Về phía Nhật Bản

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 40)

Nếu vào nửa sau những năm 90 của thế kỷ XX, ASEAN cần tới quan hệ hợp tác của Nhật Bản bao nhiêu thì Nhật Bản cũng cần tới quan hệ của Hiệp hội này

bấy nhiêu. Càng thực hiện công nghiệp hóa cao, Nhật Bản càng rất cần thiết đến một khu vực có thể đáp ứng đầu đủ mọi nhu cầu của mình. Khu vực đầy tiềm năng đó là Châu Á - Thái Bình Dương mà cửa ngõ đi vào khu vực này là Đông Nam Á. Chính vì vậy, Đông Nam Á luôn là địa bàn chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

Đến thập niên 1990, mặc dù đã chuyển hướng sự phát triển sang nền kinh tế tri thức, song Nhật Bản chưa kịp thay đổi chiến lược phát triển mình từ chiến lược ―rượt đuổi‖ sang chiến lược ―đổi mới‖, chính vì vậy mà Nhật Bản không cạnh tranh được so với Mỹ trong các lĩnh vực có công nghệ và giá trị gia tăng cao. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của nền kinh tế ―bong bóng‖ Nhật Bản và ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Châu Á, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng trì trệ. Từ năm 1991 đến năm 2000, tỷ lệ tăng GDP bình quân của Nhật Bản chỉ là 1,38% , 2001 và năm 2002 tương đương 2,8%, 0,4% và 0,3% (36, tr. 68).

Về mặt thời gian, FDI của Nhật vào ASEAN chậm hơn so với các nước có nguồn đầu tư truyền thống là Anh, Mỹ, nhưng đến giai đoạn đầu những năm 90, Nhật đã trở thành nước đứng đầu trong vị trí nhà đầu tư vào các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, từ năm 19996, FDI của Nhật vào ASEAN bắt đầu giảm mạnh. Theo đó, FDI của Nhật trong năm 1997 giảm xuất 53% ở Ma-lai-xi-a và 29,2% ở In-đô-nê- xi-a (29, tr. 15). Sang năm 1998, đầu tư của Nhật vào ASEAN tiếp tục giảm mạnh trên mọi lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất giá nghiêm trọng của đồng yên và những bất ổn xung quanh nền kinh tế của Nhật Bản. Việc đồng yên giảm giá đã kích thích các nhà đầu tư quan tâm hơn đến lợi ích thị trường trong nước và giảm lượng đầu tư ra bên ngoài.

Nhật Bản chú trọng đến tầm quan trọng của việc thực hiện các cuộc cải cách kinh tế, đẩy mạnh hội nhập kinh tế trong các nước ASEAN, tự do hoá thương mại và đầu tư thông qua chương trình AFTA, AICO và AIA, và hợp tác với các tổ chức khác trong các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm đạt được mục tiêu này. ASEAN

hy vọng Nhật Bản sẽ tiếp tục sẵn sàng ủng hộ ASEAN trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại và đầu tư ở ASEAN. Nhật Bản đã cam kết quan tâm đến nguyện vọng của các nước ASEAN, tiếp tục thúc đẩy thương mại và tự do trong khu vực bằng các biện pháp kích cầu trong nước, mở rộng thị trường hơn cho các sản phẩm của ASEAN cũng như khuyến khích các nhà đầu tư tận dụng cơ hội xuất hiện ở AFTA, AICO và AIA nhằm thiết lập các mối liên kết công nghiệp lớn hơn. Trên thực tế, Nhật Bản vẫn là một nước có nhiều vốn và công nghệ cao, nhưng đã mất đi sự phát triển kinh tế năng động của mình. Hội nhập khu vực sẽ giúp cho Nhật Bản tận dụng được những lợi thế của các nước láng giềng. Và đó cũng là nguyên nhân chính khiến Nhật Bản ủng hộ tiến trình ASEAN + 3.

Ngoài mục tiêu hợp tác khai thác khả năng bổ sung kinh tế của ASEAN để phát triển, Nhật Bản còn muốn sử dụng Đông Nam Á để thực hiện chiến lược đuổi kịp về chính trị. Chiến lược này do Thủ Tướng Nhật Koizumi đưa ra gồm 3 bước: Buớc 1, nhanh chóng đột phá các khó khăn để trở thành Uỷ viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: sửa đổi hiến pháp, hoàn thiện hệ thống lập pháp và làm phong phú thêm các hình thức ngoại giao.

