Khái niệm về nhu cầu đầu tƣ

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham gia chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán HASTC (Trang 28)

7 Phƣơng pháp nghiên cứu:

1.2.2 Khái niệm về nhu cầu đầu tƣ

- Khái niệm đầu tƣ: Theo định nghĩa của Luật đầu tƣ : “Đầu tƣ là

việc nhà đầu tƣ bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản và tiến hành hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật đầu tƣ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Khái niệm hoạt động đầu tƣ: Là hoạt động của nhà đầu tƣ trong quá trình đầu tƣ bao gồm các khâu: chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện đầu tƣ và quản lý dự án đầu tƣ với mục đích kiếm lời tạo dựng uy tín cho các doanh nghiệp trong xã hội.

- Khái niệm về nhu cầu đầu tƣ.

Cho đến nay chƣa có một khái niệm chính thống về nhu cầu đầu tƣ, dựa trên cơ sở những khái niệm về nhu cầu, đầu tƣ và hoạt động đầu tƣ chúng tôi hiểu nhu cầu đầu tƣ nhƣ sau:

Nhu cầu đầu tư là những mong muốn đòi hỏi của con người về việc bỏ vốn bằng những tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản mới cần phải được thỏa mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động đầu tư. Nhu cầu đầu tư mang tính xã hội cao, được con người ý thức rõ ràng và thể hiện giá trị xã hội của cá nhân.

Nhu cầu đầu tƣ mang tính xã hội cao là bởi nó phản ánh trình độ phát triển của xã hội. ở thời kỳ nguyên thủy khi mà xã hội mới sơ khai mông muộn, con ngƣời chƣa có nhu cầu đầu tƣ, họ sống hoàn toàn phụ thục vào tự nhiên, gặp gì ăn nấy, chƣa có sự phân chia tài sản vì thế họ không có nhu cầu đầu tƣ. Tuy nhiên cùng với thời gian, trải qua lao động con ngƣời sáng tạo ra nhiều cái mới và dần làm chủ đƣợc tự nhiên. Và điều quan trọng là con ngƣời luôn hƣớng tới sự phát triển không ngừng. Mà muốn phát triển cần phải có đầu tƣ. Từ đó nhu cầu đầu tƣ ra đời và nó mang tính xã hội cao.

Nhu cầu đầu tƣ đƣợc con ngƣời ý thức rõ ràng, bởi lẽ nó nảy sinh khi con ngƣời hiểu biết đƣợc ý nghĩa của đầu tƣ, tầm quan trọng của nó đối với bản thân gia định và xã hội. Con ngƣời tự nhận thức đƣợc đòi hỏi của một xã hội phát triển là phải có đầu tƣ, đầu tƣ luôn đi kèm với sự phát triển vì thế để hình thành trạng thái và biểu tƣợng nhu cầu cho mình họ tự trả lời câu hỏi: mình có nhu cầu đầu tƣ cái gì? Việc đầu tƣ ấy có đem lại lợi ích cho mình hay không? Nó có đảm bảo cho mình và gia đình một cuộc sống ổn định ở hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai hay không? Mình phải làm gì để thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ ở mức độ cao nhất có thể.

- Bản chất của nhu cầu đầu tƣ.

Nhu cầu đầu tƣ là mong muốn sự phát triển ở một lĩnh vực nào đó của con ngƣời, nó là nhu cầu cấp cao đƣợc con ngƣời sáng tạo ra và có sự tham gia mạnh mẽ của ý thức. Nó khác với nhu cầu sinh học. Hoạt động là yếu tố hiện thực hóa nhu cầu, là bằng chứng khẳng định giá trị tồn tại của con ngƣời, để phát triển con ngƣời luôn luôn phải hoạt động, vì thế nhu cầu đầu tƣ có ở bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, và mức độ thiết thân, thƣờng trực của nó ở mỗi cá nhân khác nhau là khác nhau.

