Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN–Nhật Bản và Việt Nam –

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 88)

Bản và quan hệ Việt – Nhật trong những năm tới.

3.2.2.1 Những kiến nghị thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN – Nhật Bản

Trong hơn 30 năm, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã thể hiện một mối quan hệ đa dạng, phong phú và hiệu quả. Trên thực tế, mối quan hệ ASEAN – Nhật bản đã đạt đến độ chín muồi, tạo tiền đề và cơ sở rất vững chắc để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Trong tương lai, hợp tác ASEAN – Nhật Bản trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực đã có được những cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo hai phía nhằm tạo đà xây dựng và củng cố môi trường

chiến lược ASEAN – Nhật Bản theo phương châm ―cùng hành động, cùng phát triển‖. Tiếp theo trong những kết quả đạt được trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3 và thỏa thuận khung về Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản sẽ củng cố cơ chế hợp tác ASEAN + 1 và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác vốn đã phong phú giữa hai bên trong thời gian tới. Vấn đề thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong ASEAN cũng là một vấn đề cần làm nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các hợp tác hiệu quả giữa ASEAN – Nhật Bản. Để làm được điều này cần sự hỗ trợ của Nhật bản mà trên thực tế đã thực hiện như Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Hành Lang kinh tế Đông – Tây (WEC) và nhiều dự án phát triển tiểu vùng Mê Công… Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 9 ở Ba li, Nhật Bản đã cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD cho các dự án phát triển tiểu vùng sông Mê Công. Những cam kết này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của sáu nước thành viên ASEAN giúp bốn nước thành viên mới thu hẹp khoảng cách phát triển và hướng tới xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Bên cạnh đó, việc Nhật Bản tham gia vào Hiệp ước thân hữu và Hợp tác ASEAN (TAC) cũng khẳng định việc mong muốn xây dựng một Đông Nam Á hoà bình và ổn định.

Có thể tập trung vào các vấn đề hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản như sau:

1. ASEAN cần tập trung vào giáo dục và phát triển nguồn nhân lực để tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai trên cơ sở tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các trường đại học, củng cố các mối quan hệ giữa các viện nghiên cứu của ASEAN và Nhật Bản.

2. Cả hai bên cần tăng cường hợp tác kinh tế bằng cách mở rộng sang các lĩnh vực khác, ngoài lĩnh vực thương mại và đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển mạnh hơn về nhân lực và du lịch.

3. Để tiếp tục phát triển trong một thời đại mới, hợp tác Đông Á là rất cần thiết và quan trọng, nó góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và tăng cường ảnh hưởng của ASEAN trên trường quốc tế.

4. Gắn kết hợp tác ASEAN – Nhật Bản với hợp tác của toàn bộ khu vực Đông Á theo hướng hiệu quả hợp tác toàn khu vực. Trong đó hợp tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản sẽ là nền tảng vũng chắc để đạt được mục tiêu trên.

5. Thông qua hiểu biết về các cuộc cải cách ở tưng nước, mỗi nước cần tự vươn lên và hợp tác với nhau để hướng tới thịnh vượng chung. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng tăng, mỗi nước cần có một thị trường tự do và hiệu quả và một thị trường tài chính ổn định.

6. Tiếp tục tăng cường hợp tác vì mục tiêu ổn định. Những vấn đề xuyên quốc gia cần được giải quyết như bảo vệ hoà bình, chống khủng bố, cướp biển, bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. Điều này cần được ASEAN và Nhật Bản mở rộng hợp tác hơn.

Trong mối quan hệ với Trung Quốc, cả hai phía ASEAN và Nhật Bản đều có thể nhận thấy để giải quyết được các vấn đề kinh tế của mình, hai bên không thể chỉ trông chờ vào mối quan hệ song phương này. Hơn nữa, trước làn sóng của toàn cầu hoá, kinh tế và hội nhập khu vực hiện nay, các nền kinh tế chính ở Đông Á, đặc biệt là các nền kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN cần bắt chặt tay nhau hơn nữa để thúc đẩy hợp tác vượt qua khó khăn, thách thức cùng phát triển.

