Những khó khăn

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 82)

trong những năm sắp tới

3.1.2.1. Khó khăn khách quan

Bên cạnh những thuận lợi đã được trình bày ở trên, mối quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản trong tương lai cũng gặp những khó khăn trong việc thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ giữa hai bên. Trước hết đó là tính chất Nam - Bắc của quan hệ ASEAN- Nhật Bản đã hạn chế các thành tựu hợp tác giữa hai phía, chưa xứng tầm với tiềm lực của hai phía.

Sau năm 1974, kinh tế Nhật Bản có phần phát triển chậm lại nhưng Nhật Bản vẫn là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Năm 2005, GDP của Nhật Bản là 4.664 tỷ đô la Mỹ với mức tăng trưởng là 2,7% còn thu nhập bình quân đầu người là 31.500 đô la Mỹ/ năm (100). Trong khi đó, kinh tế các nước ASEAN còn phát triển chậm và chưa đều. Không chỉ có sự chênh lệch giữa ASEAN và Nhật Bản mà khoảng cách phát triển trong nội bộ các nước ASEAN cũng lớn. Nền kinh tế các nước ASEAN đang đứng trước thách thức nghiêm trọng là tỡnh trạng nghốo đói

và sự chênh lệch khá lớn về trỡnh độ phát triển giữa các nước, giữa các vùng trong một nước và trong khu vực, trong đó các vùng dọc Hành lang Đông - Tây của Tiểu vùng Mờ cụng.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cho thấy các nước ASEAN cần cải cách cơ cấu nền kinh tế mới. Tuy nhiên, những thay đổi này không dễ dàng đối với cá nhân và các nước. Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Kozumi tại Xinh- ga-po vào ngày 14 tháng 1 năm 2002, ông đã tuyên bố ―Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ những nỗ lực cải cách nghiêm túc của ASEAN. Đặc biệt Nhật bản có thể hợp tác để cải thiện luật pháp, năng lực hành chính và và các biện pháp xây dựng quốc gia. Chúng tôi có thể giúp đỡ để cải thiện năng lực của mỗi nứơc để để cạnh tranh về kinh tế và tham gia vào hệ thống mậu dịch đa phương đặt cơ sở trên WTO. Chúng tôi cũng có thể hợp tác để phát triển một hệ thống tài chính khoẻ khoắn. Nhật sẽ tiếp tục hợp tác trong phát triển Tiểu vùng Mê công để Căm- pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt nam tăng cường phát triển kinh tế, tiếp tuc hợp tác trong công nghệ thông tin và liên lạc đóng góp vào sự hội nhập ASEAN”(7)

Tác động của quan hệ ASEAN- Trung Quốc cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cặp quan hệ này. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước đang tăng lên trong khu vực Châu Á. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến các nước ASEAN và Nhật Bản mà còn là vấn đề với cặp quan hệ ASEAN – Nhật Bản, một trong những cặp quan hệ lâu dài và phát triển nhanh trong thời gian vừa qua. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đang trỗi dậy và có tốc độ tăng trưởng cao sẽ là đối thủ đáng gườm của Nhật Bản và ASEAN. Trong đó, đặc biệt phải nói đến người khổng lồ Trung Quốc. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc có thể vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao bình quân 7,1% năm. Tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc tương đương với 70% của Nhật Bản, 275% so với toàn bộ các nước ASEAN và ngày càng có vai trò quan trọng trong khu vực. Do đó, Trung Quốc không chỉ là bạn hàng ngày càng lớn của ASEAN mà còn là

