Triểnvọng mối quan hệ Nga – Trung trong 10 năm tới

Một phần của tài liệu Quan hệ Nga – Trung từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 71)

Sự vận động của quan hệ Nga - Trung hiện nay vẫn đang được hỗ trợ bởi nhiều thuận lợi cả về khách quan và chủ quan nhưng nó cũng đồng thời phải đối mặt với không ít những khó khăn cả từ bên trong lẫn bên ngoài.

* Môi trường quốc tế - khu vực: Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, sự

vận động theo xu hướng đa cực hoá của trật tự thế giới ngày càng rõ. Sự cân bằng sức mạnh cũng như vị thế giữa "nhất siêu" Mỹ với "đa cường" Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, EU ngày càng được khẳng định. Quan trọng hơn là trong quan hệ quốc tế hiện nay, hoà bình, ổn định và phát triển là xu hướng lớn, tạo cơ sở chung cho các mối quan hệ quốc tế. Với tư duy chiến lược là đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, các quốc gia đều xác định rõ yếu tố tiên quyết đảm bảo cho sự phát triển của mình là hoà bình và ổn định. Sự thay đổi của tư duy quan hệ quốc tế đã quyết định xu hướng của quan hệ quốc tế hiện nay, khi tính cạnh tranh giữa các quốc gia tất yếu dẫn đến những mâu thuẫn, nhưng các quốc gia cũng như các tổ chức khu vực, quốc tế luôn tìm mọi cách để duy trì môi trường hoà bình, từ đó sự va chạm lợi ích quốc gia - nếu có - cũng đều được điều chỉnh một cách uyển chuyển, linh hoạt. Hơn bao giờ hết, môi trường này đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Nga - Trung nói riêng. Trong tương lai, xu thế đa cực ngày càng được khẳng định, tính toàn cầu hoá càng cao thì động lực thôi thúc hợp tác quốc tế sẽ càng lớn. Hoà bình càng được đề cao thì sự ổn định sẽ là chủ đạo. Những yếu tố này chính là điểm thuận lợi cho sự phát triển của quan hệ Nga - Trung.

Với những yếu tố thuận lợi nói trên thì quan hệ Nga – Trung sẽ vận động như thế nào trong thế kỷ XXI là vấn đề đang thu hút được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại ở nhiều nước, vì mối quan hệ này sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến cục diện thế giới trong tương lai.

Sự vận động thuận lợi của quan hệ Nga - Trung trong suốt hơn một thập kỷ qua trước những biến động phức tạp của quan hệ quốc tế cho thấy hai nước đã xây dựng được một nền móng vững chắc, một sự khởi đầu tốt đẹp, tạo nền tảng cho con đường phía trước của mối quan hệ này. Tuy nhiên, trên thực tế thì quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cũng chưa được kiểm định qua bất kỳ một thách thức lớn nào, mà trong lòng mối quan hệ, vẫn còn những tồn tại và thách thức, nên việc đánh giá về xu hướng của mối quan hệ Nga - Trung trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất.

Alexei Arbatov, Giám đốc Trung tâm An ninh quốc tế Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện Khoa học Nga cho rằng Nga và Trung Quốc không thể liên kết thành đồng minh quân sự chính trị kiểu như khối NATO hoặc khối Varsava. Tuy rằng lập trường chính trị của hai bên trên nhiều mặt đều phù hợp nhau, như trên vấn đề Iran và Syria, và hai bên đang đẩy mạnh các dự án hợp tác kinh tế quy mô lớn, nhưng lượng buôn bán Trung Quốc - Mỹ và Trung Quốc - châu Âu thì lớn gấp 5-6 lần lượng buôn bán Trung Quốc - Nga. Đây cũng là một trong các nguyên nhân Nga và Trung Quốc khó có thể liên kết với nhau để chống lại phương Tây. Cũng đồng quan điểm trên, ông Alexei Voskresenskii - Trưởng khoa chính trị Học viện Quan hệ quốc tế Moskva nói:

Chúng ta (Nga) có lẽ còn phải tranh cãi về vấn đề trọng điểm ngoại giao nên

là gì, nhưngTrung Quốc thì khác; mục tiêu của họ trên sân khấu quốc tế là mở rộng sự tồn tại kinh tế trên toàn cầu, nâng cao tỷ lệ của họ trong thương mại quốc tế nhằm trong tương lai trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chẳng ai

muốn buôn bán với quốc gia quân phiệt cả” [76].