Thứ nhất, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN cần cùng nhau hành động để xây dựng một khu vực tự do thương mại Đông Á. Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN đều có những lợi thế riêng để phát triển. Nhật Bản có nguồn vốn lớn, công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý cao, trong khi Trung Quốc lại là một thị trường phát triển, các cuộc cải cách đang được thực hiện và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Trung Quốc cần nguồn vốn đầu tư nước ngoài và thị trường rộng lớn. So với Trung Quốc và Nhật Bản, ASEAN rất dồi dào về tài nguyên thiên

nhiên và giá lao động rẻ, tiềm năng thị trường lớn và nhu cầu đầu tư lớn. Nếu Nhật Bản, Trung Quốc ASEAN phối hợp tốt và thực hiện hợp tác thành công thì các nước này có thể phát huy các lợi thế của mình, khai thác các tiềm năng của mỗi nước, mở rộng thương mại và đâu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân vì lợi ích phát triển chung.

Thứ hai, ASEAN có thể xây dựng một mô hình trong đó vốn của Nhật Bản, tài nguyên lao động của ASEAN và thị trường của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), do đó thuế quan giảm và thị trường sẽ ngày càng được mở rộng, còn ASEAN thì tự hào về nguồn tài nguyên và Nhật Bản cần thúc đẩy nguồn vốn của mình. Các công ty của Nhật Bản có thể kết hợp những nhân tố này bằng cách rót tiền của mình để phát triển nguồn nhân lực, tài nguyên và nông nghiệp nhiệt đới của các nước ASEAN và quá trình xử lý các sản phẩm nông nghiệp để bán ra thị trường Trung Quốc.

Đông Nam Á muốn thúc đẩy tiềm năng du lịch của mình với nhiều cảnh đẹp phong phú, đây là cơ sở để xây dựng và thu hút các dự án du lịch nhằm thu hút một số lượng lớn khách du lịch đến từ Nhật Bản và Trung Quốc. Nếu như trước đây, khách du lịch các nước ASEAN thường đến Trung Quốc thăm quan thì nay, xu hướng này đi theo chiều ngược lại. Ngày càng nhiều du khách từ Trung Quốc, Nhật Bản đến tham quan các nước ASEAN. Đông Nam Á đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn với đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu ASEAN dung hoà được mối quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản – Trung Quốc thì ASEAN sẽ là phía được hưởng lợi nhiều nhất.

Để tiếp tục phát triển trong một thời đại mới, vấn đề Hội nghị sáng kiến phát triển Đông Á theo đề nghị của Thủ tướng Nhật Bản rất cần thiết. Dựa trên kinh nghiệm phát triển Đông Á, một Hội nghị như vậy sẽ tạo cơ hội cho việc đánh giá vị thế hiện nay của Nhật Bản đối với ASEAN và xem xét mô hình phát triển trong tương lai, để từ đó nâng cao mức sống cho người dân trong khu vực.

Gắn kết hợp tác ASEAN – Nhật Bản với hợp tác của toàn bộ khu vực Đông Á theo hướng hiệu quả hợp tác của toàn khu vực phải lớn hơn tổng của từng khối hợp tác riêng biệt. Trong đó, hợp tác toàn diện ASEAN – Nhật Bản sẽ là nền tảng vững chắc để đạt được mục tiêu trên.

Đối với AJCEP, hai bên cũng cần tập trung hoạt động trong thời gian tới theo các hướng sau:

1. Giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư:

Giảm các rào cản này sẽ có lợi đối với cả ASEAN và Nhật Bản trong việc thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư và mở rộng trao đổi thương mại. Ngay trong trường hợp khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc được thực hiện trước thỡ khu vực mậu dịch ASEAN – Nhật Bản vẫn mang lại lợi ớch cho cỏc nước ASEAN và Nhật Bản. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ có thể được tối đa hoá khi môi trường đầu tư trong khu vực được cải thiện để tiết kiệm thời gian và chi phí cho các nhà đầu tư.

