh giá của cấp uỷ có thẩm quyền quy hoạch cán bộ;

7. Các văn bằng (photo công chứng);

8. Giấy chứng nhận sức khoẻ (do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)