7 Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.2.3 Nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ
1.2.3.1. Khái niệm nhà đầu tƣ.
Nhà đầu tƣ là những ngƣời thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trƣờng chứng khoán. Nhà đầu tƣ có thể chia làm hai loại là nhà đầu tƣ cá nhân và nhà đầu tƣ có tổ chức.
- Nhà đầu tƣ cá nhân là những ngƣời có vốn tạm thời nhàn rỗi tham gia mua bán trên thị trƣờng chứng khoán với mục đích kiếm lợi nhuận.
Các nhà đầu tƣ có tổ chức: Hay còn gọi là các định chế đầu tƣ, thƣờng xuyên mua bán chứng khoán với số lƣợng lớn trên thị trƣờng. Các tổ chức này thƣờng có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trƣờng và đƣa ra các quyết định đầu tƣ. [11, tr 9]
* Một số đặc điểm tâm lý của các nhà đầu tƣ.
- Tính kỷ luật: Là khả năng tuân thủ nguyên tắc do chính nhà đầu tƣ đề ra, tất cả các nhà đầu tƣ thành công đều cần tính kỷ luật để tuân thủ nguyên tắc đầu tƣ của mình. Thực tế theo thiên tài đầu tƣ Jack Schwager tính kỷ luật là phẩm chất đầu tiên mà một nhà đầu tƣ cần có.
- Kiên nhẫn: Là khả năng chờ đợi của nhà đầu tƣ đến ngày hƣởng thành quả đầu tƣ. Có khi phải mất vài năm các cổ phiếu dƣới giá trị mới phục hồi giá trị và mang lại khoản lợi nhuận kỳ vọng. Do đó các nhà đầu tƣ cần phải có tính kiên nhẫn trong quá trình đầu tƣ của mình.
- Khả năng chịu rủi ro: Rủi ro ở đây đƣợc hiểu theo hƣớng là vốn đầu tƣ bị mất đi trƣớc khi phục hồi lại. Và các nhà đầu tƣ nếu có khả năng chấp nhận rủi ro thì họ sẽ không hoang mang khi giá trị cổ phiếu giảm , miễn là cổ phiếu đó vẫn đáp ứng đƣợc mục tiêu đầu tƣ của họ. Ngƣợc lại với những nhà đầu tƣ có khả năng chịu rủi ro kém sẽ luôn cảm thấy lo sợ khi cổ phiếu bị giảm giá trị hay bị lỗ lớn, điều đó sẽ ảnh hƣởng đến quá trình đầu tƣ của họ.
- Khả năng chịu bất ổn: Sự bất ổn liên quan đến tính thƣờng xuyên và mức độ dao động của cổ phiếu. Nó cũng liên quan đến rủi ro nhƣng không giống rủi ro. Các nhà đầu tƣ nắm giữ một phần cổ phiếu có thể tác động đến tính bất ổn của nó. Chẳng hạn các nhà giao dịch trong ngày có thể làm tăng sự bất ổn của một cổ phiếu khi mua và bán nó. Những ngƣời lãnh đạo các quỹ cũng vậy. Các chuyên gia quản lý quỹ chợ cấp và quỹ tƣơng hỗ khi nhận chức hoặc từ chức cũng có thể làm gia tăng tính bất ổn của một cổ phiếu, thậm chí các bản báo cáo cũng có thể tác động đến khả năng bất ổn của một cổ phiếu có khối lƣợng dao dịch ít(ít hơn 20.000 cố phiếu một ngày)…. Chính vì vậy mà các nhà đầu tƣ khi tham gia đầu tƣ cần phải có khả năng chị bất ổn.