Nhu cầu đầu tƣ mang tính xã hội: Nhƣ đã phân tích ở trên, nhu cầu đầu tƣ đƣợc hình thành khi xã hội phát triển, xã hội phát triển càng cao, nhu cầu đầu tƣ càng lớn và để tồn tại, mỗi cá nhân trong xã hội cần phải tham gia tích cực vào các lĩnh vực đầu tƣ.

Nhu cầu đầu tƣ gắn liền với sự hoàn thiện về mặt thể chất cũng nhƣ nhân cách của mỗi cá nhân, nó có su hƣớng phát triển cùng với sự phát triển của toàn xã hội. Ở xã hội nguyên thủy chƣa có nhu cầu đầu tƣ vì lúc ấy con ngƣời còn đang phụ thuộc vào thiên nhiên, chƣa hƣớng tới sự phát triển, cùng với thời gian và trải qua lao động con ngƣời dần dần nhận ra muốn phát triển cần phải có đầu tƣ ví dụ muốn chặt cây làm nhà cho nhanh

hơn, thay vì làm bằng tay không, con ngƣời tìm những vật nhọn và để cho sắc họ nghĩ đến việc mài chúng và để làm đƣợc điều đó họ phải bỏ thời gian ra để mài các vật sắc nhọn đó, đấy là một hình thức đầu tƣ và của cải để đầu tƣ ở đây chính là thời gian của họ. Và cùng với sự hoàn thiện về mặt thể chất và nhân cách thì nhu cầu đầu tƣ cũng dần đƣợc phát triển theo. Một con ngƣời khỏe mạnh sẽ muốn đầu tƣ nhiều hơn vào nhiều lĩnh vực khác nhau hơn là một con ngƣời không có sức khỏe. Một con ngƣời có nhân cách hoàn thiện thì họ không ngừng lao động, mà đã lao động thì phải có đầu tƣ. Chính vì thế mà nhu cầu đầu tƣ luôn gắn liền với sự hoàn thiện về thể chất và nhân cách của mỗi cá nhân.

Nhu cầu đầu tƣ hết sức phong phú và đa dạng. Trong bất cứ một ngành nghề hay một lĩnh vực nào cũng cần có đầu tƣ vì thế mà nhu cầu đầu tƣ có ở mọi lĩnh vực ví dụ trong lĩnh vực giáo dục muốn có nền giáo dục phát triển thì nhà nƣớc cần phải có sự đầu tƣ về cở sở vật chất cũng nhƣ trang thiết bị phục vụ dậy và học, mỗi cá nhân muốn phát triển theo sự phát triển của xã hội thì cũng cần phải có nhu cầu đầu tƣ để từ đó thúc đẩy quá trình hoạt động của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu đầu tƣ của mình ví dụ họ mong muốn đƣợc giầu có họ cần phải đầu tƣ vào kinh doanh, muốn thành đạt họ cần đầu tƣ vào học tập, vv... Nhu cầu đầu tƣ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Khi có nhu cầu tất yếu phải tìm ra phƣơng thức để thỏa mãn và nhu cầu đầu tƣ cũng vậy. Ví dụ nhƣ với một sinh viên muốn học thật giỏi thì họ luôn muốn có nhiều sách để đọc, nhiều thời gian để học từ đó nhu cầu đầu tƣ vào sách và thời gian dành cho học tập xuất hiện và để thỏa mãn nhu cầu đó sinh viên này đã dành tiền để mua sách và dành thời gian cho việc học. Hay với một nhà kinh doanh họ luôn mong muốn lĩnh vực kinh doanh của mình phát triển mà để có đƣợc sự phát triển thì họ cần phải đầu tƣ tiền của,

công sức, trí tệu thời gian của mình vào lĩnh vức kinh doanh đó... Nhƣ vậy là cũng cùng là nhu cầu đầu tƣ nhƣng ở mỗi cá nhân thì việc nhận thức về nó là khác nhau nên phƣơng thức thực hiện cũng khác nhau. Và khi có nhu cầu đầu tƣ con ngƣời sẽ tìm mọi cách để thỏa mãn nó vì thế mà nhu cầu đầu tƣ là động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân và của toàn thể xã hội.

Một phần của tài liệu Nhu cầu tham gia chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán HASTC (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)