Nga và Trung Quốc luôn có quan điểm tương đồng nhau trong các vấn đề quốc tế mà hai nước cùng quan tâm nhằm thúc đẩy tăng cường hợp tác Nga - Trung trên chính trường quốc tế.
Hợp tác trong vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên: CHDCND Triều
Tiên là nước có đường biên giới chung với cả Nga và Trung Quốc, vì vậy có thể nói đây là khu vực đệm an ninh quan trọng đối với cả hai nước. Cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề Triều Tiên (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên) được diễn ra từ năm 2003 với sáng kiến của Trung Quốc, cho đến
nay tuy đã trải qua 6 (tính đến năm 2008) vòng đàm phán nhưng vấn đề này vẫn hoàn toàn bế tắc [37,39]. Ngày 14/4/2009, Triều Tiên tuyên bố rút khỏi cuộc hội đàm sáu bên và tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi chương trình làm giàu hạt nhân của họ. Nguyên nhân do Mỹ muốn duy trì sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Mỹ chỉ muốn gây sức ép lớn cả về kinh tế và quân sự để phong toả Triều Tiên, thúc đẩy sự sụp đổ của Bình Nhưỡng chứ không muốn loại bỏ hoàn toàn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, vì nếu giải quyết được "mối đe doạ tên lửa" của Triều Tiên thì việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ ở Đông Bắc Á sẽ bị lộ rõ mục đích là hướng vào Nga và Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, Nga và Trung Quốc đã nỗ lực hợp tác thông qua các cuộc đàm phán 6 bên, các cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để hướng tới phi hạt nhân hoá trên bán đảo Triều Tiên bằng con đường hoà bình. Kết quả là trong suốt tiến trình đàm phán và kể cả hiện nay Mỹ đã không thể thực hiện được biện pháp trừng phạt cứng rắn bằng quân sự đối với Triều Tiên mặc dù kế hoạch đó thường trực trong chiến lược của Mỹ.
Với vấn đề Đài Loan: Mặc dù ngay từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với
Trung Quốc năm 1978, Mỹ đã tuyên bố "công nhận Chính phủ CHND Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc" và "chấp nhận lập trường của Trung Quốc là chỉ có một nước Trung Quốc, Đài Loan thuộc lãnh
thổ Trung Quốc", nhưng dường như đó chỉ là hình thức, bởi suốt từ đó đến nay,
Trong hoàn cảnh đó, cùng với quá trình xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với Trung Quốc, Nga đã có quan điểm rất nhất quán về việc ủng hộ "một đất nước Trung Quốc". Ngay từ Tuyên bố chung đầu tiên giữa hai nước (28/12/1992), Nga đã công nhận "Chính phủ Trung Quốc là chính phủ hợp pháp
duy nhất của Trung Quốc và Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc"
[6, 102] và cam kết "Nga sẽ không có một hình thức quan hệ chính thức nào với Đài Loan" [6, 102]. Ngoài ra, Nga còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự với Trung Quốc, thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật chế tạo thiết bị quân sự cho Trung Quốc, giúp Trung Quốc hiện đại hoá quân đội. Đây chính là sự phát đi tín hiệu đối trọng với việc Mỹ thường xuyên bán vũ khí hiện đại để tăng cường sức mạnh quân sự cho Đài Loan.
Đối với vấn đề hạt nhân của Iran: Iran được đánh giá có tầm quan trọng đặc
biệt về địa - chính trị trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Từ năm 2001 đến nay Mỹ ra sức tăng cường can thiệp và gây sức ép với Iran. Trước tình thế đó, Nga và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ với Iran, ngoài những thoả thuận về năng lượng, Nga và Trung Quốc đã tăng cường chuyển giao công nghệ tên lửa cho Iran [43]. Ngày 11/4/2006, Chính phủ Iran đã tuyên bố công khai về việc Iran đã trở thành nước có kỹ thuật hạt nhân, không lâu sau đó, ngày 14/1/2007 Mỹ chính thức đưa ra kế hoạch tấn công Iran trên các phương tiện thông tin đại chúng [50, 95], nhưng lập tức, Nga và Trung Quốc đã sử dụng quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để phản đối các biên pháp trừng phạt cứng rắn từ phía Mỹ để cùng hướng tới giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng giải pháp hoà bình. Trung Quốc yêu cầu Iran tạm ngừng làm giàu uranium, Nga cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng bằng cách đề xuất làm giàu uranium của Iran tại Nga.
