Vốn lưu động là: 995.486.619.666 VNĐ, chiếm tỷ trọng 71% trong tổng số

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Trang 83)

1.401.997.238.754 VNĐ. Trong đó:

- Vốn cố định là: 406.510.619.088 VNĐ, chiếm tỷ trọng 29% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty vốn kinh doanh của Công ty

- Vốn lưu động là: 995.486.619.666 VNĐ, chiếm tỷ trọng 71% trong tổng số vốn kinh doanh của Công ty. vốn kinh doanh của Công ty.

Tính trong khoảng thời gian tư 2007-2010, ta cũng có thể thấy được vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Công ty ( năm 2007, 2008, 2009,2010 tỷ trọng vốn lưu động/ tổng nguồn vốn lần lượt là: 73%, 74%, 70%, 71%) Điều này xuất phát từ đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty : ngành sản xuất ống nhựa là ngành công nghiệp nhẹ, do đó yêu cầu về lượng vốn cố định không lớn, chi phí vốn của Công ty chủ yếu là mua nguyên vật liệu và lương công nhân. Tỷ trọng này gần như bằng nhau qua các năm cũng chứng tỏ tình hình sản xuất của Công ty rất ổn định.

Tuy nhiên, xét về mặt tuyệt đối, ta thấy tài sản dài hạn của Công ty tăng lên mạnh qua các năm, đặc biệt trong giai đoạn 2008-2009 và 2009-2010, lượng tài sản cố định tăng lên gần gấp 2 lần và đạt mức 406,51 tỷ trong năm 2010, cho thấy giai đoạn gần đây Công ty thường xuyên quan tâm đến công tác đổi mới máy móc, thiết bị, nâng cao năng suất lao động và triển vọng làm ăn lâu dài của Công ty.

Bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn của Công ty cũng tăng đều 1,3 lần trong giai đoạn 2007-2010 cũng chứng tỏ sự ổn định về công tác sản xuất và bán hàng của Công ty. TSLĐ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong số tài sản đang có sự dịch dần

đầu tư vào cơ sở sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất cao. Tuy vậy, chúng ta muốn phản ánh được một cách đầy đủ và chính xác hơn tình hình của công ty cần xem xét thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn của Công ty

Qua xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Nhựa Tiền Phong năm 2007-2010 cho thấy tổng nguồn vốn của công ty tính đến thời điểm hiện giờ là: 1.401.997.238.754 đồng. Số vốn này được hình thành từ chủ yếu từ hai nguồn:

- Nguồn vốn chủ sở hữu: 780.699 triệu đồng. - Nợ phải trả: 576.741 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có khoản trích cho một số qũy khác. Tuy nhiên, khoản này không đáng kể ( khoảng 1% tổng nguồn vốn) và bắt đầu từ năm 2009, Công ty ngừng trích các khoản quỹ khác nên ta không xét quỹ khác khi phân tích nguồn hình thành vốn kinh doanh của Công ty.

Để đánh giá khái quát tình hình tổ chức vốn kinh doanh nói chung, vốn lưu động nói riêng và nguồn hình thành vốn của Công ty ta xem xét số liệu của bảng ( Nguồn hình thành vốn của Công ty)

Bảng 5: Bảng nguồn hình thành vốn của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Lượng Tỉ trọng % Lượng Tỷ trọng % Tăng % Lượng Tỷ trọng % Tăng % Lượng Tỷ trọng % Tăng % 1. Nợ phải trả - Vay ngắn hạn - Vay dài hạn - Nợ khác 205.429 111.264 0 36% 54% 324.544 324.544 0 44% 100% 158% 292% 410.485 401.377 9.108 41% 98% 2% 126% 124% 576.741 560.103 16.638 41% 97% 3% 140% 140% 183% 2.Nguồn vốn CSH - Vốn CSH

- Lợi nhuận chưa pp 338.107 216.689 59% 64% 409.804 216.689 56% 53% 121% 0 % 542.229 216.689 54% 40% 133% 0% 780.699 216.889 56% 28% 144% 0% Tổng nguồn vốn 573.537 734.349 128% 999.854 136% 1.401.997 140%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007-2010)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn kinh doanh năm 2010 của Công ty tăng nhiều so với năm 2007, tăng tuyệt đối là 828.460 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương

ứng là 2.5 lần. Nguồn vốn kinh doanh tăng là do cả hai nguồn Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng. Cụ thể là:

- Nợ phải trả năm 2010 tăng 2.8 lần so với năm 2007

- Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 2.3 lần so với năm 2007, chủ yếu do tăng lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp.