Ở Việt Nam, việc đánh giá xu hướng phát triển của quan hệ Nga - Trung cũng có rất nhiều quan niệm. Trong bài “Quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung Quốc: Thực chất và triển vọng” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 60 (3/2005), TS. Hoàng Anh Tuấn mặc dù đã đánh giá cao những thành tựu hợp tác giữa Nga và Trung Quốc trong những năm qua, nhưng theo ông “điểm đồng chủ yếu giúp thúc đẩy quan hệ đối tác giữa Nga và Trung Quốc chủ yếu xuất

phát từ mối lo ngại từ phía Mỹ ...”, nên “trong tương lai ngắn và trung hạn, những cơ hội hoặc yếu tố giúp thắt chặt hơn quan hệ đối tác hoặc đẩy từ quan hệ đối tác sang liên minh chiến lược giữa Trung Quốc và Nga là không nhiều”[4,49]. TS Đỗ Minh Cao (Viện Nghiên cứu Trung Quốc) lại có đánh giá về xu hướng phát triển của quan hệ Nga - Trung đầy triển vọng. Trên cơ sở đánh giá quan hệ hai nước đã đạt “đỉnh cao mới” trong năm 2007 [4,47], ông đã khẳng định “quan hệ Nga - Trung sẽ phát triển ổn định và bền vững trong thời gian tới” [4,52]. Khác với hai nhà nghiên cứu trên, Thiếu tướng, PGS, TS Lê Văn Cương (nguyên Viện trưởng Viện chiến lược và khoa học Bộ Công An) lại khẳng định tính bền vững của quan hệ Nga - Trung trong tương lai là không cao “do phải đối phó với Mỹ nên Nga và Trung Quốc phải liên kết với nhau... nên đây là một liên kết lỏng lẻo” [6,104] và “Từ năm 1991 đến nay, Trung Quốc chỉ lợi dụng Nga, mua công nghệ quân sự hiện đại của Nga với giá rẻ... Trung Quốc đặt quan hệ Trung - Nga ở vị trí thấp. Trung Quốc chỉ cần Nga khi Mỹ và EU làm căng với Trung Quốc” [7,188-189].

Nhìn chung trên thế giới hiện nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba xu hướng phát triển của quan hệ Nga - Trung trong tương lai:

Xu hướng thứ nhất, thế giới vẫn đang trong thời kỳ quá độ của một trật tự mới trong đó Mỹ vẫn đang là siêu cường mạnh nhất thế giới và vẫn tìm cách duy trì các biện pháp kiềm chế Nga và Trung Quốc, vì thế nhu cầu hợp tác của Nga và Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục được đề cao, nên trong những năm tới, quan hệ Nga và Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tồn tại trong thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh.

Xu hướng thứ hai, mối quan hệ "Đối tác chiến lược" Nga - Trung Quốc sẽ ngày càng phát triển tốt đẹp hơn, thậm chí họ có thể thực sự trở thành liên minh nếu Mỹ sử dụng sức mạnh cứng với họ. Trong hoàn cảnh đó, Nga và Trung Quốc phải gạt bỏ hoàn toàn những vướng mắc, cản trở vốn có trong quan hệ hai nước để hướng về mối đe doạ từ phía Mỹ.

Xu hướng thứ ba, nếu Trung Quốc mạnh lên vượt Mỹ cả về thực lực cứng cũng như sức mạnh mềm, Mỹ mất đi thế lực trước Trung Quốc, Trung Quốc chế

áp được Đài Loan, hay nói cách khác, khi nhu cầu hợp tác để kiềm chế Mỹ mất đi, thì quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung có thể sẽ bị xói mòn, thậm chí trở thành đối địch, và quan hệ hai nước sẽ giống như quan hệ Nga - Mỹ và Trung - Mỹ hiện nay.

Để đánh giá xu hướng phát triển của một mối quan hệ, ta phải căn cứ vào các yếu tố khách quan và chủ quan cũng như mối tương tác giữa chúng. Quan hệ Nga - Trung từ năm 2001 đến năm 2013 đã phát triển nhanh chóng trên nền tảng những nhân tố thuận lợi cả về chủ quan và khách quan. Nhân tố khách quan chính là sự song trùng về lợi ích quốc tế giữa Nga và Trung Quốc trong việc đối phó với Mỹ, hướng tới thiết lập một trật tự thế giới đa cực. Nhân tố chủ quan là sự song trùng về lợi ích quốc gia trong nhu cầu hợp tác để phát triển và nâng cao vị thế quốc gia. Hai lợi ích trên có sự tương tác lớn, thậm chí có sự quyết định lẫn nhau, sức mạnh và vị thế của hai nước được nâng cao thì tất yếu sẽ quyết định được xu hướng của trật tự thế giới và ngược lại. Do vậy, trong suốt hơn 10 năm qua, chính sự tương tác giữa lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế đã tạo cơ sở quan trọng cho sự phát triển của quan hệ Nga - Trung. Cũng xuất phát từ cơ sở này, có thể khẳng định rằng mối quan hệ Nga - Trung trong tương lai chỉ thay đổi khi hai nước mất đi sự song trùng về lợi ích.

