Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)

9. Cấu trúc luận văn

3.1.Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp phải lưu ý tính kế thừa, tôn trọng quá khứ, lịch sử. Đội ngũ CBQL ở các nhà trường được hình thành cùng với lịch sử phát triển trường học. Vì vậy, ở bất cứ thời điểm nào đội ngũ CBQL ở các nhà trường đều có sự phân hóa như: chênh lệch về độ tuổi, trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ. Những CBQL cao tuổi thường có trình độ đào tạo thấp (hệ đào tạo cũ), việc tiếp cận với kiến thức mới, tiếp cận với khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ hiện đại gặp nhiều khó khăn. Song đội ngũ này có bề dày kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác. Ngược lại đội ngũ CBQL trẻ được đào tạo bài bản, tư duy nhạy bén, được trang bị và cập nhật các kiến thức hiện đại, năng động sáng tạo nhưng lại ít có kinh nghiệm được đúc rút qua thực tế công tác. Như vậy công tác phát triển đội ngũ CBQLGD cần phải đảm bảo tính kế thừa của lịch sử. Đó là cần phát huy tối đa những kinh nghiệm và các thành tựu mà thế hệ đi trước tích luỹ được, cập nhật và bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt, đặc biệt là ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong quản lý giáo dục. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để bổ sung, bồi dưỡng những kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ CBQL trẻ, đội ngũ CBQL mới được bổ nhiệm và đội ngũ nhà giáo trong qui hoạch CBQL. Do đó các biện pháp chỉ thay đổi những bất cập, xóa bỏ những yếu kém, đồng thời các biện pháp cũng phải phát huy tiềm năng của xã hội, trước hết là phải phát huy được ý thức tự giác, năng lực của đội ngũ CBQL để nâng cao chất lượng giáo dục và sự phát triển của nhà trường. Đảm bảo sự phát triển bền vững của đội ngũ CBQL.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, phù hợp

Các biện pháp thực hiện không được đi trái với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với điều kiện qui định chung của địa phương, phù hợp với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tập quán của địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý về văn hóa. Mỗi biện pháp phải thống nhất, không trái ngược, không mâu thuẫn với biện pháp khác. Biện pháp này là cơ sở, là điều kiện hỗ trợ để thực hiện có hiệu quả biện pháp khác. Vì vậy xây dựng các biện pháp phải linh hoạt, mềm dẻo, khoa học để chúng tạo với nhau thành một hệ thống.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Các biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT phải đúng với chức năng quyền hạn của cấp quản lý. Phòng GD&ĐT là cơ quan giúp việc, tham mưu với UBND huyện, do đó các biện pháp cần phải mềm dẻo, có tính xã hội hóa cao của cơ quan tham mưu, không mang tính quyết định, mệnh lệnh, để đảm bảo có tính khả thi. Các biện pháp phải mang tính hiệu quả, không gây phiền hà, ít tốn kém mà cho kết quả cao nhất. Thực tế khi phân cấp cho cơ quan tham mưu, UBND huyện giao một phần quyền hạn, nhiệm vụ cho cơ quan chức năng có liên quan như phòng Nội Vụ, nên khi thực hiện phải có sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT với phòng Nội Vụ.

Thực trạng phát triển đội ngũ CBQL ở các trường phổ thông nói chung, CBQL ở các trường THCS nói riêng đã phản ánh: một số lĩnh vực UBND huyện Mỹ Lộc giao cho phòng Nội Vụ thực hiện, trong những năm qua không đạt hiệu quả. Trong luận văn này tác giả mạnh dạn đề xuất các biện pháp của phòng GD&ĐT về công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc, trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của địa phương, chiến lược phát triển GD&ĐT của ngành từ nay đến 2010, phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu, kiến nghị với UBND huyện xem xét, thực hiện phân cấp theo qui định của Chính phủ.

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trƣờng Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam định trong giai đoạn hiện nay

Trên cơ sở thực trạng cùng những quan điểm, phương hướng phát triển đội ngũ CBQL trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, vận dụng lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất những biện pháp về phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc như sau :

3.2.1. Hoàn thiện qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở

3.2.1.1. Ý nghĩa của biện pháp

Mục tiêu của việc hoàn thiện qui hoạch đội ngũ CBQL ở các trường THCS nhằm phát triển đội ngũ CBQL đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương.