2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty

2.2.2.1. Cơ cấu tài sản vốn lưu động

Chúng ta thấy vốn lưu động là tài sản rất quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Trong 4 năm qua, vốn lưu động luôn chiếm trên 60% tổng tài sản. Việc công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không quyết định tới việc thành bại của Công ty. Do đó, chúng ta phải nghiên cứu kỹ cơ cấu tài sản lưu động của Công ty.

Bảng 6: Bảng cơ cấu TSLĐ của công ty

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % Lượng Tỷ trọng % 1. Tiền 21.661 5 % 42.575 8 % 15.437 3 % 68.490 7 % 2.Các khoản phải thu 241.928 58 % 223.561 41 % 418.316 59 % 433.647 44 % 3. Hàng tồn kho 153.255 37 % 271.651 50 % 260.146 37 % 478.321 48 % Tổng TSLĐ 416.845 100% 542.359 100% 706.039 100% 995.486 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007-2010)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động của năm 2010 tăng 578.641 triệu đồng với mức tăng 2.4 lần. Nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh của tất cả các loại vốn lưu động trong Công ty. Sự gia tăng này biểu hiện ở những bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động. Để đánh giá đúng về sự thay đổi này, ta phải xem xét về sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động.

Khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền trong quỹ của Công ty trong 4 năm đều dao động ở mức trung bình ( 5-8%). Có thể nói đây là mức an toàn. Lượng tiền mặt này kéo theo chi phí cơ hội thấp, đồng thời khả năng thanh toán tức

thời của Công ty cũng ở mức trung bình, trong trường hợp có nhiều chủ nợ đến đòi tiền cùng một lúc thì công ty vẫn có khả năng chi trả cho khách hàng. Trừ năm 2009, lượng tiền mặt này xuống thấp ( 3%), nguyên nhân do trong năm 2009, sản lượng của Công ty tăng vọt do nhu cầu cao, kéo theo nhu cầu tiền mặt để mua nguyên vật liệu trả ngay tăng, dẫn tới việc tiền mặt trong quỹ giảm xuống thấp, tuy nhiên vẫn ở mức an toàn.

Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số tài sản lưu động (0- 1%) nên ta không xét tới khoản này.

Ngoài ra, hàng tồn kho của Công ty cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản. Trong hàng tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt là 47% và 25%. Nguyên nhân thành phẩm tồn kho cao là do đặc điểm tính chất của ngành nghề kinh doanh nên Công ty luôn phải dự trữ thành phẩm để đảm bảo hàng luôn có liên tục. Tuy nhiên, điều này dẫn tới chi phí lưu kho, dự trữ cao, ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.Về vấn đề lượng nguyên vật liệu trong kho cao, có thể giải thích bằng trong thời đại giá nguyên vật liệu tăng chóng mặt ( do giá hạt nhựa phụ thuộc chặt chẽ vào giá dầu thế giới, nguyên liệu của Công ty hầu hết phải nhập từ nước ngoài) nên dự trữ nguyên vật liệu là một chính sách đúng đắn của lãnh đạo Công ty.

Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà Công ty bị khách hàng, bị các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ nhà máy càng bị chiếm dụng nhiều. Trong năm 2008, 2009, tỷ lệ này lên tới 59%, còn lại dao động trong mức hơn 40%. Các khoản phải thu này tăng là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Qua phân tích trên, ta cũng có thể thấy được vốn lưu động của Công ty bị chiếm dụng không phải là ít. Chính vì vậy, công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn của Công ty bị chiếm dụng.

Để có thể thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty có hiệu quả hay không, chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề, từng bộ phận và kết cấu của từng bộ phận của vốn lưu động.

a. Vốn tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn tiền mặt là một trong những yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch hàng này của doanh nghiệp như: Mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán những chi phí cần thiết khác. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để có thể đối phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được chiết khấu thanh toán trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Vì vậy, trong việc quản lý, sử dụng vốn lưu động nói chung muốn mang lại hiệu quả bắt buộc phải chú ý tới việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ tía hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt.

Bảng 7: Bảng tình hình vốn tiền mặt

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tiền TT% Số tiền TT %

Vốn bằng tiền 21.661 42.575 15.437 68.490

1. Tiền mặt 55 0.3 1.036 2.4 86 0.6 714 1.0

2. Tiền gửi ngân hàng 6.605 30.5 31.248 73.4 14.012 90.8 27.775 40.6 3. Các khoản tương đương tiền 15.000 69.2 10.290 24.2 0 0 40.000 58.4

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007-2010)

Từ số liệu bảng trên, ta thấy vốn tiền mặt chiếm tỷ trọng trung bình trong cơ cấu vốn lưu động của Công ty. Cụ thể là từ 5-8% tổng vốn lưu động.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty, các khoản tương đương tiền là các khoản tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 đến 3 tuần tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu và Ngân hàng Cổ phần Công thương Việt Nam.