Buớc 2, từ bỏ khái niệm "từ bỏ Châu Á, tiến vào Châu Âu‖, từ bỏ nguyên tắc chỉ dựa vào Mỹ, tranh giành vị trí lãnh đạo châu Á.

Buớc 3 , kiềm chế Trung Quốc phát triển kinh tế nhanh, tránh không cho Trung Quốc phát triển, trước khi Nhật thành cường quốc chính trị.

Trong chiến lược ―Đuổi kịp về chính trị" của Thủ tướng Kôizumi, vị trí của Đông Á và Đông Nam Á đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vào lúc Nhật Bản triển khai chiến lược trên, tình hình Đông Á đã có những thay đổi bất lợi cho họ. Với những hoạt động tích cực và năng động thông qua tiến trình ASEAN+ 1, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á và trong Hợp tác ASEAN + 3 đang tăng lên rất nhanh chóng

Thông qua phát triển kinh tế với ASEAN, Nhật Bản cũng muốn dựa vào mối quan hệ kinh tế này để tăng cường ảnh hưởng chính trị của Nhật tại khu vực này. Yếu tố địa - chính trị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ ASEAN – Nhật Bản. Từ lâu Đông Nam Á trở thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn trên thế giới. Sự phức tạp này có ảnh hưởng không nhỏ đến các nước ASEAN mà còn của khu vực. Trong khi đó, Nhật Bản là một cường quốc lớn bên ngoài Đông Nam Á, thường được coi là một người khổng lồ một mắt vì nước này chỉ quan tâm chủ yếu đến kinh tế và dường như chỉ đóng vai trò kinh tế ở Đông Nam Á mà tránh các vai trò về an ninh và chính trị.

Thêm vào đó, tăng cường hợp tác với ASEAN cũng góp phần giúp Nhật Bản kiềm chế ảnh hưởng và sự nổi lên của Trung Quốc. Từ khi mới thành lập, các nước ASEAN đều xem Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và an ninh của Hiệp hội. Tuy nhiên, bước vào thập niên 90, khi chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ ASEAN – Trung Quốc được cải thiện. Năm 1993, ASEAN tiếp nhận Trung Quốc là đối tác tham khảo của ASEAN, và đến tháng 7 năm 1996, Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại đẩy đủ của tổ chức này.

Hơn nữa, tốc độ phát triển nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 1990 có phần chững lại thì nền kinh tế của nước láng giềng Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng. Sức mạnh về kinh tế của Trung Quốc cũng ngày càng được củng cố theo thời gian. Không những thế các hoạt động quân sự của Trung Quốc cũng đang gia tăng mạnh mẽ dẫn đến nguy cơ Nhật Bản bị Trung Quốc lấn át mất vị trí, vai trò cường quốc khu vực. Nhật Bản rất lo ngại về một Trung Quốc có sức cạnh tranh ngày càng lớn hơn. Đó chính là một trở ngại lớn nhất đòi hỏi Nhật Bản phải vượt qua và trước hết là phải giữ được vị trí vai trò đầu tầu như hiện nay trong quan hệ với các nước ASEAN.

Ngoài ra, một yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN – Nhật Bản đó chính là việc Nhật Bản phối hợp với Mỹ giúp ASEAN tự đứng vững về an ninh trong bối

cảnh Mỹ giảm cam kết an ninh - Đồng minh của Nhật Bản muốn Nhật Bản thiết lập quan hệ và có ảnh hưởng nhiều hơn trong khu vực này nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc đang lan rộng ở ASEAN.