nơi thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, viện trợ của Nhật Bản, đồng thời cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh với các nước này. Thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc tăng đáng kể trong những năm gần đây với tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20%. Năm 1991, thương mại hai chiều mới chỉ có 7,9 tỷ USD nhưng đến năm 2000 đã đạt 52,7 tỷ USD tăng 32% trong đó xuất khẩu từ ASEAN sang Trung Quốc tăng 34,4%. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN xếp thứ hai trong danh sách tăng trưởng thương mại của Nhật Bản với các đối tác thương mại khác. Cùng với việc tạo ra khu vực tự do thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN, Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của ASEAN hiện nay. Sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ thực sự là nhân tố ảnh hưởng đáng kể tới quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở ASEAN có một ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các nước ASEAN mà còn có ý nghĩa thiết thực với Nhật Bản. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào nguồn vốn, vào thị trường, vào công nghệ từ phía Nhật Bản nên sự phát triển kinh tế của các nước ASEAN còn mang tính phụ thuộc. Vì Nhật Bản là đối tác đầu tư lớn nhất của ASEAN đồng thời cũng là nước cung cấp ODA lớn nhất cho ASEAN nên nếu hợp tác thương mại, đầu tư và nguồn ODA của Nhật vào ASEAN giảm, hoặc nều nền kinh tế Nhật bị suy thoái thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến kinh tế của các nước ASEAN. Và ngược lại, nếu kinh tế các nước ASEAN bị khủng hoảng, nó cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Nhật Bản, vì đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản đã hình thành các hệ thống sản xuất, mậu dịch và tài chính phi biên giới và phụ thuộc lẫn nhau ở Châu Á.

Trong thời gian ngắn trước mắt, Nhật Bản khó có thể thoát khỏi những khó khăn kinh tế, điều này sẽ hạn chế vai trò tích cực của Nhật Bản trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á, kinh tế các nước ASEAN phục hồi chậm chạp nên các nước ASEAN đều hi vọng Nhật Bản sẽ phát huy vai trò cường quốc kinh tế trong khu vực để giúp các nước này thoát khỏi khó khăn. Nhưng bản thân nền kinh tế Nhật Bản vẫn lún sâu trong suy thoái nên không thể viện trợ và đầu tư nhiều vào các nước ASEAN. Các ngân hàng của Nhật Bản rơi vào tình trạng nợ nần, nền kinh tế bong bóng ở Nhật Bản bị đổ vỡ khiến các công ty lớn và nhỏ và các nhà đầu tư tư nhân không có khả năng trả các món nợ. Giá trị đồng Yên thường xuyên dao động lớn và ảnh rhưởng đến cuộc cải cách và sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Điều này cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản.

Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ hàng nông sản trong nước của Nhật Bản sẽ hạn chế tự do hóa mậu dịch của Nhật Bản với các nước ASEAN. Từ lâu nay, Nhật Bản thực hiện chính sách bảo hộ nông sản trong nước, do đó, hàng nông sản là lĩnh vực tranh chấp mậu dịch chủ yếu với các nước ASEAN. Trong chuyến thăm các nước ASEAN của Thủ tướng Nhật Bản Koizumi vào tháng 1 năm 2002, Nhật Bản đã ký Hiệp định tự do mậu dịch với Xinh-ga-po vì giữa Nhật Bản và Xinh-ga-po không có tranh chấp về vấn đề hàng nông sản. Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu từ lâu vấn đề xây dựng khu vực mậu dịch tự do với ASEAN nhưng tiến trình này chậm hơn so với Trung Quốc. Lý do chính là vấn đề hàng nông sản Nhật Bản chưa mở rộng Hiệp định mậu dịch tự do với toàn bộ các nước ASEAN.

Có thể nói, trong quan hệ ASEAN - Nhật Bản hiện nay đang đứng trước những khó khăn như việc mở rộng khoảng cách giữa các nước ASEAN, sự trỗi dậy của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản. Đây cũng chính là ba nhân tố để hai bên đưa ra các chính sách hợp tác với nhau. Quan hệ ASEAN - Nhật Bản được tăng cường mạnh mẽ hay không tùy thuộc vào sự thống nhất về chính trị và kinh tế trong ASEAN, quan hệ ASEAN – Nhật Bản – Trung Quốc...

Hiện nay, giữa các nước ASEAN và Nhật Bản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề do lịch sử để lại như sự nghi kỵ do quá khứ xâm lược, đô hộ của Nhật Bản đối với các nước Đông Nam Á chưa thực sự phai nhạt. Vì vậy, vẫn còn một rào cản trong quan hệ giữa hai phía.