- Sự tự tin khi đầu tư: Sự tự tin là yếu tố quan trọng trong phẩm chất của các nhà đầu tƣ bởi vì mục tiêu của các nhà đầu tƣ là tìm kiếm nhũng cổ phiếu dƣới giá trị khi đó các nhà đầu tƣ phải có khả năng phán đoán các dấu hiệu dƣới giá trị và tự tin đầu tƣ chúng mà không quan tâm đến sự hoài nghi của thị trƣờng. Không công ty nào công bố cổ phiếu của mình dƣới giá trị với dòng chữ đỏ đậm. Do đó các nhà đầu tƣ cần có khả năng phán đoán về số lƣợng và sự tụ tin để đi đến các quyết định cao. [19, tr 81-87]
- Tâm lý trông chờ vào sự may rủi:
Dễ dang đƣa ra quyết định đầu tƣ dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn, một lời khuyên một lời phát biểu mà không tự mình nghiên cứu để
đƣa ra kết luận của chính mình về việc mua hay bán cổ phiếu nào giá bán bao nhiêu, khi nào và tại sao? Tâm lý đó khiến nhà đầu tƣ không tự nhìn vào chính mình để đánh giá mình, đánh giá các quyết định của mình và tự chịu trách nhiệm. Và rất dẽ dẫn đến việc trông chờ vào ngƣời khác, để hỗ chợ giúp đỡ. Và nếu nhƣ việc trông chờ vào sự giúp đỡ của ngƣời khác không đem lại kết quả thì họ quay ra trách và đổ lỗi. Chính tâm lý đó khiến cho nhà đầu tƣ tự mình tƣớc bỏ của mình một điều rất quan trọng- quyền biểu quyết bằng chính kiến và tiền của mình- biểu quyết về các cổ phiếu và công ty: Cổ phiếu nào là tốt là không tốt, công ty nào hoạt động hiệu quả hay kém hiệu quả, ban lãnh đạo nào giỏi hay không giỏi từ đó gửi đi những thông điệp cho nhƣng công ty tốt làm tốt hơn những công ty nào chƣa tốt thì cải thiện tình hình và loại đi những công ty không tốt không hiệu quả.
- Ngƣợc lại với tâm lý tự tin khi đầu tƣ cũng còn nhiều nhà đầu tƣ luôn thiếu tự tin và chính kiến khi đầu tƣ.
Nguyên nhân chính của nét tâm lý này là việc thiếu nhận định khi đầu tƣ, nhầm lẫn mục đích và tiêu chí đầu tƣ của chính cá nhân mình, từ đó thiếu tự tin và chính kiến trong đầu tƣ, làm cho nhà đầu tƣ có sự thay đổi đầu tƣ khi rủi ro diễn ra.
- Tâm lý bầy đàn hay chạy theo đám đông.
Đây là nét tâm lý nổi bật nhất và có trong đại đa số nhà đầu tƣ Việt Nam. Tham gia đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán với mục đích thu lợi nhuận nhƣng đại đa số nhà đầu tƣ không bỏ công sức của mình ra để tìm hiểu kỹ càng giá trị cổ phiếu, sự hoạt động của các công ty mà mình sẽ đầu tƣ mà họ luôn đầu tƣ với tâm lý hùa theo đám đông, nghĩa là không cần biết giá trị thực của cổ phiếu ấy là nhƣ thế nào nhƣng nếu thấy đông ngƣời mua là họ sẽ mua, còn nếu thấy đông ngƣời bán thì họ sẽ bán kể cả giá cổ phiếu ấy có tăng đi chăng nữa. Chính vì tâm lý ấy mà nhà đầu tƣ đã làm
1.2.3.2. Khái niệm chứng khoán:
Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá, có kỳ hạn trên một năm trở lên đƣợc chào bán và giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán.
Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành gồm: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tƣ và chứng khoán phái sinh.
Chứng khoán bào gồm chứng khoán cơ bản và chứng khoán phái sinh trong đó chứng khoán cơ bản bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tƣ. Chứng khoán phái sinh bao gồm: hợp đồng tƣơng lai, quyền mua cổ phiếu, chứng quyền và hợp đồng quyền chọn.[11,.5]
1.2.3.3. Khái niệm thị trƣờng chứng khoán.
Thị trƣờng chứng khoán là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động dao dịch mua bán chứng khoán dài hạn nhƣ các loại trái phiếu, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác nhƣ chứng chỉ quỹ đầu tƣ, công cụ phái sinh, hợp đồng tƣơng lại, quyền chọn, chứng quyền. Hay nói cách khác thị trƣờng chứng khoán đƣợc hiểu là một bộ phận của thị trƣờng tài chính, là nơi diễn ra các hoạt động phát hành chào bán các loại chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. [11, 5]
1.2.3.4. Khái niệm nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ.
Cho đến nay chƣa có một khái niêm chính thống về nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ. Dựa trên khái niệm nhu cầu đầu tƣ, khái niệm nhà đầu tƣ, khái niệm chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán chúng tôi hiểu nhu cầu đầu tƣ chứng khoán của nhà đầu tƣ nhƣ sau: Nhu cầu đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của những người tham gia mua và bán các loại giấy tờ có giá trị được chào bán trên thị trường chứng khoánnhằm mục đích kiếm lời.