Những yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của việc tổ chức phối hợp

Một phần của tài liệu Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Hà Nội (Trang 34)

nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho hoc sinh

1.5.1. Nhận thức về vai trò của nhà trường gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh

Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nƣớc Việt Nam đang đổi mới hiện nay, yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lƣợng nhân lực, đào tạo và bồi

dƣỡng nhân tài, nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đó là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành, vừa có kiến thức chuyên sâu và có năng lực sáng tạo, có sức khoẻ, đồng thời phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết nhƣ lòng nhân ái, sự đồng cảm với con ngƣời, sự quan tâm đến lợi ắch của cộng đồng, dân tộc hài hoà với lợi ắch của cá nhân, gia đình. Để xây dựng đƣợc những con ngƣời có phẩm chất cơ bản đó cần có sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa ba môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng, gia đình, xã hội. Sự phối hợp ấy phải trở thành một quá trình thống nhất liên tục, tác động mạnh mẽ vào việc phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc sự phối hợp trên, trình độ nhận thức của thầy, cô giáo, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội khác đóng vai trò quan trọng. Khi nào học có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và đạt tới một mức độ cho phép thì sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội mới đạt đƣợc hiệu quả cao trong giáo dục nói chung và trong GDĐĐ nói riêng. Các chủ thể của quá trình phối hợp cần nhận thức những vấn đề sau:

+ Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, đặc biệt ngay từ tuổi nhỏ, điều cần quan tâm trƣớc tiên là đạo đức. Hồ Chủ Tịch đã dạy: ỘCông tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhƣng cùng chung một mục đắch đào tạo những ngƣời công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho CNXH. Điều trƣớc tiên là dạy cho các cháu về đạo đức. Anh chị em giáo viên và mẫu giáo cần luôn luôn gƣơng mẫu về đạo đức để các cháu noi theoỢ.

+ Con ngƣời sinh ra và lớn lên trong môi trƣờng gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Ở mỗi môi trƣờng nhỏ này đều diễn ra QTGD, giáo dƣỡng con ngƣời, trong đó giáo dục nhà trƣờng giữ vai trò hết sức đặc biệt. Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên và thƣờng xuyên, liên tục từ lúc sinh ra đến lúc trƣởng thành. Còn xã hội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống cũng có nội dung giáo dục với hình thức riêng của nó và có những ảnh hƣởng đáng kể đến GDĐĐ cho học sinh. Đó chắnh là nơi thể hiện kết quả giáo dục của gia đình và nhà trƣờng và đó cũng chắnh là nơi các em hấp thụ những

giá trị đạo đức của xã hội. Ba môi trƣờng trên phải hợp thành một môi trƣờng thống nhất, trƣớc hết là thống nhất mục tiêu giáo dục để tạo ra hợp lực cùng một hƣớng chứ không phân lực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Chắnh vì vậy, Hồ Chủ Tịch đã căn dặn: ỘGiáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, đã giúp cho việc giáo dục trong nhà trường tốt hơn. Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toànỢ.(Trắch bài nói chuyện của Bác Hồ tại Hội nghị cán bộ Đảng trong ngành giáo dục tháng 6/ 1957).

+ Xây dựng cơ chế và hình thức kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc tổ chƣc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh. Để tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội, nhà truờng cần phát huy vai trò là trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phƣơng pháp giáo dục cho gia đình và các tổ chức xã hội. Bởi lẽ nhà trƣờng là một tổ chức riêng biệt đối với công tác giáo dục, đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nƣớc, nắm vững quan điểm, đƣờng lối, mục tiêu bồi dƣỡng, đào tạo con ngƣời theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa. Mặt khác nhà trƣờng luôn luôn có đội ngũ thầy, cô giáo, những chuyên gia sƣ phạm có trình độ, năng lực, đạo đức...đã đựoc đào tạo có hệ thống và đƣợc tuyển chọn kĩ càng. Để thống nhất và tập hợp đƣợc sức mạnh của toàn xã hội trong việc GDĐĐ học sinh, nhà trƣờng một mặt phải làm tốt việc giảng dạy, giáo dục của toàn thể giáo viên, cán bộ trong nhà trƣờng, mặt khác phải phối hợp chặt chẽ với đoàn thanh niên, các tổ chức trong nhà trƣờng và hƣớng dẫn lực lƣợng của gia đình, của các tổ chức xã hội khác ở địa phƣơng tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.