Hoàn thiện qui hoạch đội ngũ CBQL ở các trường THCS sẽ tạo ra sự chủ động và có tính lâu dài trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ CBQL, đảm bảo tính kế thừa và phát triển. Hoàn thiện qui hoạch phát triển đội ngũ CBQL có ý nghĩa rất quan trọng, là khởi nguồn, là căn cứ giúp các cấp quản lý xây dựng được các bước tiếp theo của việc chọn lựa, bổ nhiệm CBQL, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ CBQL, giữ được đoàn kết nội bộ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Phát triển đội ngũ CBQL là tạo ra một cơ cấu đội ngũ hợp lý nhất để phát huy tối đa tiềm năng của CBQL; tạo điều kiện cho CBQL vươn lên học tập, bồi dưỡng, công tác, đóng góp công sức cho Tổ quốc; phát huy sức mạnh cá nhân cũng như sức mạnh tổng hợp của đội ngũ, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mục tiêu giáo dục. Vì vậy nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS gồm: 1) Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường THCS và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường THCS để xác định nguồn bổ sung thay thế,

người về hưu và không được tiếp tục bổ nhiệm lại hoặc bãi miễn. 2) Hoàn thiện xây dựng tiêu chí cho giáo viên nằm trong diện qui hoạch CBQL (nguồn CBQL). 3)Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong qui hoạch và chuẩn y danh sách. 4)Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh, và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhằm nâng cao chất lượng qui hoạch.

Để biện pháp này có đầy đủ các nội dung và kết quả cho một qui hoạch hợp lý phù hợp với điều kiện thực tế của ngành, thì cơ quản quản lý thực thi phải là phòng GD&ĐT, theo đúng chức năng và nhiệm vụ của cơ quan QLNN về GD&ĐT. Vì vậy cách thực hiện phòng GD&ĐT làm những việc sau:

- Xác định số lượng dự nguồn cần có: Một là xây dựng dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL theo qui mô phát triển về học sinh, lớp học, số trường, hạng trường để xác định nguồn qui hoạch. Hai là hàng năm phòng GD&ĐT thực hiện rà soát và nhận xét đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, sức khỏe, để xác định nguồn bổ sung.

- Xây dựng tiêu chuẩn giáo viên thuộc diện qui hoạch CBQL

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ qui hoạch và chuẩn y danh sách, phòng GD&ĐT cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Tổ chức hội nghị 1.

+ Thành phần: toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trường. + Nội dung: Bỏ phiếu giới thiệu qui hoạch các chức danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.

+ Hình thức giới thiệu nguồn qui hoạch bỏ phiếu kín

Bước 2: Tổ chức hội nghị 2

+ Thành phần: Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, tổng phụ trách đội trong nhà trường,

+ Nội dung: Căn cứ vào kết quả giới thiệu ở hội nghị toàn thể cán bộ, giáo viên, hội nghị chủ chốt thảo luận, xác định yêu cầu, phương hướng qui hoạch đội ngũ cán bộ quản lý, tiếp tục giới thiệu và bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn qui hoạch các chức danh CBQL.

Bước 3: Tổ chức hội nghị 3

+ Thành phần: Lãnh đạo phòng, chuyên viên tổ THCS, chuyên viên phụ trách thi đua, thanh tra, tổ chức, tài vụ của Phòng GD&ĐT.

+ Nội dung: Thảo luận bình xét giới thiệu nguồn qui hoạch các chức danh CBQL ở các trường THCS trong huyện, trên cơ sở danh sách đã có từ kết quả hội nghị 2. Lập danh sách dự kiến nguồn qui hoạch.