Quan hệ Đông Nam Á – Nhật Bản đã có từ lâu, song quan hệ này chỉ được phát triển mạnh từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay, đặc biệt là trong những thập niên gần đây. Trong bối cảnh mới, nền kinh tế thế giới chịu sự chi phối của làn sóng công nghệ, và làn sóng tự do hoá kinh tế, xu thế toàn cầu hoá. Trung Quốc trỗi dậy trở thành một đầu tầu về kinh tế tại Đông Nam Á. Xét trên bình diện khu vực, ASEAN với mong muốn đẩy mạnh hợp tác khu vực vì hoà bình và phát triển đã được Nhật Bản và các nước lớn quan tâm. Trải qua những năm tháng phát triển, đặc biệt là những năm 90 của thế kỷ XX, vai trò và vị thế của ASEAN trong khu vực và trên trường quốc tế được nâng lên. Điều này giúp cho ASEAN nâng cao tính tự chủ trong các mối quan hệ đối ngoại. Đối với Nhật Bản, quan hệ với ASEAN thời kỳ đầu chỉ có sự một chiều, ASEAN phụ thuộc vào Nhật Bản. Nhưng trước bối cảnh mới ASEAN dần vươn lên trở thành đối tác của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực. Nhật Bản muốn tranh thủ ASEAN trong khi ASEAN muốn tạo lập sự hợp tác cùng phát triển. Hai bên ASEAN và Nhật Bản cùng có nhu cầu hợp tác với nhau trong thời kỳ mới.

CHƢƠNG II

Thực trạng quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ năm 1997 tới 2006

2.1. Thực trạng quan hệ ASEAN – Nhật Bản từ năm 1997 tới 2006

Sau vụ khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1997 diễn ra tại Đông Á, mối quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản được củng cố và gắn bó hơn. Nhật bản đã giúp các nước Đông Nam Á vượt qua cuộc khủng hoảng và trở lại nhịp tăng trưởng năng động của mình thông qua các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).... Bên cạnh đó, ASEAN mở rộng thành tổ chức 10 quốc gia với quyết tâm khẳng định vị trí của Hiệp hội trên khu vực và thế giới. Trong các tuyên bố được đưa ra, các nước ASEAN đã vạch lộ trình cho sự phát triển hợp tác toàn diện để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi. Các nước ASEAN

đã cam kết hợp tác kinh tế văn hoá, khoa học kỹ thuật, đoàn kết ủng hộ, giúp đỡ lần nhau. Tuy nhiên, trước thềm thế kỷ XXI, các nước ASEAN phải đối phó với một loạt các vấn đề phức tạp, nhạy cảm.

Xuất phát từ những nhân tố tác động tới quan hệ ASEAN – Nhật Bản được nêu ở Chương 1, hợp tác giữa hai bên diễn ra từ năm 1997 tới năm 2006 với những điểm chính như sau:

2.1.1 Quan hệ về chính trị

Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á đã có những thay đổi cơ bản sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Với tư cách là nước lớn về kinh tế, Nhật Bản đã có những điều chỉnh về chính sách đối ngoại coi ASEAN là một trọng điểm chiến lược. Sự điều chỉnh này là một bước tiến dài trong chiến lược đã được xác định của Nhật bản nhằm tăng cường vai trò chính trị của họ ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

Tháng giêng năm 1997, nhân kỷ niệm 30 năm thành lập ASEAN, Thủ Tướng Hashimoto đã tới thăm năm nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Mục đích của chuyến đi này là nhằm củng cố hơn nữa quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản. Trong bài phát biểu tại Xinh-ga-po ngày 14/1/1997, sau khi đưa ra những khó khăn và thách thức mà ASEAN và Nhật Bản sẽ phải đối diện trong thế kỷ XXI, Thủ tướng Ha-shi-mô-tô cho rằng cần ―mở rộng mối quan hệ bạn hàng hợp tác bình đẳng thành sự hợp tác sâu rộng hơn cho kỷ nguyên mới‖. Những lĩnh vực cần mở rộng hợp tác bao gồm:

1. Trao đổi sâu rộng hơn ở cấp cao và tất cả các cấp, đặc biệt là đối thoại về chính sách giữa ASEAN và Nhật Bản. Để đảm bảo hoà bình và ổn định ở Châu Á - Thái Bình Dương, Thủ tướng Ha-shi-mô-tô đề nghị ―Để đảm bảo hoà bình và ổn định ở Châu Á - Thái Bình Dương trong thế ký XXI, tôi muốn

thấy Nhật Bản có các cuộc đối thoại thẳng thắn về an ninh khu vực với từng nước ASEAN trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau‖.

2. Hợp tác đa phương về văn hoá đề giữ gìn các di sản văn hoá truyền thống và giúp các nền văn hoá khác nhau cùng tồn tại.

3. Cùng giải quyết các vấn đề mang tính chất quốc tế như môi trường, nạn khủng bố, y tế phúc lợi và phòng chống ma tuý...