2. Hoàn thành việc thiết lập thị trường chung ASEAN :

Thực hiện đúng tiến trỡnh đó cam kết nhằm thiết lập thị trường chung ASEAN là điều kiện cần để ASEAN tối đa hoá những lợi ích mà AJCEP có thể mang lại. Ngoài ra, những hoạt động hợp tác khác như hài hoà hoá và đơn giản hoá các thủ tục hải quan, những tiêu chuẩn hàng hoá và qui định kỹ thuật trong khu vực cũng là rất cần thiết để tạo điều kiện giảm chi phí giao dịch thương mại giữa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh các công ty Nhật Bản đẩy mạnh chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế, trong đó có sự phân công lao động giữa Nhật Bản và các nước ASEAN thỡ việc thỳc đẩy sớm hỡnh thành một thị trường chung ASEAN sẽ tạo điều kiện để các công ty Nhật Bản có thể khai thác tối đa những lợi ích do sự phân công lao động trong khu vực mang lại. Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, Nhật Bản ủng hộ ý tưởng xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuy nhiên, để thực hiện ý tưởng đó, ASEAN phải có những bước cải cách nhất định trong tổ chức nội bộ Ban Thư ký ASEAN. Đặc biệt ASEAN phải chuyển từ hỡnh thức "hợp tỏc liờn chớnh phủ" sang hỡnh thức "thể chế khu vực".

3. Cải cách cơ cấu ngành trong các nền kinh tế ASEAN:

Những năm gần đây, sau qúa trỡnh phỏt triển theo hướng công nghiệp hoá, các nước ASEAN-6 đó mất dần lợi thế về lao động giản đơn dồi dào. Trỡnh độ công nghệ của các nước này hiện nay vẫn cũn rất thấp, chưa tạo ra được các lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc, các nước ASEAN-6 cần phải tự tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới thông qua việc phát triển nguồn nhân lực, tạo lập những kỹ năng và công nghệ mới để đạt đến một nấc thang công nghệ cao hơn. Các nước ASEAN nên chuyển định hướng chính sách công nghiệp từ việc bảo hộ một số ngành công nghiệp trong nước sang chính sách khuyến khích cạnh tranh. Chỉ khi các doanh nghiệp ASEAN thành công trong thị trường khu vực ASEAN hay Đông Á thỡ họ mới cú thể vươn lên những nấc thang công nghệ cao hơn như các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Theo hướng đó, cả khu vực sẽ thu hút được nhiều vốn hơn và giữa các doanh nghiệp trong khu vực sẽ có sự phân công lao động, có mối liên hệ chặt chẽ hơn và cùng có lợi. Hiện nay, một số nước như Xinh-ga-po, Thái Lan, Ma- lai-xi-a đang chuyển hướng từ nền kinh tế dựa vào sản xuất sang nền kinh tế dựa vào tri thức. Tuy nhiờn, vỡ nhiều lý do, cho đến nay, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dịch rừ ràng theo hướng này.

4. Cải cách cơ cấu của Nhật Bản:

Sau thời kỳ suy thoái, hiện nay Nhật Bản đang tiến hành cải cách hành chính công, luật pháp và cơ cấu công nghiệp và hệ thống công ty. Tháng 6 năm 2002, chính phủ Nhật Bản đó tiến hành chương trỡnh cải cỏch lớn về chớnh sỏch thuế, chi tiờu cụng trong xõy dựng cơ sở hạ tầng, phúc lợi xó hội và chớnh quyền địa phương. Tháng 4 năm 2003, Nhật Bản đó ban hành Luật Tỏi Thiết Cụng Nghiệp và những Khu vực Đặc biệt cho Cải cách cơ cấu. Để có thể sớm triển khai thực hiện sáng kiến AJCEP, Nhật Bản cũng nên xem xét việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp (mở rộng hơn nữa thị trường Nhật Bản cho hàng nông sản của các nước ASEAN) và dịch chuyển lao động (đặc biệt là lao động có kỹ thuật cao) giữa hai bên.