Bên cạnh đó, còn có những khó khăn có thể ảnh hưởng tới quan hệ giữa ASEAN – Nhật Bản trước hết đó là sự can dự từ các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc. Đánh giá từ góc độ trung hạn và dài hạn, quan hệ chính trị song phương giữa ASEAN và Nhật Bản mặc dù từng bước được tăng cường nhưng ngoại giao giữa hai phía cũng chịu ảnh hưởng từ phía Mỹ. Trong tương lai, chính sách liên minh với Mỹ để hướng ra bên ngoài của Nhật Bản sẽ không thay đổi. Mỹ vừa là đồng minh quân sự, là đối tác mậu dịch quan trọng nhất của Nhật Bản và do ảnh hưởng quan trọng của Mỹ ở Đông Á nên trong thời gian tương đối dài, quan hệ Mỹ – Nhật sẽ không thoát ra khỏi khuôn khổ của trục Mỹ – Nhật, ngoại giao với ASEAN sẽ vẫn là một kiểu ngoại giao bị động.

ASEAN hoạt động dựa trên nguyên tắc đồng thuận. Vì vậy, nhiều nước trong ASEAN không thể chờ quyết định của khối và đã đi đến các hiệp định song phương với các nước khác. Ví dụ như Xinh-ga-po là nước phát triển trong khối ASEAN, việc Xinh-ga-po ký hiệp định với Úc, Mỹ và Nhật vào năm 2003 đã tạo ra sự lỏng lẻo trong mối liên kết giữa các nước ASEAN. Điều này có nghĩa, một số nước chậm phát triển trong ASEAN nếu chưa đủ điều kiện sẽ không tin tưởng và trông chờ vào quyết định của khối sẽ bị bỏ lại phía sau.

Đối với Việt Nam, trong khối ASEAN, chúng ta đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường cũn đang trong quá trỡnh hỡnh thành, cỏc khuụn khổ phỏp lý cũn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cũn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế. Chính vỡ vậy, trong tương lai,

cần có những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn này để bắt kịp được với thời đại và đưa đất nước hội nhập chủ động và tích cực vào khu vực và thế giới.

3.2 Triển vọng phát triển quan hệ ASEAN- Nhật bản trong những

nămsắp tới.

3.2.1. Các khả năng phát triển quan hệ ASEAN - Nhật bản trong những năm tới

ASEAN và Nhật Bản đã có mối quan hệ lâu dài và phát triển ngày càng tích cực trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để dự đoán mối quan hệ giữa hai phía này trong tương lai, chúng ra phải xét qua nhiều yếu tố như chính sách ngoại giao của ASEAN và Nhật Bản, các yếu tố bên ngoài, ảnh hưởng của Trung Quốc, Mỹ… Trong những năm sắp tới, quan hệ ASEAN - Nhật Bản có thể phát triển theo 3 khả năng :

- Thứ nhất, quan hệ ASEAN – Nhật Bản sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới nhưng ở mức độ như hiện nay, tức là không có những đột biến trong quan hệ hai bên trong các lĩnh vực.

- Thứ hai, quan hệ ASEAN – Nhật Bản sẽ phát triển mạnh hơn và ngày càng đi vào chiều sâu trong tương lai được thể hiện trên tát cả các lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, chính trị.

- Thứ ba, quan hệ ASEAN – Nhật Bản sẽ giảm xuống so với mức độ hiện nay.

Từ ba khả năng trên, chúng ta có thể dự báo về triển vọng phát triển quan hệ ASEAN – Nhật Bản trong những năm sắp tới theo những phân tích chiều hướng phát triển của những thuận lợi, khó khăn trong quan hệ ASEAN và Nhật Bản đã được nêu trên. Có thể nói, bên cạnh những khó khăn như một số quan điểm khác nhau trong các vấn đề hợp tác Đông Á và FTA, sự chênh lệch về trình độ kinh tế, hay sự bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản đối với ASEAN, trong quá trình hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản vừa qua, chúng ta nhận thấy nỗ lực của cả hai bên nhằm

đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác. Các hoạt động hợp tác diễn ra ngày càng nhiều với những sáng kiến, chương trình mới phục vụ cho sự phát triển trong tương lai. Hai bên cũng tăng cường các cuộc đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề trên. Hơn nữa, với rất nhiều những thuận lợi khách quan và chủ quan tác động nhằm thúc đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác ASEAN – Nhật Bản, chúng ta có thể kết luận trong tương lai, hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ hơn trên các lĩnh vực.

