Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham gia chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán HASTC (Trang 36)

7 Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.3.1 Yếu tố khách quan

- Trong qúa trình tham gia đầu tƣ chứng khoán, nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ chịu ảnh hƣởng không nhỏ của yếu tố chính sách huy động vốn của nhà nƣớc: Đây là yêu tố có tác động mạnh mẽ đến nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ. Hiện tại Nhà nƣớc đã ban hành tƣơng đối đầy đủ các quy định về pháp luật cũng nhƣ những kế hoạch, giải pháp cần thiết cho việc tái cấu trúc thị trƣờng chứng khoán. Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc đã khai trƣơng Hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Đây là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác giám sát của cơ quan quản lý đối với các giao dịch trên thị trƣờng, giúp kịp thời phát hiện các dấu hiệu giao dịch bất thƣờng, xây dựng hệ thống báo cáo, cảnh báo sớm nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm. Qua đó tăng cƣờng bảo vệ các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán. những ngày gần đây thị trƣờng đón nhận khá nhiều thông tin tích cực nhƣ gói hỗ trợ mua nhà với lãi suất 6%, đề xuất giảm thuế cho DN… Nhƣ vậy là nhà nƣớc đã có hàng loạt những chính sách tích cực nhằm vực dậy thị trƣờng chứng khoán điều này sẽ là một trong những điều thuận lợi thúc đẩy nhà đầu tƣ tham ga đầu tƣ để đi đến việc thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ của mình.

- Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam: Là một trong những yếu tố ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất đến nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ, hàng loạt những hệ lụy từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng lớn đến thi ̣ trƣờng của nhiều quốc gia , trong đó có Viê ̣t Nam và kênh đầu tƣ chƣ́ng khoán sụp đổ là mô ̣t điều không bất ngờ . Kể tƣ̀ năm 2007 đến nay tình hình thế giới có nhiều biến động phần nào đó đã ảnh hƣởng đến thị

trƣờng tài chính , và thị trƣờng chứng khoán là nạn nhân của việc suy thoái kinh tế này .Theo Hiê ̣p hô ̣i kinh doanh chƣ́ng khoán Viê ̣t N am, viê ̣c kênh đầu tƣ này rơi vào tình hình nhƣ hiê ̣n nay có rất nhiều nguyên nhân , nhƣng chủ yếu do tác động của suy thoái kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng lớn đến thị trƣờng chƣ́ng khoán của nhiều quốc gia , trong đó có thi ̣ trƣ ờng Việt Nam . Nhƣ vậy nếu muốn nhu cầu đầu tƣ đƣợc thỏa mãn thì nhà đầu tƣ cần phải có những đầu tƣ thành công trên thị trƣờng chứng khoán, mà muốn đầu tƣ thành công thì thị trƣờng chứng khoán phải phát triển và nhƣ một tất yêu khách quan thị trƣờng chứng khoán muốn phát triển thì trƣớc tiên phải có một nền kinh tế phát triển. điều đó có nghĩa là nếu nhƣ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì thị trƣờng chứng khoán cũng khủng hoảng và nhƣ vậy là nhu cầu đầu tƣ của nhà đầu tƣ không đƣợc thực hiện đƣợc.

- Nguồn vốn từ các ngân hàng: Trong quá trình đầu tƣ chứng khoán dài hạn và ngắn hạn, nhà đầu tƣ dù không muốn sử dụng đòn bẩy tài chính, cũng cần phải nắm đƣợc tình hình cho vay đầu tƣ chứng khoán để làm căn cứ nhận định đúng tình hình thị trƣờng, cũng nhƣ có thể xác định tổng quan quan hệ cung cầu của thị trƣờng tại từng thời điểm

Hầu nhƣ tất cả các công ty chứng khoán (CTCK) đều đi vay tiền ngân hàng để phục vụ cho việc kinh doanh chứng khoán của doanh nghiệp, ngoài việc dành khoản tín dụng lớn cho nhà đầu tƣ, các CTCK cũng dùng khoản tiền vay đáng kể để hoạt động tự doanh. Đa phần các nhà đầu tƣ cá nhân trong nƣớc (thƣờng là có kinh nghiệm đầu tƣ chứng khoán) đều đi vay tiền để đầu tƣ chứng khoán dƣới nhiều hình thức nhƣ nêu trên

Hoạt động tín dụng đầu tƣ chứng khoán phát triển ở thị trƣờng 0TC, thị trƣờng giao dịch tập trung và thị truờng đấu giá cổ phần các doanh nghiệp nhà nƣớc cổ phần hoá. Trong giai đoạn này có lẽ mọi nhà đầu tƣ đều tích cực đầu tƣ chứng khoán, đều tìm cách gia tăng các khoản tín dụng

vì cứ có tín dụng là gặt hái đƣợc lợi nhuận dễ dàng mà ít ngƣời nghĩ tới những tình huống nguy hiểm sẽ xảy ra. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho nhiều nhà đầu tƣ và một số công ty chứng khoán liên tục gặt hái đƣợc lợi nhuận không ngừng, nhất là trong các năm từ 2005, 2006, 2007, bởi vì khởi đầu cho giai đoạn này Vn Index ở mức rất thấp, cộng với nhiều sự thay đổi có tính bƣớc ngoặt về chính sách cho môi trƣờng đầu tƣ chứng khoán.

Tuy nhiên khi thị trƣờng bắt đầu lao dốc, những đối tƣợng nhà đầu tƣ đã từng có kinh nghiệm sâu sắc về cầm cố chứng khoán trong cuộc khủng hoảng lần thứ nhất của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ( 2001 - 2002) nhanh chóng cơ cấu lại danh mục đầu tƣ và cơ cấu nguồn vốn, tích cực thanh lý cổ phiếu để trả nợ ngân hàng thì bị ảnh huởng không nhiều. Nhiều nhà đầu tƣ không tỉnh táo, không tích cực tất toán các khoản nợ, thậm chí cón gia tăng các khoản nợ khi TTCK tụt dốc thì tài sản của họ cũng nhanh chóng bị bốc hơi, một số nhà đầu tƣ mới chƣa có kinh nghiệm đã lâm vào hoàn cảnh tiền bán chứng khoán không đủ trả ngân hàng đã buộc phải bán nhà để trả nợ.

Phong trào đi vay tiền để đầu tƣ chứng khoán đã tác động đến kinh tế vỹ mô: Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát, bởi vì từ tín dụng dễ dàng trong đầu tƣ chứng khoán, dẫn tới TTCK phát triển nóng, từ đó hệ thống doanh nghiệp và hệ thống các ngân hàng dễ dàng huy động đƣợc vốn và dẫn tới nhu cầu đầu tƣ và tiêu dùng tăng đột biến... Gây ra những rủi ro hệ thống nhƣ làm cho TTCK bất ổn định, nhiều nhà đầu tƣ thua lỗ hay hệ thống ngân hàng bị đe dọa nợ xấu tăng. Điều đó ảnh hƣởng lớn tới nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham gia chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán HASTC (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)