Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)

9. Cấu trúc luận văn

2.5.Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung

trƣờng Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định

2.5.1. Những mặt mạnh trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc

2.5.1.1. Công tác qui hoạch

Huyện Mỹ Lộc có xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL đến năm 2015, có dự kiến nguồn lực để thực hiện qui hoạch. Qui hoạch có được xem xét điều chỉnh, bổ sung. Nguyên nhân: UBND huyện đã triển khai đề án 40 của UBND tỉnh. Phòng GD&ĐT hàng năm đã triển khai kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên & CBQL, báo cáo kết quả với UBND huyện.

2.5.1.2. Thực hiện công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển

UBND huyện Mỹ Lộc đã chỉ đạo các phòng chức năng xây dựng được tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL ở các trường THCS. Có thực hiện quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, theo qui định của Nhà nước. Nguyên nhân: Phòng Nội Vụ thực hiện xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ CBQL có sự tham gia đóng góp của phòng GD&ĐT. Hàng năm phòng GD&ĐT đề xuất với UBND huyện thực hiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển theo qui trình.

2.5.1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Phòng GD&ĐT đã xác định được mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; đã có hình thức gửi đi đào tạo, bồi dưỡng và bồi dưỡng tại chỗ. Có thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những người dự nguồn, sử dụng họ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Nguyên nhân: Phòng GD&ĐT được giao trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này, phòng GD&ĐT đã xác định được tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

2.5.1.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Phòng GD&ĐT xây dựng được chủ trương, kế hoạch thực hiện kiểm tra, thanh tra, đánh giá hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL ở các trường

THCS. Nội dung, cách thức kiểm tra, thanh tra đã đánh giá được các hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học. Có tiêu chí đánh giá xếp loại cụ thể theo các mức tốt, khá, trung bình, yếu. Công tác thanh tra, kiểm tra đã thực sự có tác dụng thúc đẩy sự tiến bộ của đội ngũ CBQL. Nguyên nhân : Phòng GD&ĐT đã thực hiện tốt vai trò, chức năng và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về GD&ĐT.

2.5.1.5. Công tác thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

Phòng GD&ĐT đã thực hiện tốt chế độ, chính sách của Nhà nước đối với đội ngũ CBQL. Có chính sách riêng của phòng đối với đội ngũ CBQL. Thực hiện thường xuyên kịp thời các chế độ đãi ngộ (nếu có). Phòng GD&ĐT xây dựng được các hình thức khen thưởng động viên. Nguyên nhân: Phòng GD&ĐT coi trọng việc thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, vì vậy quan tâm đến việc này để động viên đội ngũ CBQL.

2.5.2. Những mặt yếu trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc

2.5.2.1. Công tác qui hoạch

Trong công tác qui hoạch, việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS chưa có tính khả thi. Phòng GD&ĐT chưa tham mưu được với UBND huyện các tiêu chí thích hợp cho giáo viên thuộc diện qui hoạch. Phòng Nội Vụ triển khai nhiệm vụ không có biện pháp thực hiện qui hoạch phù hợp. Qui hoạch có được xem xét điều chỉnh, bổ sung hàng năm nhưng chưa thường xuyên. Nguyên nhân: Hiện tại ở huyện Mỹ Lộc từ năm học 2001-2002 đến nay việc xây dựng qui hoạch đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL ở các trường THCS nói riêng UBND huyện giao cho phòng Nội vụ-Lao động-Thương binh-Xã hội, nay là phòng Nội Vụ. Do phòng Nội Vụ không phải là cơ quan chủ quản của các trường THCS, không chỉ đạo trực tiếp các hoạt động của các nhà trường nên không xác định được chất lượng

đội ngũ trong thực tế. Mặc dù phòng Nội Vụ đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả không cao.

2.5.2.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, bãi miễn

Trong những năm qua, việc thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc còn một số trường hợp chưa đảm bảo những tiêu chuẩn đề ra, công tác bổ nhiệm lại và luân chuyển chưa khích lệ được đội ngũ CBQL. Nguyên nhân: Phòng Nội Vụ là cơ quan được UBND huyện phân công làm quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, chưa tham mưu đúng với các tiêu chuẩn đã đề ra.

2.5.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng

Phòng GD&ĐT Mỹ Lộc chưa cử CBQL đi học, hoặc mở các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị và ngoại ngữ. Phòng GD&ĐT chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, chưa xác định được nội dung đào tạo, bồi dưỡng, chưa có các biện pháp khuyến khích CBQL và đội ngũ kế cận đi học. Nguyên nhân

của yếu kém này là do điều kiện kinh phí còn hạn hẹp, không có nguồn bổ sung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, cơ chế đánh giá cán bộ còn chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng. Bên cạnh đó việc đào tạo, bồi dưỡng chưa được cụ thể hóa bằng tiêu chuẩn cán bộ, về tâm lý nhiều CBQL ở độ tuổi cao ngại đi đào tạo, bồi dưỡng, một số người sắp nghỉ chế độ không có nhu cầu bồi dưỡng thêm, chấp nhận với hiện tại đang có. Ngoài ra còn nguyên nhân là công tác tham mưu của phòng GD&ĐT về mặt này còn yếu.

