Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 78)

Quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản phát triển mạnh kể từ sau năm 1997. Với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội, cả hai phía đều cam kết sẽ tăng cường hợp tác trong thời gian tới. Những thuận lợi chủ quan mà hai bên có được trong giai đoạn mới đó là:

Trước hết, trong quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản, lợi ích trong việc duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực đều là mong muốn của cả hai. Hoà bình và phát triển luôn là nguyện vọng của các dân tộc trên thế giới. Lịch sử quan hệ hợp tác ASEAN – Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai trở lại cho thấy hoà bình và phát triển luôn là nội dung hợp tác quan trọng và đã đem lại kết quả rất tích cực đáp ứng lợi ích nhân dân các nước trong khu vực. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng hoà bình, hợp tác giữa các nước đã trở thành xu hướng chính trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, thuận lợi lớn nhất đối với ASEAN và Nhật Bản là cục diện khu vực hiện nay là hoà bình và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo. Các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế, nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia và tham gia tích cực vào tiến trình liên kết kinh tế khu vực và quốc tế. Mối quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản cũng nằm trong xu hướng này. Hai bên ngày càng có sự hợp tác chặt chẽ và đa dạng hơn và đã đem lại kết quả rất tích cực đáp ứng mọi lợi ích nhân dân các nước trong khu vực.

Bên cạnh những lợi ích chung, cả ASEAN và Nhật Bản còn có sự hiểu biết lẫn nhau ngày càng sâu sắc giữa hai bên tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong những năm sắp tới.

Ngoài ra, mối quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản còn được tạo thuận lợi khi mở rộng các lĩnh vực hợp tác. Nhiều vấn đề xuyên quốc gia cần được phối hợp giải quyết như bảo vệ hòa bình, chống khủng bố, chống cướp biển, bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, thay đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố cải tổ Liên Hợp Quốc, vòng đàm phán Đô-ha… Vì vậy, trong tương lai hai bên cần tiếp tục và

tăng cường hợp tác vì mục tiêu ổn định. Điều đó cũng có nghĩa, hợp tác ASEAN – Nhật Bản cần được mở rộng ra trong các vấn đề toàn cầu.

Không chỉ có chung lợi ích trong những vấn đề toàn cầu, giữa hai bên cũng tồn tại nhiều vấn đề mà yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa mới có thể giải quyết được. ASEAN và Nhật Bản đã nâng tầm quan hệ ở nhiều khía cạnh trong đó là quan hệ giữa các đối tác trong các tiến trình hợp tác khu vực như ASEAN + 3, EAG, hay nội dung hoạt động của ARF, APEC cũng là những điều thuận lợi khách quan thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Việc Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký thỏa thuận thành lập khu vực mậu dịch tự do vào năm 2010 và tiến tới sự hợp tác giữa ASEAN + 3 với Úc và Niu Di-lân sẽ mang lại những kết quả tốt. Thông qua tăng cường hợp tác, các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc, Niu Di-lân sẽ là những thành viên chủ chốt của cộng đồng Đông Á mới. Sự hợp tác của các nước trong khu vực sẽ là một nền tảng cho sự hợp tác với bên ngoài. Hợp tác với Đông Nam Á, gồm cả Ấn Độ cũng quan trọng vì sự hợp tác của nó với ASEAN thông qua APEC và với Châu Âu thông qua ASEM, APEC là công cụ quan trọng để gắn kết khu vực Châu Á với các khu vực khác. Trên cơ sở đó, sự hợp tác khu vực sẽ đem lại lợi ích ổn định và thịnh vượng toàn cầu. Thông qua hiểu biết về cuộc cải cách của từng nước, mỗi nước cần tự vươn lên và hợp tác với nhau để hướng tới thịnh vượng chung. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng, mỗi nước cần có một thị trường tự do và hiệu quả để các nhà đầu tư và những người tiêu dùng quốc tế có thể tin cậy được.

3.1.1.2 Những thuận lợi chủ quan.

Quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã có từ lâu đời. Từ thời kỳ Mậu dịch Châu ấn thuyền (cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nhật Bản và Đông Nam Á đã có những giao thương gắn với hằng hải) (36, tr. 16). Ở Nhật, hình thành các thành phố thương mại lớn như Edo, Kyoto, Sakai, Osaka, Hirado… với tầng lớp với thương

nhân giàu có tham gia các hoạt động thương mại quốc tế. Các thuyền buôn của Nhật Bản thường sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Phi-líp-pin, Căm-pu- chia, Việt Nam mua các sản phâm như tơ lụa, gốm sứ…. Mối quan hệ truyền thống này cũng tạo tiền đề cho mối quan hệ sau này giữa ASEAN và Nhật Bản và đặc biệt trong những thập kỷ gần đây, tiến trình quan hệ hai phía ngày càng thắt chặt. Bên cạnh đó, sự gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hoá và quan niệm về giá trị giữa hai bên cũng góp phần tăng cường quan hệ giữa hai bên.