1.5.2. Vai trò chủ động của nhà trường

Điều 45, Điều lệ trƣờng phổ thông có ghi: ỘNhà trường phải chủ động phối hợp thường xuyên và chặt chẽ với gia đình và xã hội để xây dựng môi trường giáo dục thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dụcỢ [5,tr.24].

Một điều phải khẳng định: Nhà trƣờng là môi trƣờng giáo dục tốt nhất, có đủ điều kiện nhất trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. Nhà trƣờng là nơi để lại dấu ấn đậm nét nhất trong mỗi cuộc đời của chúng ta. Ai cũng trải qua những năm tháng cắp sách tới trƣờng, kỉ niệm về trƣờng lớp, bạn bè, thầy cô chắc chắn là những kỉ niệm đẹp nhất theo suốt cả cuộc đời họ. Xuất phát từ đó, mà trong thời gian qua, chúng tôi đã hết sức chú ý đến việc xây dựng tập thể sƣ phạm của trƣờng thành tập thể sƣ phạm kiểu mẫu, mỗi thầy cô giáo thực sự là tấm gƣơng sáng, là niềm tin và là chuẩn mực về đạo đức cho học sinh. Mọi hành vi cử chỉ của thầy cô giáo phải có tác dụng giáo dục và sức thuyết phục đối với các em. Mọi thành viên trong nhà trƣờng phải thƣờng xuyên có ý thức giáo dục đạo đức cho học sinh bằng chắnh tấm gƣơng của bản thân mình.

+ Đối với cán bộ quản lý (đặc biệt là Hiệu trƣởng). Hơn ai hết: Hiệu trƣởng nhà trƣờng ngoài những tiêu chuẩn cần thiết nhƣ có uy tắn,có năng lực về

chuyên môn, năng lực quản lắ thì điều cơ bản phải chuẩn mực về đạo đức.

1.5.3. Điều kiện kinh tế xã hội văn hoá của địa phương

- Điều kiên kinh tế của địa phƣơng và gia đình có ảnh hƣởng sâu sắc và trực tiếp tới việc tổ chức phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức học sinh, cụ thể:

+ Điều kiện kinh tế của địa phƣơng cung cấp nguồn lực tài chắnh, cơ sở vật chất cho các học sinh của nhà trƣờng.

+ Nền tảng kinh tế của địa phƣơng và của gia đình góp phần xây dựng cảnh quan sƣ phạm không chỉ phạm vi trong gia đình, nhà trƣờng mà cả ngoài xã hội góp phần quan trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp nhà trƣờng, gia đình và xã hội trong việc GDĐĐ cho học sinh. Chắnh nền tảng kinh tế của địa phƣơng đã tạo thêm điều kiện cho các trƣờng xây dựng trƣờng ra trƣờng, lớp ra lớp. Nền tảng kinh tế địa phƣơng và gia đình vững chắc sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giáo dục có nhiều thời gian và tâm sức dành cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nền tảng kinh tế gia đình vững chắc, bố mẹ có điều

kiện trang bị cho con cái những điều kiện học tập, bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm tới sự học tập và tu dƣỡng của con. Mối quan hệ này dẫn đến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng một cách tự nhiên không gò bó.

- Điều kiện kinh tế địa phƣơng tạo cơ sở xây dựng chắnh sách địa phƣơng cho ngƣời tham gia công tác giáo dục.Thực tế khi tham gia phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội, những tổ chức xã hội ắt phát huy đƣợc tác dụng, mang tắnh hình thức. Các cán bộ quản lắ phụ trách các tổ chức cho rằng xã hội cần có những chế độ ƣu đãi về vật chất cũng nhƣ suy tôn về tinh thần để những cán bộ cộng đồng tham gia công tác phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ có điều kiện hoạt động, tránh quan điểm chỉ biết khai thác mà không biết đầu tƣ tái sản xuất.