Tóm lại, nội dung cơ bản của Học thuyết Ha-shi-mô-tô có thể khái quát trong ba điểm chủ yếu: Một là, Nhật Bản mong muốn nâng quan hệ Nhật Bản – ASEAN lên tầm cao hơn với việc tổ chức định kỳ các cuộc trao đổi cấp cao Nhật Bản – ASEAN. Hai là, Nhật Bản ủng hộ và đánh giá cao vai trò của ASEAN và việc mở rộng ASEAN bao gồm tất cả 10 nước Đông Nam Á. Ba là, quan hệ ASEAN – Nhật Bản sẽ chuyển từ quan hệ giũa nước nhận viện trợ và nước viện trợ sang mối quan hệ bạn bè, hợp tác, bình đẳng, trao đổi rộng rãi không những về kinh tế mà cả trên các lĩnh vực an ninh, chính trị, văn hoá, xã hội.

Việc Thủ tướng Nhật Ha-shi-mô-tô kêu gọi tổ chức Hội nghị cấp cao định kỳ ASEAN – Nhật Bản là nhằm để Nhật Bản có thể tác động một cách hiệu quả đến các vấn đề song phương, khu vực và quốc tế, tìm kiếm cho Nhật Bản vị trí xứng đáng trong các cơ chế an ninh khu vực đang hình thành. Học thuyết Hashimoto không chỉ nhấn mạnh củng cố quan hệ kinh tế mà còn đề cập đến tăng cường quan hệ chiến lược, chính trị với Đông Nam Á, trước hết là ASEAN. Nhật Bản nhìn thấy ở ASEAN một khả năng hiện thức mà nếu dựa vào đó, Nhật Bản có thể đối phó với những thách thức đang gia tăng tại Châu Á - Thái Bình Dương như vai trò ngày càng tăng của Mỹ trong diễn đàn APEC và sự trỗi dậy ngày càng mạnh của Trung Quốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với ASEAN, chính sách Ha-shi-mô-tô đã nhận được những phản ứng tích cực của các nước trong khu vực. Họ hi vọng quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Nhật sẽ giúp họ sớm phục hồi kinh tế và biến đất nước họ thành những con rồng

kinh tế ở Đông Á. Còn về phía các nước Đông Dương, hợp tác với Nhật Bản đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực kinh tế được xem như là một nguồn lực quan trọng để triển khai sự nghiệp đổi mới đất nước.

Như vậy, cho đến thời điểm năm 1997, cả ASEAN và Nhật Bản đã có một sự trùng hợp về quan điểm và lợi ích trong nhiều vấn đề quốc tế và khu vực cũng như những lợi ích riêng mà các bên chờ đợi trong việc nâng mối quan hệ lâu nay giữa ASEAN và Nhật Bản lên một tầm cao hơn. Do đó, ASEAN đã tán thành gợi ý của Nhật Bản về việc triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nhật Bản nhằm mục đích giải quyết các vấn đề song phương và an ninh của Châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, để cân bằng quan hệ ASEAN – Nhật Bản với quan hệ ASEAN – Trung Quốc, ASEAN – Hàn Quốc, các nước ASEAN đã quyết định mở ra các cuộc họp thượng đỉnh với hai nước này. Cơ chế ASEAN + 1 ra đời từ chính những quyết định đó.

Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa ASEAN và Nhật Bản được tiến hành tại Cua-la-lăm-pơ nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ASEAN. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các nước Đông Nam Á đang phải đối phó với cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ và đang lan rộng đến hầu hết các nước trong khu vực. Cuộc khủng hoảng không chỉ làm ASEAN mất đi tiếng tăm là một khu vực phát triển kinh tế năng động và hấp dẫn mà còn gây nên tình trạng bất ổn định trong khu vực, đe dọa lợi ích kinh tế của Nhật Bản. Chính vì vậy, hai bên đã đưa ra bản Tuyên bố chung với 7 điểm chính như sau:

1. Chú trọng các cuộc đối thoại cấp cao, tăng cường các cuộc hội đàm cấp cao trong phạm vi có thể.

2. Tăng cường đối thoại, giao lưu chính trị, đảm bảo an ninh.

3. Ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ khu vực ASEAN, thúc đẩy chuyển giao công nghệ cao.

5. Hành động để cải tổ Liên hợp quốc, kể cả Hội đồng Bảo an.

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 40)