ASEAN và Nhật Bản là những nước thuộc khu vực Đông Á, có lịch sử, văn hoá gần gũi. Cả hai bên cũng đã có mối quan hệ lâu đời. Trong quá trình hợp tác, cả hai bên đều thúc đẩy phát triển, nhằm tạo ra sự hiểu biết giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Những hoạt động văn hoá, như trao đổi giáo dục, phong trào học tiếng Nhật, giao lưu thanh niên, hội hữu nghị Nhật Bản với các nước ASEAN đã tạo sự hiểu biết lẫn nhau.

Hai bên đều có ý chí hợp tác cùng nhau đặc biệt là sự bổ xung cho nhau về kinh tế. Như đã trình bày trong các phần trên, có rất nhiều nhu cầu hợp tác giữa ASEAN – Nhật Bản và điều này mang lại lợi ích cho hai phía trong đó có lợi ích về hợp tác kinh tế để cùng phát triển. Cả ASEAN và Nhật Bản đều được hưởng lợi từ mối quan hệ kinh tế này. Nhất là khi ASEAN đang ngày càng thể hiện là một tổ chức khu vực năng động, hợp tác và có những bước phát triển đột phá trong thời gian gần đây. ASEAN cũng là khu vực được sự quan tâm của nhiều nước lớn trên thế giới. Vì vậy, quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản sẽ có động lực phát triển trong thời gian tới từ những mối lợi từ kinh tế cũng như chính trị mà mối quan hệ này đem lại. Thêm vào đó là lợi ích chung của hai phía trong việc thúc đẩy các tiến trình hợp tác ở Đông Á và Châu Á -Thái Bình Dương.

Trước hết, ASEAN và Nhật Bản có ý chí hợp tác cao có thể coi đó là nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến tương lai của hai bên. Hợp tác ASEAN – Nhật Bản đã đóng góp thiết thực vào sự phát triển của mỗi nứơc cũng như vào việc duy trì hoà

bình và ổn định trong khu vực. Do vậy, các nhà lãnh đạo ASEAN – Nhật Bản đã nhiều lần khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.

Thêm vào đó, chính sách của ngoại giao của cả ASEAN và Nhật Bản đối với nhau đã trải qua quá trình hình thành phát triển từ ngoại giao kinh tế đến ngoại giao toàn diện về cả kinh tế, chính trị và an ninh. Bước sang thế kỷ mới, chính sách đối ngoại với ASEAN của Nhật Bản cũng đã có những bước tiến triển mang tính đột phá nhất định. Mối quan hệ song phương này càng mật thiết, từng bước tiến tới giai đoạn vững chắc. Tuy nhiên, do sự ràng buộc của một số nhân tố mang tính kết cấu như chính trị bên trong và bên ngoài, kinh tế an ninh và nhận thức lịch sử nên ở một mức nào đó mối quan hệ này có những tính bị động và mềm yếu nhất định.

3.1.2. Những khó khăn trong quá trình phát triển quan hệ ASEAN - Nhật Bản trong những năm sắp tới trong những năm sắp tới

3.1.2.1. Khó khăn khách quan

Bên cạnh những thuận lợi đã được trình bày ở trên, mối quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản trong tương lai cũng gặp những khó khăn trong việc thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giữa hai bên. Trước hết đó là tính chất Nam - Bắc của quan hệ ASEAN- Nhật Bản đã hạn chế các thành tựu hợp tác giữa hai phía, chưa xứng tầm với tiềm lực của hai phía.

Sau năm 1974, kinh tế Nhật Bản có phần phát triển chậm lại nhưng Nhật Bản vẫn là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2005, GDP của Nhật Bản là 4.664 tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng là 2,7% còn thu nhập bình quân đầu người là 31.500 đô la Mỹ/ năm (100). Trong khi đó, kinh tế các nước ASEAN còn phát triển chậm và chưa đều. Không chỉ có sự chênh lệch giữa ASEAN và Nhật Bản mà khoảng cách phát triển trong nội bộ các nước ASEAN cũng lớn. Nền kinh tế các nước ASEAN đang đứng trước thách thức nghiêm trọng là tỡnh trạng nghốo đói

và sự chênh lệch khá lớn về trỡnh độ phát triển giữa các nước, giữa các vùng trong một nước và trong khu vực, trong đó các vùng dọc Hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng Mờ cụng.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cho thấy các nước ASEAN cần cải cách cơ cấu nền kinh tế mới. Tuy nhiên, những thay đổi này không dễ dàng đối với cá nhân và các nước. Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Kozumi tại Xinh- ga-po vào ngày 14 tháng 1 năm 2002, ông đã tuyên bố ―Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ những nỗ lực cải cách nghiêm túc của ASEAN. Đặc biệt Nhật bản có thể hợp tác để cải thiện luật pháp, năng lực hành chính và và các biện pháp xây dựng quốc gia. Chúng tôi có thể giúp đỡ để cải thiện năng lực của mỗi nứơc để để cạnh tranh về kinh tế và tham gia vào hệ thống mậu dịch đa phương đặt cơ sở trên WTO. Chúng tôi cũng có thể hợp tác để phát triển một hệ thống tài chính khoẻ khoắn. Nhật sẽ tiếp tục hợp tác trong phát triển Tiểu vùng Mê công để Căm- pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt nam tăng cường phát triển kinh tế, tiếp tuc hợp tác trong công nghệ thông tin và liên lạc đóng góp vào sự hội nhập ASEAN”(7)