- Nếu ở địa phƣơng có quan hệ sản xuất lành mạnh, lực lƣợng sản xuất giàu tiềm năng, nghề phụ phát triển tốt là môi trƣờng định hƣớng nghề nghiệp cho trẻ trong lúc học tập và tiếp nhận cái khi ra trƣờng không học tiếp nữa tránh hiện tƣợng các em không có việc làm, dễ bị nhiễm những thói hƣ tật xấu, tệ nạn xã hội.

- Điều kiện văn hoá - xã hội ở địa phƣơng cũng có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh, cụ thể:

+ Các tổ chức Đảng, chắnh quyền, các lực lƣợng và tổ chức xã hội khác ở địa phƣơng đƣợc tổ chức tốt sẽ tạo đƣợc sự tham gia nhiệt tình với các mối quan hệ xã hội và công tác giáo dục. Để phát huy tiềm năng của các tổ chức xã hội, trong quá trình phối hợp, ngƣời quản lắ cần tận dụng sức mạnh tổng hợp mọi nguồn lực, thu hút mọi ngƣời nhằm biến nhiệm vụ giáo dục học sinh là nhiệm vụ của toàn dân. Mỗi tổ chức có một thế mạnh riêng, tất cả đều tham gia tắch cực nếu tổ chức tốt.

+ Môi trƣờng xã hội ổn định, nền tảng quan hệ xã hội lành mạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Đây chắnh là môi trƣờng mà ở đó học sinh gián tiếp hấp thụ những giá trị đạo đức của xã hội.

+ Các phong trào văn hoá - xã hội địa phƣơng mà tổ chức tốt sẽ lôi cuốn gia đình và nhà trƣờng tham gia một cách tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp. Chắnh các phong trào: Ộ Xây dựng gia đinh văn hoá Ợ, Ộ Giữ gìn trật tự trị anỢ, ỘBảo vệ môi trƣờng xanh - sạch - đẹpỢ, ỘPhòng chống tệ nạn xã hộiỢ, ỘKỉ niệm các ngày lễ lớnỢ... là điều kiện để GDĐĐ cho học sinh tốt nhất. + Ngoài ra, văn hoá truyền thống địa phƣơng là môi trƣờng tạo nên sự liên kết, phối hợp một cách hết sức tự nhiên. Trình độ dân trắ ở địa phƣơng là yếu tố đầu tiên phải kể tới. Nếp sống văn minh, các phong tục cũ ( dòng họ, gia phả, lễ hội...), phong tục mới (phong trào từ thiện 27/7, áo lụa tặng bà, kỉ niệm ngày lễ lớn...) mà đƣợc tổ chức tốt sẽ lôi cuốn đƣợc gia đình và nhà trƣờng vào sự phối hợp. Một yếu tố nữa không thể bỏ qua là các loại hình sinh hoạt văn hoá tinh thần nhƣ: ỘThƣ viện, các loại hình câu lạc bộ, phong trào thể thao với lực lƣợng tham gia là các em học sinhỢ cũng chắnh là môi trƣờng thuận lợi của sự phối hợp.

Nhƣ vậy, các hoạt động văn hoá tinh thần là môi trƣờng thuận lợi và tự nhiên cho sự phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho học sinh.

1.6. Những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT

1.6.1. Đặc điểm chung về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THPT

Học sinh THPT ở tuổi vị thành niên (16-18 tuổi) các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý đang là thời kì chuyển tiếp từ trẻ con sang tuổi ngƣời lớn. Đây là thời kỳ trẻ gia nhập tắch cực vào cuộc sống xã hội, qua đó hình thành phẩm chất của ngƣời công dân.

Đặc điểm của sự phát triển nhân cách của học sinh THPT là tự ý thức gắn liền với nhu cầu nhận thức và đánh giá các phẩm chất tâm lý, đạo đức trong nhân cách của mình cả trên bình diện các mục đắch và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống. Họ đánh giá mình không phải theo cái hiện tại mà hƣớng tới tƣơng lai. Nét đặc trƣng của sự phát triển các phẩm chất đạo đức là sự tăng cƣờng vai trò của các niềm tin đạo đức, ý thức đạo đức trong hành vi. Cuộc sống học tập, lao động xã hội trong các tập thể lành mạnh có yêu cầu cao và có tác dụng tắch cực đến các thành viên, thƣờng cải tạo đƣợc ý thức và hành vi của những học sinh đó. Cũng ở lứa tuổi này, học sinh THPT có nhu cầu mạnh mẽ về tình bạn, tình yêu. Bên cạnh đó, họ cũng đang tự xây cho mình những quan điểm riêng và đang quyết định viễn cảnh, kế hoạch cho cuộc sống của bản thân.

