- Các đơn vị nghiệp vụ và sản xuất: Gồm có 8 phòng nghiệp vụ (Phòng Hành
2.1.3.2. Tổ chức phòng ban
a. Phòng Kỹ thuật cơ điện :
- Tư vấn cho Tổng giám đốc về việc đầu tư đổi mới thiết bị cho phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất hiện tại của Công ty.
- Theo dõi sản xuất và kết hợp với các phân xưởng giải quyết kịp thời các biến động, sự cố về thiết bị nhằm nhanh chóng ổn định sản xuất.
b. Phòng Quản lý chất lượng
- Tham gia thiết kế mặt bằng công nghệ khi Công ty triển khai xây dựng, lắp đặt các máy, thiết bị sản xuất sản phẩm công nghệ.
- Tham gia sản xuất thử có kết luận bằng nghiệm thu về mặt công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm công nghệ đối với các máy, thiết bị, khuôn mẫu mới đưa vào sản xuất.
- Đề xuất và chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật công nghệ
c. Phòng Nghiên cứu thiết kế :
- Đề xuất và chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật để cải tiến, nâng cấp khuôn mẫu hiện có nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng.
- Theo dõi sản xuất hàng ngày, kết hợp với các Phân xưởng giải quyết kịp thời các biến động, sự cố về khuôn mẫu, đầu hình
- Nghiên cứu sản phẩm, mặt hàng mới và thử nghiệm để đưa vào sản xuất. Xây dựng các dự toán sản xuất các mặt hàng mới.
d. Phòng Kinh doanh
- Xây dựng kế hoạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của Công ty. Đề xuất với lãnh đạo Công ty về nhóm sản phẩm chủ yếu cũng như xu hướng phát triển thị trường.
- Lập kế hoạch và triển khai cung ứng vật tư, nguyên liệu và các sản phẩm cần thiết khác đáp ứng yêu cầu sản xuất – kinh doanh của Công ty.
- Lập kế hoạch sản xuất – kinh doanh dài hạn, kế hoạch năm, kế hoạch quý, kế hoạch tháng cho các đơn vị trong Công ty thực hiện.
e. Phòng Tổ chức lao động :
- Xây dựng quy chế trả lương, kế hoạch tiền lương ngắn hạn, dài hạn.
- Xây dựng quy chế khoán, cân đối tiền lương hàng tháng cho các đơn vị sản xuất. Kiểm tra giám sát việc thanh toán tiền lương cho CBCNV toàn Công ty.
- Tuyển dụng lao động chính thức, thời vụ và tham mưu, xây dựng chính sách để thu hút lao động có tay nghề, trình độ cao.
- Quản lý, chăm sóc sức khoẻ và hồ sơ sức khoẻ của CBCNV, tham gia đề xuất ý kiến bố trí lao động phù hợp với sức khoẻ.
- Kết hợp với các đơn vị kiểm tra vệ sinh công nghiệp nơi làm việc, nhà ăn, tham gia ý kiến cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV.
- Quản lý các phòng họp, phòng khách, hội trường và công việc phục vụ tại phòng làm việc của Lãnh đạo Công ty.
g. Phòng Kiến thiết cơ bản:
- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm đối với các công trình mới đồng thời lập kế hoạch và tiến hành tổ chức thi công sửa chữa, tu bổ đối với các công trình hiện có của Công ty.
- Chủ trì và kết hợp với những đơn vị liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể mặt bằng xây dựng Công ty.
h. Phòng Kế toán tài chính :
- Xây dựng các kế hoạch, biện pháp tài chính phù hợp với pháp luật và điều kiện Công ty, chuẩn bị các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả.
- Theo dõi, kiểm tra kế toán chi tiết và lập cân đối kế toán, tổng hợp sổ cái, các bảng biểu báo cáo theo quy định .
- Tính và trích lập các quĩ theo qui đinh pháp luật.
- Theo dõi, tính toán xuất, nhập, tồn kho thành phẩm, ghi chép sổ sách kế toán tiêu thụ.
- Tính toán giá thành sản phẩm, ghi chép sổ sách kế toán giá thành. Giúp kế toán trưởng xây dựng giá bán sản phẩm.
- Tổng hợp số liệu về tiền lương, kiểm soát tình hình sử dụng quỹ lương, tiền thưởng, BHXH, phụ cấp, phân tích tình hình.
- Kiểm tra và lập chứng từ thu chi hàng ngày đúng chế độ, nguyên tắc tài chính. Theo dõi tình hình vay, thanh toán công nợ và tạm ứng. Lưu trữ các chứng từ báo cáo quỹ, chứng từ ngân hàng theo qui định.
- Chịu trách nhiệm về số tiền trong quỹ, khi nhận hoặc chi tiền phải đối chiếu với chứng từ gốc.
- Lập bảng thanh toán lương hàng tháng theo bảng chia lương của các đơn vị, trích lập các khoản thu của CBCNV theo qui định.
- Tổng hợp mức thu nhập trong năm và tính toán thuế thu nhập cá nhân. - Đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả.