Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Trang 65)

- Việc chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các doanh nghiệp

b. Khả năng thanh toán tức thời:

1.3.4.1. Các nhân tố khách quan

- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Các chính sách vĩ mô của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng chính sách vĩ mô của Nhà nước tác động không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ví dụ Nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, chính sách cho vay có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra, các quy định của Nhà nước về phương hướng định hướng phát triển của các ngành kinh tế đều ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn

- Tác động của thị trường: Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xã hội nhưng vẫn có những mặt trái, đó là hiện tượng lạm phát, giá cả đồng tiền mất giá nghiêm trọng. Điều này dẫn tới hệ quả là đồng vốn của doanh nghiệp cũng bị mất giá theo.

- Cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường. Do vậy, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành để có thể thắng trong cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động rất lớn trong hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu thị trường ổn định sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và mở rộng thị trường.

- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Hiện nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước phát triển và đang phát triển là rất lớn. Điều đó đặt các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các dân tộc.

- Tác động của môi trường tự nhiên: Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động tới doanh nghiệp như: khí hậu, thời tiết, môi trường. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên thuận lợi sẽ làm tăng năng suất lao động và từ đó tăng hiệu quả làm việc. Từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.4.2. Những nhân tố chủ quan

- Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một đặc điểm quan trọng gắn liền với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại,

nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.

- Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Vị thế của sản phẩm trên thị trường ảnh hưởng tới lượng hàng hóa bán ra và giá cả của chúng, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.

Công nhân sản xuất có tay nghề cao sẽ tiết kiệm trong sản xuất, sáng tạo trong công việc, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Điều này còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất và khâu tiêu thụ.

- Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua ba giai đoạn là cung ứng, sản xuất, tiêu thụ.

- Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống tài chính – kế toán. Công tác kế toán tốt sẽ giúp đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo năm được tình hình tài chính và việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, đặc điểm hạch toán kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên tác động luôn tới việc quản lý vốn của doanh nghiệp.

- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ này ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ..., tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để thiết lập được mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để vừa duy trì mối quan hệ cũ, vừa thành lập được các mối quan hệ mới. Tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp thích hợp như: đổi mới quy trình thanh toán,

mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, áp dụng các biện pháp kinh tế để tăng cường lượng hàng hóa bán ra, đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trả chậm, các khoản giảm giá...

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động :

• Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, tiết kiệm, với hiệu quả kinh tế cao.

• Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn ở mọi khâu của quá trình sản xuất và tiêu thụ.

• Áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn như xử lý các vật tư ứ đọng, hàng hóa chậm luân chuyển, ngăn chặn chiếm dụng vốn,....

• Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động để có biện pháp điều chỉnh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA

TIỀN PHONG 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong

2.1.1. Quá trình ra đời và phát triển

2.1.1.1. Thông tin về công ty cổ phần nhựa Tiền Phong

a. Đơn vị đăng ký (doanh nghiệp hoặc cá nhân)

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG

- Tên doanh nghiệp (tiếng Anh):TIENPHONG PLASTIC JOINT STOCK COMPANY - Tên người đại diện pháp lý: Ông TRẦN BÁ PHÚC. Giới tính: Nam

... Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ngành nghề kinh doanh chớnh:

- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa dân dụng;

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.

- Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở; Xây dựng nhà cao cấp, văn phòng cho thuê; Xây dựng trung tâm thương mại; Xây chợ kinh doanh.

- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông thuỷ lợi, san lấp mặt bằng.

- Hoạt động dịch vụ tài chính, hoạt động trung gian tiền tệ. - Hoạt động cho thuê tài chính, đầu tư tài chính.

- Kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ cho vận tải. - Vận tải đường bộ khác.

- Kinh doanh bất động sản...

- Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư - Thành phố Hải Phòng.

b. Địa chỉ và thông tin liên lạc

- Địa chỉ: Số 2 An Đà - Phường Lạch Tray - Quận Ngô Quyền - TP Hải Phòng - Điện thoại: 031. 3640352 Fax: 031. 3640133

- Email: contact@nhuatienphong.vn Website: nhuatienphong.vn

c. Tên sản phẩm đăng ký, nhãn hiệu của sản phẩm

- Tên sản phẩm : Ống nhựa u.PVC, PEHD, PPR các loại

- Nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 21445. Ngày cấp 02/07/2005

2.1.1.2. Sự ra đời và phát triển của Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong

Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 phân xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa đúc (Phênol), phân xưởng nhựa trong (Polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 của Bác Hồ kính yêu, Nhà máy Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Với ý nghĩa lịch sử thiêng liêng đó, tập thể CBCNV nhà máy đã luôn nỗ lực

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm hoàn thiện bộ máy tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong cơ chế thị trường, ngày 29/04/1993 Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương) ban hành Quyết định số: 386/CN/TCLD về việc đổi tên Nhà máy Nhựa TNTP thành Công ty Nhựa TNTP. Theo đó, Công ty Nhựa TNTP trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Nhựa Việt Nam, được phép kinh doanh, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD… Với những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán.

Ngày 17/08/2004, Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã ban hành Quyết định số: 80/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Nhựa TNTP thành Công ty cổ phần Nhựa TNTP. Thực hiện chuyển đổi theo mô hình công ty cổ phần, Công ty đã tiến hành đánh giá lại tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động dôi dư, hợp lý hoá sản xuất đem lại những thay đổi về chất, tạo ra động lực mới cho phát triển nhanh và vững chắc trong tương lai.

Như vậy, mặc dù chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/01/2005, nhưng Công ty CP Nhựa TNTP đã có một bề dầy lịch sử 50 năm (1960-2010) xây dựng và phát triển với vị trí luôn là một trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đầu của ngành Nhựa trong cả nước.