1.6.2. Đặc điểm về đạo đức học sinh THPT hiện nay

Trong thời kì khoa học công nghệ và thông tin phát triển mạnh mẽ, thế hệ thanh niên học sinh cũng biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ. Có nhiều nét chung trong các giá trị đạo đức truyền thống của xã hội, song cũng có những nét mới in dấu ấn của thời đại. Có thể thấy đƣợc một số đặc điểm nổi bật sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đây là lứa tuổi giàu ƣớc mơ, hoài bão nhƣng đa số lại lƣu tâm đến những nhu cầu thiết thực và phân hoá theo nhiều định hƣớng khác nhau. Cụ thể: Số đông học sinh có ý chắ tiếp tục học tập, chiếm lĩnh tri thức khoa học để tiến thân, lập nghiệp. Một bộ phận học sinh mong muốn sớm có công việc. Một bộ phận khác đi vào những lĩnh vực phát triển thiên hƣớng năng khiếu riêng biệt muốn hoà nhập cộng đồng để lập thân, lập nghiệp. Đây cũng chắnh là ƣớc mơ, mong muốn chắnh đáng thức thời, hợp qui luật phát triển của xã hội.

+ Lứa tuổi này dồi dào về thể lực, trắ tuệ, nhạy bén, thắch tìm tòi cái mới, ƣa sáng tạo. Các em có ý thức tự khẳng định mình cao, muốn sống tự lập, mong làm việc có ý nghĩa. Có tắnh hoài nghi khoa học, có khát vọng tìm đến cái ỘChânỢ, ỘThiệnỢ, ỢMĩỢ. Muồn tỏ rõ vai trò của Ộngƣời lớnỢ và tắch cự tham

gia các hoạt động xã hội đặc biệt là các hoạt động: ỘVănỢ, ỘThểỢ, ỘMĩỢ , có khả năng giao lƣu phong phú, phóng khoáng và hào hiệp, nhiệt tình và hăng hái trƣớc những công việc nặng nhọc, khó khăn và những thử thách của cuộc sống.

+ Đây là lứa tuổi phát triển tình cảm phong phú: Xuất hiện những tình cảm lớn: dân tộc, quốc gia, nhân loại. Có lòng nhân ái, biết sống có tình nghĩa, có ý thức làm việc thiện. Tình bạn phát triển mạnh mẽ, tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở. Một số biểu hiện tiêu cực do tác động đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội đến nhân cách đang trƣởng thành. Không ắt các em thƣờng mặc cảm với thế hệ cao tuổi, mơ hồ bàng quan với quá khứ, có hƣớng thực dụng, đua đòi cái mới, chạy theo thị hiếu tầm thƣờng, dễ bị sa đà, ngông cuồng cuốn hút vào các tệ nạn xã hội, phản giá trị đạo đức xã hội.

Nhìn chung đặc điểm lứa tuổi thời kì này các em dồi dào về thể lực, phong phú về tinh thần và phức tạp về tắnh cách, hành vi. Còn là thời kì mà nhận thức và hiểu biết các phẩm chất đạo đức của nhân cách sâu sắc hơn trƣớc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong công cuộc đổi mới nƣớc ta hiện nay đòi hỏi phải coi trọng nhân tố con ngƣời, coi trọng cả tài năng, sức khoẻ và phẩm chất đạo đức. Chăm lo giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng những yêu cầu cảu giai đoạn phát triển mới của đất nuớc là nhiệm vụ của toàn xã hội và sự tổ chức phối hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội là một nguyên tắc cơ bản đảm bảo sự thành công của công tác

Một phần của tài liệu Tổ chức phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Đan Phượng, Hà Nội (Trang 34)