Trong kết cấu vốn tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền ( thực chất là tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng) chiếm tỷ trọng cao (98-99%). Việc tiền gửi Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao là một điều có lợi cho tài chính của Công ty. Vì khi đó Công ty không chỉ được hưởng lãi mà còn có thể giúp cho việc thanh toán nguyên vật liệu qua Ngân hàng khá thuận tiện, an toàn, nhanh gọn, tránh được những rủi ro trong thanh toán. Việc dự trữ tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp công ty giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền, chống thất thoát. Tuy nhiên, công ty cũng cần phải xác định lượng tiền mặt tại quỹ vừa đủ để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời các khoản chi tiêu cần thiết phát sinh đột ngột. Đồng thời, phải luôn xem xét nghiên cứu để có tỷ trọng vốn bằng tiền, một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh sao cho việc sử dụng vốn bằng tiền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.

b. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho của công ty bao gồm: Hàng mua đang đi trên đường, nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán... Trong đó, nguyên vật liệu tồn kho và thành phẩm luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (>80% hàng tồn kho)

Hàng tồn kho của Công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, duy trì trong tỷ lệ 37%, trừ năm 2008 và năm 2010, tỷ lệ hàng tồn kho lên tới gần 50% trong tổng vốn lưu động. Điều này cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho của Công ty còn chưa tốt, hàng tồn kho nhiều khiến lượng vốn bị ứ đọng, chậm quay vòng vốn, tăng chi phí lãi vay, chi phí kho bãi, bảo quản, làm giảm lợi nhuận của Công ty.

Bảng 8: Phân tích sự biến động của hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng

Hàng tồn kho 153.255 271.651 260.146 478.321 1. Nguyên vật liệu tồn kho 74.922 49 % 178.009 66 % 159.711 62 % 224.240 47 % 2. Thành phẩm 23.419 16 % 47.272 17 % 63.614 25% 119.071 25 %

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007-2010)

Nguyên vật liệu tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao (>50% tổng tài sản lưu động). Là doanh nghiệp sản xuất, giá nguyên vật liệu lại có xu hướng luôn tăng do phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn dầu mỏ thế giới, nên lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn không chỉ giúp doanh nghiệp có đủ nguyên vật liệu cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, giảm được các chi phí thiệt hại ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu mà còn giúp doanh nghiệp có thể hưởng lãi từ chênh lệch giá nguyên vật liệu. Tuy nhiên, phải xác định một tỷ lệ nguyên vật liệu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, giảm tới mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong dự trữ tồn kho.

Tuy nhiên, lượng thành phẩm tồn kho của công ty có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2007-2008, tỷ lệ thành phẩm/hàng tồn kho chỉ ở mức 18%, sang đến giai đoạn 2009-2010, tỷ lệ này đã tăng lên 25% với số tăng tuyệt đối là 96.652 triệu đồng, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2007. Điều này cho thấy chính sách bán hàng của Công ty chưa tốt, khiến cho lượng hàng hóa sản xuất ra bị ứ đọng nhiều, gây lãng phí nguồn lực sản xuất. Yêu cầu đặt ra là Công ty phải có những biện pháp tốt trong việc tổ chức tiêu thụ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, giảm chi phí kinh doanh.

Quản trị hàng tồn kho cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu xác định và duy trì một mức hàng tồn kho hợp lí sẽ tối thiểu hóa được chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. Nhưng nếu xác định không đúng sẽ làm mức hàng tồn kho quá lớn, tăng chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, các rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hóa. Vì vậy, Công ty cần sử dụng các phương pháp xác hàng tồn kho thích hợp để dự đoán đúng số nguyên vật liệu cần cung cấp, số lần cung cấp trong kỳ từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Bên cạnh đó, duy

trì mức sản lượng hàng hóa, tồn kho hợp lý để có đủ sản lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng không làm ứ đọng vốn, góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

c. Phải thu ( phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,...)

Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản của doanh nghiệp hiện đang bị các tổ chức cá nhân chiếm dụng. Số vốn kinh doanh nằm trong các khoản phải thu thường có giá trị lớn như: doanh nghiệp có thể thiếu vốn hoạt động dẫn tới phải phân bổ chi phí lãi vay ngân hàng hay các tổ chức khác. Do đó, quản lý các khoản phải thu là việc làm cần thiết, cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để nhanh chóng thu hồi.

Bảng 9: Bảng tình hình các khoản phải thu

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng TT% Số lượng TT% Số lượng TT% Số lượng TT%

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA THIẾU NIÊN TIỀN PHONG (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w