Trong suốt quá trình đàm phán trong khuôn khổ của nhóm "3 +3" của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, bao gồm Nga, Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Trung Quốc, Nga và Trung Quốc luôn không chấp nhận việc tiếp tục gây áp lực đối với Iran thông qua biện pháp trừng phạt do các quốc gia riêng lẻ áp đặt, bổ sung
nghị quyết 1929 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, được thông qua năm 2010. Nga và Trung Quốc thông qua nghị quyết 1929 chỉ sau khi cân nhắc theo truyền thống trong quan hệ với Iran. Văn kiện này quy định về xử phạt đối với nhà nước Hồi giáo đã không hoàn toàn cởi mở hợp tác với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Nga và Trung Quốc thống nhất cần giải quyết vấn đề Iran bằng con đường hòa bình và tránh những biện pháp trừng phạt bóp nghẹt nền kinh tế của Iran , gây ra các vấn đề xã hội cho người dân . Chính vì thế , các nước phương Tây , đứng đầu là Mỹ rất khó khăn để nhất trí thông qua một nghị quyết ở Liên hợp quốc được Nga và Trung Quốc ủng hộ . Nga và Trung Quốc còn khẳng định không thể chấp nhâ ̣n những động thái vội vàng và quyết liệt của các bên.
Đối với vấn đề Trung Á: Việc mở rộng NATO về phía Đông, tiến sát tới
biên giới của nước Nga đã thu hẹp không gian chiến lược của Nga và Trung Quốc. Hơn nữa, từ năm 2001 đến nay Mỹ đẩy mạnh các cuộc cách mạng màu sắc ở Trung Á, nhằm thiết lập chính quyền thân Mỹ, xa Nga, phù hợp với quan niệm dân chủ và giá trị Mỹ [22,15-16]. Chỉ trong hơn một năm (từ cuối năm 2003 đến tháng 3 năm 2005), "cách mạng màu sắc" đã lật đổ chính quyền thân Nga ở 3 nước (Grudia, Ukraina và Kyrgyzstan), đẩy Nga và Trung Quốc đứng trước tình thế khu vực an ninh truyền thống bị thu hẹp.
Với mong muốn gạt ảnh hưởng của Mỹ tại Trung Á, Nga và Trung Quốc đã nỗ lực vận động đưa đến sự thành lập của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) năm 2001 và đề cao tính ổn định và đặt hợp tác an ninh khu vực lên hàng đầu như một mục tiêu chiến lược [23,31]. Năm 2005, việc SCO phê chuẩn 4 nước là Mông Cổ, Pakistan, Ấn Độ và Iran làm quan sát viên đã trở thành một tâm điểm chú ý của thế giới. Sự kiện này đã đưa SCO trở thành một tổ chức có không gian lục địa lớn nhất thế giới. Ngoài ra, ngày 5/7/2005, tại cuộc họp thượng đỉnh tại Astana, SCO đã nêu rõ "Các thành viên SCO có khả năng và
trách nhiệm để bảo vệ nền an ninh ở khu vực Trung Á" và "yêu cầu Mỹ rút các
Thông qua SCO, mối quan hệ "đối tác chiến lược" Nga - Trung Quốc không ngừng được tăng cường và củng cố và SCO đã thực sự trở thành một tổ chức an ninh khu vực với các mục tiêu chiến lược rõ ràng dưới tác động chính của Nga và Trung Quốc.