Để có thể tận dụng được các lợi ích do AJCEP mang lại, Nhật Bản và ASEAN cần phải phối hợp trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt, các hoạt động hợp tác như: hợp tác về thủ tục hải quan, tiêu chuẩn hàng hoá, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, những quy định về vận chuyển và truyền thông cần phải được thảo luận để có thể tạo môi trường đầu tư thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và thông suốt trong toàn khu vực. Nhật Bản sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước ASEAN phát triển tiềm năng công nghệ và kỹ năng lao động.

6. Hợp tỏc tài chớnh và phát triển thị trường vốn:

Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 cho thấy hợp tác tài chính giữa các nước trong khu vực là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định của khu vực trong tương lai. Chính vỡ vậy, hợp tỏc tài chính cần được tăng cường trong khuôn khổ AJCEP. Cụ thể, AJCEP có thể hỗ trợ thực hiện sáng kíên đang có hiện nay như hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu châu Á. AJCEP có những biện pháp hỗ trợ cho thị trường này hoạt động một cách hiệu quả thông qua thiết lập các quy định hoạt động của thị trường, cơ chế trao đổi và thanh toán, phát triển các chuẩn mực và đánh giá mức độ tín nhiệm khu vực. Ngoài ra, trong lĩnh vực này, AJCEP có thể xem xét thúc đẩy hợp tác vể phát triển cơ chế giám sát kinh tế, điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, xem xét việc sử dụng đồng Yên rộng rói hơn trong ASEAN và thử nghiệm một số hỡnh thức điều phối tỷ gía.

7. Hỗ trợ cho cỏc thành viờn mới của ASEAN: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặc dù đang trong thời kỳ suy thoái kinh tế, Nhật Bản vẫn tăng nguồn viện trợ cả về xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ kỹ thuật để giúp các nước CLMV hội nhập khu vực một cách thành công. Trong khuôn khổ AJCEP, Nhật Bản sẽ phối hợp với các nước thành viên cũ của ASEAN hỗ trợ các nước CLMV nhiều hơn.những nỗ lực của ASEAN và Nhật Bản đựơc tập trung vào việc hiện thực hoá AJCEP. Dưới tác động của việc triển khai AJCEP, quan hệ mậu dịch và đầu tư giữa hai bên đang tăng lên nhanh chóng.

3.2.2.2 Những kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt – Nhật trong thời gian tới

Việt Nam và Nhật Bản là hai nước có sự gần gũi về địa lý; Việt Nam án ngữ các con đường giao thông quan trọng trong khu vực Tây Thái Bình Dương với các cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu cửa ngõ đi vào lục địa Đông Nam Á. Con đường này không chỉ có lợi thế mở rộng kinh tế đối ngoại, thương mại mậu dịch, dịch vụ hàng hóa, hàng không và du lịch quốc tế mà có nhiều hải cảng như Cam Ranh, Đà Nẵng còn có ý nghĩa quân sự. Có thể nói, về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên cũng như những yếu tố về con người, Việt Nam là một địa bàn mà Nhật Bản muốn tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài. Sau hơn một thập kỷ kinh tế đình trệ và có những bất ổn về chính trị, Nhật Bản đang nỗ lực giành lại vị trí của mình trong một môi trường quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc.

Ngày 21/9/1973, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 59 công nhận Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa và quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia chính thức được thiết lập. Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản đã có sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong suốt hơn 30 năm qua. Trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản ngày càng gắn bó, thể hiện rõ nét qua các cuộc trao đổi cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Trên bình diện kinh tế, Nhật Bản tiếp tục là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là nhà tài trợ lớn nhất và là nước có đầu tư đáng kể vào Việt Nam. ODA là nguồn viện trợ của Nhật Bản,

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 88)