Để dự báo xu hướng phát triển của quan hệ Nga - Trung trong những năm tiếp theo, trước hết cần căn cứ vào yếu tố khách quan với trọng tâm là môi trường thế giới. Mặc dù hiện nay, nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu sa sút do khủng hoảng và chiến tranh, bên cạnh đó, sức mạnh của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ... đang không ngừng được nâng cao, đặc biệt là Trung Quốc khiến thế giới có nói đến quyền lực của một “G-2” Mỹ, Trung Quốc [7,193], về khả năng Trung Quốc vượt Mỹ [19,193]... Tuy nhiên, đánh giá một cách thực chất thì nước Mỹ chưa thể mất đi vị trí cường quốc mạnh nhất, bởi trong khi dân số Mỹ chỉ chiếm 4,6% dân số thế giới thì GDP của nước này lại chiếm 27% [6,101]. Nguồn chi cho khoa học công nghệ của Mỹ chiếm 60% thế giới, chi cho quân sự chiếm 47% của thế giới và chiếm 60% bằng phát minh sáng chế của thế giới

[6,101]. Còn Trung Quốc mặc dù đã được coi là “người khổng lồ thức dậy”, nhưng nếu như năm 2007 nền kinh tế Trung Quốc chuyển dịch từ vị trí thứ 10 thế giới lên vị trí thứ 4 (sau Mỹ, Nhật Bản, Đức), đến năm 2008, Trung Quốc vượt Đức vươn lên vị trí thứ ba của thế giới và đến giữa năm 2010 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản, vươn lên đứng thứ hai thế giới, tuy nhiên, thực chất sức mạnh này của Trung Quốc được coi là không bền [6,103], đặc biệt, Trung Quốc vẫn chỉ là một nước đang phát triển.

Nga tuy có vị trí khiêm tốn về kinh tế (GDP chỉ chiếm 3,2% trong nền kinh tế toàn cầu) [51,114], nhưng Nga lại nắm những con bài chủ chốt của thế kỷ XXI là năng lượng và nước ngọt, đồng thời Nga có một sức mạnh khiến các cường quốc không thể quay lưng, đó là sức mạnh quân sự, tiềm lực hạt nhân. Bên cạnh đó cũng không nên bỏ qua sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc Nga.

Như vậy, hiện tại và trong nhiều thập niên tiếp theo, Mỹ, Trung Quốc và Nga vẫn sẽ là ba quốc gia có vai trò quan trọng nhất trên chính trường quốc tế. Ba nước này sẽ tiếp tục tồn tại trong xu thế cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ thể. Mỹ không muốn hiện thực hóa xu thế đa cực, càng không muốn một Trung Quốc thủ lĩnh toàn cầu, do vậy chiến lược kiềm chế Nga và Trung Quốc của Mỹ chưa thể mất đi, mặc dù Mỹ và Nga đã ký Hiệp ước START-2 về cắt giảm vũ khí chiến lược ngày 8/4/2010, nhưng tháng 6/2009 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ - W.Lin - đã khẳng định “Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc triển khai hệ thống NMD tại Đông Âu, vì Mỹ còn đang tập trung đối phó với những đe dọa từ Iran" [6,104]). Sự phân bố lực lượng và cấu trúc quyền lực thế giới trong nhiều thập niên tiếp theo sẽ vẫn là cánh phía Đông: liên minh Mỹ - Nhật đối phó, kiềm chế Trung Quốc, cánh phía Tây: liên minh Mỹ - EU đối phó và kiềm chế Nga. Thực tế này hiển nhiên vẫn là yếu tố khách quan quan trọng nhất tác động đến quan hệ Nga - Trung.