Đối với vấn đề Trung Đông – Bắc Phi: Biến động chính trị Mùa Xuân
Arab năm 2011 có ảnh hưởng đáng kể đến Trung Quốc và Nga. Chúng không chỉ làm ảnh hưởng đến những lợi ích đang có của hai nước ở khu vực này, mà còn làm thay đổi ảnh hưởng của các nước lớn và bản đồ quyền lực trong khu vực. Vì thế ngày từ đầu của cuộc biến động, Nga và Trung Quốc đều phản ứng một cách thận trọng, chủ trương tránh can thiệp quân sự, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền . Điều này đã được Đa ̣i sứ Trung Quốc ta ̣i Liên hợp quốc Lý Bảo Đông khẳng định ngày 4/5/2011 rằng "Trung Quốc chủ trương thi hành nghi ̣ quyết của Hội đồng Bảo an một cách toàn diê ̣n và nghiêm khắc . Cộng đồng quố c tế cần phải tôn trọng chủ quyền , độc lập , thống nhất và toàn ve ̣n lãnh thổ của Lybia , do nhân dân Lybia quyết đi ̣nh công viê ̣c và tương lai của nước mình".
Hai nước khẳng định Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an nên phát huy vai trò lãnh đạo trong việc giải quyết thỏa đáng vấn đề Lybia, Syria đồng thời ủng hộ vai trò của Đặc phái viên Liên hợp quốc trong việc giải quyết vấn đề của các nước Trung Đông – Bắc Phi. Rút kinh nghiệm từ cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Lybia năm 2011 dưới sự cho phép của Nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc, ngày từ đầu của cuộc khủng hoảng ở Syria, Nga và Trung Quốc, đặc biệt là Nga đã phản đối và phủ quyết mọi nghị quyết trừng phạt đối với nước này. Nga đã điều tàu chiến đến khu vực Địa Trung Hải và được coi là đợt tập hợp lực lượng lớn nhất của hải quân Nga tại vùng biển này kể từ năm 1992 để ngăn chặn cuộc can thiệp quân sự của phương Tây vào Syria [14].
Hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố: Cả Nga và Trung Quốc đều có những
mối lo ngại chung về chủ nghĩa khủng bố, li khai và cực đoan. Với Trung Quốc đó là vấn đề nhóm dân tộc thiểu số ở Tân Cương, với Nga là chủ nghĩa li khai ở
Chechnya, Bắc Kavkaz. Thực hiện tăng cường hợp tác an ninh chống khủng bố, Nga và Trung Quốc đã không chỉ phát triển hợp tác an ninh song phương, mà còn chú trọng kết nối với các nước Trung Á để kiểm soát mối nguy cơ mất an ninh phi truyền thống này thông qua SCO, đưa SCO trở thành một tổ chức mẫu mực của thế giới trong hợp tác chống khủng bố.
Ngay từ Hội nghị thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và kí Công ước Thượng Hải tháng 6/2001, SCO đã tuyên bố đưa mục đích đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai và cực đoan trở thành nghị quyết của tổ chức [5,2], đồng thời quyết định thành lập một cơ cấu chống khủng bố khu vực trong tổ chức với trụ sở tại Bishkek [5,3]. Từ đó đến nay, không chỉ bằng các tuyên bố chung, hợp tác an ninh Nga - Trung ngày càng được thực tế hoá dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, đáng chú ý nhất là các cuộc tập trận chung mang tên "Sứ mệnh hoà bình" ở các năm từ 2005 đến 2013 với nội dung trọng tâm là tập dượt khả năng phối hợp ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan và li khai, nâng cao khả năng đối phó với những thử thách, đe doạ mới trong khu vực. Sự hợp tác này đã giúp cho hai nước không những kiểm soát được an ninh biên giới của mình mà còn kiểm soát, trấn áp trực tiếp được các lực lượng khủng bố, li khai ở trong nước và trong vùng Trung Á đầy bất ổn.
Như vậy, Nga và Trung Quốc thường có quan điểm chung về các vấn đề quốc tế, hợp tác và phối hợp với nhau trong các vấn đề này để duy trì an ninh trong các khu vực, đồng thời cũng nhằm bảo vệ lợi ích thiết thực của mỗi nước.