2.5.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá còn có những điều chỉnh sau thanh tra, kiểm tra bằng các quyết định quản lý chưa mạnh. Các nội dung chưa bao phủ hết được các hoạt động quản lý, ví dụ như việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, công tác tham mưu xây dựng cơ sở vật chất trường học, sự phối hợp với các lực lượng xã hội trong việc giáo dục học sinh…. Công tác thanh tra, kiểm tra đôi khi còn mang tính chất động viên. Nguyên

nhân của hạn chế này là do một số tiêu chí đánh giá còn chưa rõ ràng; người thực hiện nhiệm vụ còn nể nang.

2.5.2.5. Thực hiện chế độ, chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật

Phòng GD&ĐT chưa huy động được các nguồn lực vật chất để thực hiện các chính sách đãi ngộ với CBQL, việc phối hợp tốt các đãi ngộ vật chất với việc bổ nhiệm đội ngũ CBQL còn hạn chế. Nguyên nhân của hạn chế này là do phòng GD&ĐT chưa có biện pháp tham mưu thực hiện việc huy động quỹ thi đua khen thưởng và chính sách đãi ngộ riêng cho đội ngũ CBQL.

2.5.3. Những thuận lợi trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trên thế giới phát triển mạnh, sự phát triển của các nước mạnh đòi hỏi các nước yếu hơn cũng phải tự vươn mình để phát triển. Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo thực hiện chính sách: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính quyền các cấp đang tập trung kinh phí để phát triển GD&ĐT, trong đó có việc xây dựng và phát triển ĐNNG và CBQLGD. Bên cạnh đó đất nước ta tham gia hội nhập, có nhiều điều kiện cho đội ngũ CBQL được học hành, tham gia hội thảo, giao lưu thăm quan học tập kinh nghiệm….

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị-xã hội của huyện ổn định, kinh tế đang trên đà phát triển, HU-HĐND-UBND huyện Mỹ Lộc và Sở GD&ĐT Nam Định quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển giáo dục nói chung và công tác phát triển đội ngũ CBQL nói riêng. Một trong những thuận lợi phải kể đến đó là nhân dân huyện Mỹ Lộc có truyền thống hiếu học, họ có ý thức chăm lo, quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT. Cùng với đức tính tốt của người dân Mỹ Lộc, ĐNNG và đội ngũ CBQL ở các trường THCS là những người có phẩm chất, đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc.

2.5.4. Những khó khăn trong công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc bên cạnh những thuận lợi kể trên là những khó khăn sau:

Kinh tế của huyện tuy có bước phát triển nhưng chưa ổn định và bền vững, đời sống của nhân dân còn khó khăn, việc huy động nguồn vốn cho GD&ĐT có nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất trường học còn chưa đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.

Đội ngũ CBQL ở các trường THCS phần lớn là những người tuổi cao, nhiều người sống ở thành phố Nam Định và huyện khác không yên tâm công tác, có ý nguyện về quê, về gần nhà.

Trong thực hiện các chính sách, chế độ còn bị vướng mắc bởi thủ tục hành chính rườm rà, bất cập. Việc thực hiện phân cấp quản lý của huyện về GD&ĐT chưa toàn diện, về tài chính vẫn còn cơ chế “xin-cho”. Quản lý bộ máy, quản lý nhân sự vẫn còn phân tán, chia nhỏ, cục bộ.

Tiểu kết chƣơng 2

Sau khi khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện Mỹ Lộc, chúng tôi thấy: Trong những năm qua công tác này cũng đã được quan tâm, thực hiện, có những mặt mạnh riêng. Đội ngũ CBQL đã đủ về số lượng, chất lượng ngày được nâng lên. Tuy nhiên công tác phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THCS của huyện vẫn còn những điểm hạn chế, có những mặt yếu như đã đánh giá ở trên. Để khắc phục những điểm hạn chế, những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh, triển khai đúng các định hướng phát triển giáo dục của huyện Mỹ Lộc, trước những thuận lợi và khó khăn hiện nay cần phải có những biện pháp phát triển đội ngũ CBQL phù hợp để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBQL nói chung, CBQL ở các trường THCS nói riêng.

Chƣơng 3 : BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA HUYỆN MỸ LỘC TỈNH NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường Trung học cơ sở của huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 69)