Tóm lại, ngoại giao giữa hai nước trong tương lai sẽ tăng cường liên hệ kinh tế mậu dịch, thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực một cách toàn diện, từng bước thúc đẩy giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực chính trị và an ninh. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, vai trò và nhân tố an ninh quân sự của Nhật Bản sẽ chỉ phát huy được mức thấp đối với khu vực ASEAN. Quan hệ giữa hai phía vẫn phụ thuộc vào nhau trong các vấn đề kinh tế và an ninh, chính trị. Và để duy trì hoà bình và an ninh khu vực, cũng như mưu cầu về độc lập tự chủ về chính trị của các nước ASEAN, tổ chức này cũng sẽ tiếp tục vận dụng chiến lược cân bằng nước lớn, phản đối bất kỳ nước nào muốn đơn phương giành quyền chủ đạo tại khu vực Đông Nam Á. Từ những phân tích trên có thể dự báo khả năng 2 là hiện thực hơn cả.

3.2.2 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN- Nhật Bản và quan hệ Việt – Nhật trong những năm tới. Bản và quan hệ Việt – Nhật trong những năm tới.

3.2.2.1 Những kiến nghị thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN – Nhật Bản

Trong hơn 30 năm, quan hệ ASEAN – Nhật Bản đã thể hiện một mối quan hệ đa dạng, phong phú và hiệu quả. Trên thực tế, mối quan hệ ASEAN – Nhật bản đã đạt đến độ chín muồi, tạo tiền đề và cơ sở rất vững chắc để tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN và Nhật Bản trong thời gian tới. Trong tương lai, hợp tác ASEAN – Nhật Bản trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực đã có được những cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo hai phía nhằm tạo đà xây dựng và củng cố môi trường

chiến lược ASEAN – Nhật Bản theo phương châm ―cùng hành động, cùng phát triển‖. Tiếp theo trong những kết quả đạt được trong khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3 và thỏa thuận khung về Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN – Nhật Bản sẽ củng cố cơ chế hợp tác ASEAN + 1 và làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác vốn đã phong phú giữa hai bên trong thời gian tới. Vấn đề thu hẹp khoảng cách giữa các nước trong ASEAN cũng là một vấn đề cần làm nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho các hợp tác hiệu quả giữa ASEAN – Nhật Bản. Để làm được điều này cần sự hỗ trợ của Nhật bản mà trên thực tế đã thực hiện như Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI), Hành Lang kinh tế Đông – Tây (WEC) và nhiều dự án phát triển tiểu vùng Mê Công… Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 9 ở Ba li, Nhật Bản đã cam kết cung cấp 1,5 tỷ USD cho các dự án phát triển tiểu vùng sông Mê Công. Những cam kết này hoàn toàn phù hợp với chủ trương của sáu nước thành viên ASEAN giúp bốn nước thành viên mới thu hẹp khoảng cách phát triển và hướng tới xây dựng một Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2020. Bên cạnh đó, việc Nhật Bản tham gia vào Hiệp ước thân hữu và Hợp tác ASEAN (TAC) cũng khẳng định việc mong muốn xây dựng một Đông Nam Á hoà bình và ổn định.

Có thể tập trung vào các vấn đề hợp tác toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản như sau:

1. ASEAN cần tập trung vào giáo dục và phát triển nguồn nhân lực để tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai trên cơ sở tăng cường hợp tác và trao đổi giữa các

Một phần của tài liệu Quan hệ ASEAN - Nhật Bản từ 1997 đến 2006 thực trạng và triển vọng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)