Bước 4: Phòng GD&ĐT báo cáo kết quả thực hiện qui trình qui hoạch và trình UBND huyện phê duyệt danh sách làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm, bãi miễn và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm. (Hồ sơ cán bộ trong diện quy hoạch được ghi trong phần phụ lục 3.1.[117] )

- Sau mỗi đợt làm qui hoạch phòng GD&ĐT tự tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng qui trình chưa, qui hoạch đã được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y phòng GD&ĐT có kế hoạch bồi dưỡng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Phối hợp với cơ quan hữu quan thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn

3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp

Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn CBQL ở các trường THCS nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường THCS và sự phát triển cán bộ, giáo viên. Vì vậy, công tác này phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là: Đảm bảo nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL của từng trường; Hai là: Phải chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực phẩm chất, đảm nhận cương vị mới; Ba là: Góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên Nhà trường;

Bốn là: Động viên khuyến khích những người tốt, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn; Năm là: Quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ; Sáu là: Cán bộ quản lý đã hết 1 nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên biện pháp này giúp cho ngành GD&ĐT có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Bổ nhiệm CBQL ở các trường THCS là cơ hội để cán bộ giáo viên thăng tiến hợp lý đáp ứng nhu cầu của nhà trường và sự phát triển cán bộ, giáo viên. Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường, nâng cao hiệu quả giáo dục ở các nhà trường. Bởi vì qua đây người CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ qui trình này người CBQL được đồng nghiệp và địa phương chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hoàn thiện mình; làm cho mỗi CBQL luôn phải tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng đội ngũ CBQL; định ra nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn; khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL. Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục, tư tưởng cục bộ, tình trạng khép kín, trì trệ trong công tác. Do vậy, nếu làm tốt công tác luân chuyển CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ cho lâu dài. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thông qua thực tiễn, môi trường công tác mới, giúp họ trưởng thành, “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, công việc sẽ dạy dỗ, uốn nắn con người, nâng đỡ con người, nói theo cách nói của C.Mác là thực tiễn sẽ “đánh thức các tiềm năng còn đang ngái ngủ của con người”. Luân chuyển chính là tạo môi trường thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thông qua luân chuyển để bố trí sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi người, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp chung của CBQL.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Muốn có kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, thì việc thực hiện biện pháp phải có sự phối hợp giữa phòng GD&ĐT với phòng Nội Vụ. Các nội dung và cách thực hiện từng công việc như sau:

Công táctuyển chọn nhân sự để bổ nhiệm cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở

Để có được đội ngũ CBQL ở các trường THCS có đầy đủ các phẩm chất đạo đức và trình độ năng lực làm việc, phòng GD&ĐT phải xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ở các trường THCS, thống nhất với phòng Nội Vụ trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở cho việc chọn lựa.

Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, căn cứ vào danh sách qui hoạch các chức danh CBQL đã được UBND huyện phê duyệt, phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thực hiện qui trình tuyển chọn như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện qui hoạch , chuẩn bị phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của huyện (mẫu này được in sẵn tên những người trong diện qui hoạch, có ô trống để cho các thành viên có thể giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác không có trong qui hoạch).

Bước 2 : Thực hiện qui trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng cách tổ chức hội nghị 1 gồm: Cấp ủy, lãnh đạo, ban chấp hành công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường. Nội dung: bỏ phiếu giới thiệu nhân sự cho chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín (theo mẫu ).

Bước 3: Kểm phiếu, xếp loại thứ tự số phiếu từ cao đến thấp. Căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực của CBQL ở các trường THCS đã được UBND huyện phê duyệt, căn cứ vào tiêu chuẩn chung do Nhà nước và ngành GD&ĐT qui định về độ tuổi, sức khỏe và các yêu cầu khác: hai phòng thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.

Bước 4: Thực hiện hiệp y nhân sự với Đảng ủy, UBND các xã và thị trấn (địa phương nơi người đó công tác ).

Bước 5: Phòng Nội vụ và phòng GD&ĐT thống nhất ý kiến lập văn bản báo cáo

trình UBND huyện phê duyệt danh sách nhân sự .

Công tác bổ nhiệm cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở

- Thời hạn bổ nhiệm: thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60

tháng); đối với những trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách không tính vào thời hạn bổ nhiệm.

- Điều kiện bổ nhiệm: Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quản lý giáo dục

được qui định trong Luật giáo dục và điều lệ trường học.

+ Có đầy đủ hồ sơ cá nhân, lý lịch theo quy định và được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng.

+ Có độ tuổi hợp lý: Tuổi bổ nhiệm là tuổi đời cán bộ tính đến thời điểm

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 74)