Tác động của quan hệ ASEAN- Trung Quốc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cặp quan hệ này. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang tăng lên trong khu vực Châu Á. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các nước ASEAN và Nhật Bản mà còn là vấn đề với cặp quan hệ ASEAN – Nhật Bản, một trong những cặp quan hệ lâu dài và phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đang trỗi dậy và có tốc độ tăng trưởng cao sẽ là đối thủ đáng gườm của Nhật Bản và ASEAN. Trong đó, đặc biệt phải nói đến người khổng lồ Trung Quốc. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc có thể vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao bình quân 7,1% năm. Tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc tương đương với 70% của Nhật Bản, 275% so với toàn bộ các nước ASEAN và ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực. Do đó, Trung Quốc không chỉ là bạn hàng ngày càng lớn của ASEAN mà còn là

nơi thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ của Nhật Bản, đồng thời cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh với các nước này. Thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc tăng đáng kể trong những năm gần đây với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%. Năm 1991, thương mại hai chiều mới chỉ có 7,9 tỷ USD nhưng đến năm 2000 đã đạt 52,7 tỷ USD tăng 32% trong đó xuất khẩu từ ASEAN sang Trung Quốc tăng 34,4%. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN xếp thứ hai trong danh sách tăng trưởng thương mại của Nhật Bản với các đối tác thương mại khác. Cùng với việc tạo ra khu vực tự do thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN, Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của ASEAN hiện nay. Sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ thực sự là nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở ASEAN có một ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các nước ASEAN mà còn có ý nghĩa thiết thực với Nhật Bản. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn vốn, vào thị trường, vào công nghệ từ phía Nhật Bản nên sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN còn mang tính phụ thuộc. Vì Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn nhất của ASEAN đồng thời cũng là nước cung cấp ODA lớn nhất cho ASEAN nên nếu hợp tác thương mại, đầu tư và nguồn ODA của Nhật vào ASEAN giảm, hoặc nều nền kinh tế Nhật bị suy thoái thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của các nước ASEAN. Và ngược lại, nếu kinh tế các nước ASEAN bị khủng hoảng, nó cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Nhật Bản, vì đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đã hình thành các hệ thống sản xuất, mậu dịch và tài chính phi biên giới và phụ thuộc lẫn nhau ở Châu Á.

Trong thời gian ngắn trước mắt, Nhật Bản khó có thể thoát khỏi những khó khăn kinh tế, điều này sẽ hạn chế vai trò tích cực của Nhật Bản trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, kinh tế các nước ASEAN phục hồi chậm chạp nên các nước ASEAN đều hi vọng Nhật Bản sẽ phát huy vai trò cường quốc kinh tế trong khu vực để giúp các nước này thoát khỏi khó khăn. Nhưng bản thân nền kinh tế Nhật Bản vẫn lún sâu trong suy thoái nên không thể viện trợ và đầu tư nhiều vào các nước ASEAN. Các ngân hàng của Nhật Bản rơi vào tình trạng nợ nần, nền kinh tế bong bóng ở Nhật Bản bị đổ vỡ khiến các công ty lớn và nhỏ và các nhà đầu tư tư nhân không có khả năng trả các món nợ. Giá trị đồng Yên thường xuyên dao động lớn và ảnh rhưởng đến cuộc cải cách và sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Điều này cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản.

Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ hàng nông sản trong nước của Nhật Bản sẽ hạn chế tự do hóa mậu dịch của Nhật Bản với các nước ASEAN. Từ lâu nay, Nhật Bản thực hiện chính sách bảo hộ nông sản trong nước, do đó, hàng nông sản là lĩnh vực tranh chấp mậu dịch chủ yếu với các nước ASEAN. Trong chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi vào tháng 1 năm 2002, Nhật Bản đã ký Hiệp định tự do mậu dịch với Xinh-ga-po vì giữa Nhật Bản và Xinh-ga-po không có tranh chấp về vấn đề hàng nông sản. Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu từ lâu vấn đề xây dựng khu vực mậu dịch tự do với ASEAN nhưng tiến trình này chậm hơn so với Trung Quốc. Lý do chính là vấn đề hàng nông sản Nhật Bản chưa mở rộng Hiệp định mậu dịch tự do với toàn bộ các nước ASEAN.

Có thể nói, trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản hiện nay đang đứng trước những khó khăn như việc mở rộng khoảng cách giữa các nước ASEAN, sự trỗi dậy của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản. Đây cũng chính là ba nhân tố để hai bên đưa ra các chính sách hợp tác với nhau. Quan hệ ASEAN - Nhật Bản được tăng cường mạnh mẽ hay không tùy thuộc vào sự thống nhất về chính trị và kinh tế trong ASEAN, quan hệ ASEAN – Nhật Bản – Trung Quốc...

Hiện nay, giữa các nước ASEAN và Nhật Bản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề do lịch sử để lại như sự nghi kỵ do quá khứ xâm lược, đô hộ của Nhật Bản đối với

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)