Xét về yếu tố chủ quan, xuất phát từ những lợi ích chung trong hợp tác và phát triển, nên các thế hệ lãnh đạo của Nga và Trung Quốc (từ B. Yeltsin đến V.Putin và Medvedev của Nga, từ thế hệ lãnh đạo thứ ba đến thế hệ lãnh đạo thứ

năm của Trung Quốc) đều hết sức coi trọng mối quan hệ giữa hai nước. Sau khi nhậm chức năm 2012, Tổng thống V.Putin, tiếp tục thực hiện chính sách "hướng Đông", thúc đẩy quan hệ với châu Á, trong đó đẩy mạnh quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung Quốc trên các lĩnh vực quan trọng, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực năng lượng và quân sự. Việc Tổng thống V.Putin thực hiện chuyến thăm Trung Quốc ngay sau khi nhậm chức, đã chứng minh rõ định hướng đối ngoại của Nga trong việc tiếp tục tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.

Về phía Trung Quốc, trong môi trường quốc tế đầy biến đổi như hiện nay, lãnh đạo Trung Quốc đã xác định rõ những ưu tiên về đối ngoại của mình trong thế kỷ XXI mà ưu tiên số một là giữ vững an ninh khu vực và an ninh toàn cầu [51,109]. Mặc dù ngày càng tự tin với vị thế của mình trên chính trường thế giới, nhưng để tạo đối trọng với Mỹ trên con đường thiết lập một thế giới đa cực thì Trung Quốc không thể thiếu Nga. Xác định rõ điều này, nên trong cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nhà nước vào tháng 6/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định “Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ kiên định chính sách thân thiện với Nga và ưu tiên phát triển quan hệ Nga – Trung” đồng thời, “Bắc Kinh coi Mátxcơva là đối tác hợp tác chiến lược quan trọng nhất”. Sự xác định về đường lối và chiến lược đối ngoại của Nga và Trung Quốc hiện nay đều cho thấy mối quan hệ của họ trong tương lai vẫn đang được thúc đẩy từ hai phía bởi sự trùng lặp về những lợi ích chiến lược giữa hai nước vẫn đang ở chặng đường đầu tiên. Nga vẫn chưa hoàn thành mục tiêu lập lại vị thế của một cường quốc vĩ đại, phục hồi ảnh hưởng trong không gian hậu Xô Viết, vượt qua những xâm phạm của phương Tây, phản đối địa vị thống trị của Mỹ, còn Trung Quốc vẫn đang thực hiện nhiệm vụ chiến lược mà Đặng Tiểu Bình đã đề ra “Bình tĩnh quan sát, củng cố địa vị của mình...bí mật những khả năng của mình và chờ đợi thời cơ thuận lợi, không lộ diện nhưng luôn trong tư thế sẵn sàng hành động” [51,95]. Bắc Kinh và Matxcơva vẫn đang phải đối mặt với những vấn đề: bẻ gãy những công kích và áp lực từ phương Tây, gạt bỏ sự can thiệp vào công việc nội

bộ của họ dưới danh nghĩa bảo vệ nhân quyền, bảo vệ những quyền bất khả xâm phạm của mình và tự trọng dân tộc. Vì thế, cả Trung Quốc và Nga đều đánh giá ý nghĩa đặc biệt quan trọng của việc củng cố, thắt chặt mối quan hệ giữa họ, đặc biệt nhấn mạnh tính chất chặt chẽ, những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ hai nước.

Rõ ràng, nếu trong nhân tố khách quan, yếu tố Mỹ tiếp tục là động lực kết nối Nga và Trung Quốc, thì trong nhân tố chủ quan, sự trùng lặp về lợi ích sẽ tiếp tục là chất xúc tác thúc đẩy cho sự phát triển của mối quan hệ này. Và tất nhiên, sự tương tác giữa yếu tố khách quan và chủ quan sẽ chính là mẫu số chung quyết định tương lai của quan hệ hai nước. Trên cơ sở này, có thể khẳng định, trong nhiều thập kỷ tiếp theo, quan hệ Nga - Trung sẽ không thể phát triển theo xu hướng bị xói mòn vì Trung Quốc vẫn chưa thể phát triển vượt Mỹ, cũng không thể phát triển theo xu hướng trở thành liên minh vì cả Nga và Trung Quốc vẫn coi trọng quan hệ với Mỹ, mà sẽ tiếp tục phát triển trên nền tảng hiện nay và sẽ vận động theo xu hướng: vẫn sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong thế vừa hợp tác, vừa cạnh tranh. Nga và Trung Quốc sẽ tiếp tục gạt bỏ những mâu thuẫn cũng như mọi cản trở để thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược của họ ngày

Một phần của tài liệu Quan hệ Nga – Trung từ năm 2001 đến năm 2013 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)