• Các thành tích lớn mà công ty đã đạt được trong những năm qua: - Huân chương lao động hạng ba năm 1973

- Huân chương lao động hạng nhì năm 1985 - Huân chương lao động hạng nhất năm 2000 - Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 2005 - Huân chương độc lập hạng ba năm 2010

- Cờ thi đua của Chính Phủ các năm: 1999, 2000,2002, 2003, 2004, 2006, 2008, 2009.

- Là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải Phòng các năm: 2001, 2002, 2003, 2004, 2006, 2009.

- TOP 10 Giải thưởng “Sao vàng đất Việt” năm 2010. - Giải thưởng Chất lượng Việt Nam 2008.

- Thương hiệu chứng khoán uy tín và Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam các năm 2007, 2008, 2009, 2010.

- Nằm trong “TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”.

Các liên kết hiện tại của doanh nghiệp:

- Công ty cổ phần Nhựa TNTP phía Nam (TIFOPLAST-SOUTH) - Địa chỉ: 337/2/25 Lê Văn Sỹ - Phường 1 - Quận Tân Bình - Thành phố Hồ Chí Minh.

- Công ty liên doanh Nhựa Tiền Phong - SMP tại nước bạn CHDCND Lào với số vốn góp là 51%.

Ngoài ra, để đảm bảo cho hoạt động của Công ty đáp ứng được kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra và có khả năng thích ứng tốt với sự biến động của thị

trường, hàng năm Công ty đã tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng với các nhà cung ứng cho những loại hàng hoá và dịch vụ gồm những loại hình chính sau đây:

- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng mua nguyên liệu, nhiên liệu, các loại hoá chất, chất phụ gia như: bột PVC, hạt PVC, hạt PEHD, hạt PPR, CaCO3, acid Stearic, parafin, cyclohexanone, dioxid titan, bột màu... (với một số nhà cung ứng như: Công ty TNHH Tín Mỹ – VN; Thai Plastic & Chemicals Public Co., Ltd – Thái Lan; Thai Petrochemical Industry Public – Thái Lan; Mitsui & Co., Ltd – Nhật Bản; Linkers PTE., Ltd – Singapore; Daelim Corporation – Hàn Quốc).

- Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng mua máy móc thiết bị, phụ tùng… để đáp ứng nhu cầu đầu tư nâng cao năng lực sản xuất và nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế thiết bị, phụ tùng trong quá trình sản xuất (Một số nhà cung ứng như: hãng KRAUSSMAFFEI - CHLB Đức; hãng SICA - Italia; hãng HUYNDAI - Hàn Quốc; hãng CICINNATI - CH áo).

- Tổ chức đấu thầu để lựa chọn các nhà thầu thi công các hạng mục công trình phụ vụ cho nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất cũng như công việc sửa chữa nâng cấp công trình, đường vận chuyển, hệ thống nhà kho.

Trong những loại hình trên thì việc ký kết và thực hiện các hợp đồng mua nguyên liệu là quan trọng nhất, bởi lẽ trong ngành Nhựa thì giá trị nguyên liệu chiếm tới 65 – 70% giá thành sản phẩm, đây là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, các hợp đồng mua máy móc thiết bị cũng không kém phần quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm, tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho Công ty.

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh

Giấy phép chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0203001195 đăng ký lần đầu ngày 30/4/2004 (khi tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần), đăng ký thay đổi lần 4 ngày 28/02/2008 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng cấp.

Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm:

+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nhựa phục vụ cho ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải.

+ Xây dựng khu chung cư, hạ tầng cơ sở; Xây dựng nhà cao cấp, văn phòng cho thuế; Xây dựng trung tâm thương mại; Xây chợ kinh doanh.

+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông thủy lợi, san lấp mặt bằng.

+ Hoạt động dịch vụ tài chính, hoạt động trung gian tiền tệ. + Hoạt động cho thuê tài chính, đầu tư tài chính.

+ Kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ cho vận tải. + Vận tải đường bộ khác.

2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh

Công dụng:

- Sản phẩm của Công ty phục vụ cho hệ thống cấp thoát nước trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông…

Tính năng:

- Bền, đẹp, dễ sử dụng, dễ lắp đặt, độ ma sát trong lòng ống nhỏ, giá thành hợp lý.

- Ống PEHD: giảm các mối nối (tránh rò rỉ, đỡ tốn kém), sử dụng thuận lợi cả ở đô thị, nông thôn và miền núi (chiều dài ống có thể đến 300m không mối nối).

- Ống PPR: chịu nhiệt và độ va đập rất tốt.

2.1.2.3. Đặc điểm thị trường và cạnh tranh

Bảng 1: Tỷ lệ thị phần của Nhựa Tiền Phong và tốc độ tăng trưởng thị phần

TT Thị trường (địa bàn) tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu

Tỷ lệ % thị phần và tốc độ tăng trưởng thị phần

Năm 2008 Năm 2009

Thị phần Tăng trưởng Thị phần Tăng trưởng

1. Thị trường Hà Nội 60% 15% 65% 30%

2. Thị trường Tây Bắc 60% 15% 60% 20%

4. Miền Duyên Hải 60% 15% 60% 20%

5. Miền Trung 60% 15% 60% 20%

6. Miền Nam # # 05% 100%

( Nguồn: Phòng Kinh doanh)

Có thể nói ngành sản xuất các sản phẩm Nhựa là ngành có tính cạnh tranh cao do những đặc điểm sau:

- Chu kỳ công nghệ sản xuất sản phẩm tương đối ngắn và không quá phức tạp. tạp.

- Nhà cung ứng thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, hóa chất dồi dào.- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Nhựa trong xã hội ngày càng gia tăng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w